Xây dựng mô hình cấu trúc vốn động tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Ứng dụng cấu trúc vốn động trong việc xác định cấu trúc vốn hợp lý của các công ty cổ phần tại Việt Nam.pdf (Trang 68 - 70)

Để xây dựng mô hình cấu trúc vốn động tại Việt Nam, cần phải tiến hành các bước sau:

¾ Bước 1: Thu thập dữ liệu

Chúng tôi xây dựng mẫu của chúng tôi gồm các 175 doanh nghiệp được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2005 – 2009. Các dữ

liệu của công ty được chúng tôi thu thập từ báo cáo tài chính. Trong phạm vi của bài nghiên cứu, chúng tôi không xét các công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, bảo hiểm, quỹ đẩu tư. Bởi vì doanh nghiệp trong lĩnh vực này có báo cáo tài chính nói chung và cấu trúc vốn nói riêng khác so với các công ty trong lĩnh vực phi tài chính.

Những quan sát của chúng tôi dựa trên năm tài chính của doanh nghiệp ( tại Việt Nam năm tài chính bắt đầu từ 1/1 và kết thúc 31/12). Mỗi năm chúng tôi thu thập

được 2625 quan sát.

¾ Bước 2: Xác định các nhân tốảnh hưởng đến cấu trúc vốn và cấu trúc vốn mục tiêu của các doanh nghiệp tại Việt Nam

Trước khi đưa ra các nhân tố ảnh hưởng, chúng tôi phải tiến hành xác định cấu trúc vốn của các công ty cổ phần tại Việt Nam qua các năm.

•Nợ dài hạn trên tổng tài sản: chúng tôi chỉ lấy nợ dài hạn có liên quan đến lãi vay đó là chỉ số vay và nợ dài hạn.

•Nợ ngắn hạn trên tổng tài sản: chúng tôi chỉ lấy nợ ngắn hạn có liên quan đến lãi vay đó là chỉ số vay và nợ ngắn hạn.

•Tổng nợ trên tổng tài sản: chỉ số này được tính bằng cách lấy tổng cộng của chỉ số Nợ dài hạn trên tổng tài sản và Nợ ngắn hạn trên tổng tài sản.

•Vốn cổ phần trên tổng tài sản: vốn cổ phần được dựa vào chỉ số Vốn chủ sở

hữu.

Dựa theo lý thuyết kinh kiển, kết hợp bằng chứng thực nghiệm về cấu trúc vốn tại Việt Nam, chúng tôi đã đưa ra các nhân tố chính mà ảnh hưởng rõ ràng đến cấu trúc vốn như lợi nhuận giữ lại; tài sản cố định hữu hình; quy mô công ty; cơ hội tăng trưởng; tính thanh khoản; thuế (tax).

Theo những lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm của các bài nghiên cứu trước,

đây là những nhân tố có tác động cụ thể và rõ ràng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Hơn nữa, dựa vào môi trường thể chế tại Việt Nam, đây là những tố phù hợp cho việc chạy mô hình cấu trúc vốn động.

• Lợi nhuận giữ lại: chúng tôi sử dụng tỷ số ROA để đại diện cho nhân tố lợi nhuận giữ lại. Tỷ số này được tính bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế chia cho tổng tài sản.

• Tài sản cố định hữu hình: được tính bằng cách lấy tài sản cố định hữu hình chia cho tổng tài sản.

• Quy mô công ty: được tính bằng logarit của tổng tài sản.

• Cơ hội tăng trưởng: do hạn chế về mặt số liệu, nên chúng tôi không thể tiến hành tính toán trực tiếp cơ hội tăng trưởng của công ty mà thay vào đó chỉ số này

được dựa trên tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản.

• Tính thanh khoản: tương tự như cơ hội tăng trưởng, chúng tôi không thể tính trực tiếp tính thanh khoản mà phải sử dụng chỉ số tài sản lưu động trên nợ ngắn hạn để đại diện cho chỉ số này.

• Thuế: chúng tôi lấy tỷ suất thuế suất có hiệu lực của công ty bằng cách lấy chỉ số chi phí thuế thu nhập hiện hành chia cho lợi nhuận trước thuế và lãi vay.

Từ các nhân tốđược chọn trong mô hình, chúng ta sẽ tiến hành xác định cấu trúc vốn mục tiêu của các công ty cổ phần tại Việt Nam dựa vào công thức sau:

xkit là nhân tố k tác động đến đòn bẩy của doanh nghiệp i tại thời điểm t ¾ Bước 3: Tiến hành chạy mô hình hồi quy

Trước tiên, chúng tôi tiến hành chạy mô hình hồi quy đưa ra cấu trúc vốn mục tiêu dựa vào phương pháp bình phương bé nhất, và dựa vào thông số R2 và p – value để đánh giá tác động của các nhân tốđến việc điều chỉnh cấu trúc vốn.

Mô hình hồi quy theo phương trình sau:

NDH i,t+1 = (λβ) Xi,t + (1-λ)NDHi,1

NDH: Nợ sổ sách

Cấu trúc vốn mục tiêu βXi,tdựa vào các nhân tố sau: ROA: Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại

Tăng trưởng: Tốc độ tăng tổng tài sản

TSCD: Tỷ lệ tài sản cốđịnh hữu hình trên tổng tài sản

Quy mô: Ln tổng tài sản

Tính thanh khoản: tỷ lệ tài sản lưu động trên nợ ngắn hạn

Thuế: thuế thu nhập doanh nghiệp có hiệu lực

Trong phương trình của mô hình cấu trúc vốn động, chỉ số tốc độ điều chỉnh λ là chỉ số quan trọng nhất cần phải xác định. Do đó dựa vào kiểm định FM, chúng tôi đưa ra ước lượng của tốc độđiều chỉnh cấu trúc vốn của các công ty cổ phần tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Ứng dụng cấu trúc vốn động trong việc xác định cấu trúc vốn hợp lý của các công ty cổ phần tại Việt Nam.pdf (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)