Giai đoạn từ tháng 11 năm 2006 đến nay

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách tỷ giá hối đoáI tới phát triển kinh tế ở việt nam - ĐH Ngoại Thương.pdf (Trang 48 - 52)

II. Giai đoạn từ tháng 3 năm 1989 đến nay (chính sách tỷ giá

5. Giai đoạn từ tháng 11 năm 2006 đến nay

5.1. Tình hình chung

Ngày 7/11/2006, Việt Nam gia nhập tổ chức th-ơng mại thế giới WTO, ngay sau khi hội nhập, thực hiện cam kết tự do hoá dòng vốn n-ớc ngoài khiến cho luồng ngoại tệ ồ ạt đổ vào trong n-ớc gây áp lực lạm phát và sức ép khiến đồng nội tệ lên giá. Tháng 9 năm 2008, khủng hoảng tài chính Mĩ nổ ra bắt đầu cho cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới ảnh h-ởng đến nhiều mặt của nền kinh tế Việt Nam. Tình hình kinh tế có những diễn biến phức tạp buộc Ngân hàng Nhà n-ớc phải có những thay đổi trong việc điều hành chính sách tỷ giá hối đoái.

5.2. Chính sách tỷ giá và những tác động đến nền kinh tế

Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, chính sách tỷ giá có những thay đổi đầu tiên vào ngày 31/12/2006 với việc điều chỉnh biên độ dao động của tỷ giá từ ±0,25% lên ±0,5%. Tuy nhiên, sự nới rộng biên độ lại không có tác động tăng tỷ giá nh- những giai đoạn tr-ớc mà thậm chí tỷ giá trong những tháng đầu năm 2007 còn giảm 0,33%. Điều này đ-ợc giải thích bởi sự d- cung USD. Tự do hoá dòng vốn sau khi gia nhập WTO cùng với nền kinh tế tăng tr-ởng cao đã thu hút một l-ợng lớn vốn đầu t- n-ớc ngoài vào Việt Nam (Bảng 14). Năm 2007, vốn FDI vào Việt Nam đạt 21,3 tỷ USD và 6 tháng đầu năm 2008, luồng vốn này đã tăng mạnh đạt tới 31,6 tỷ USD. Để neo tỷ giá, Ngân hàng Nhà n-ớc đã tung ra hơn 145 nghìn tỷ đồng để mua ngoại tệ và thực hiện biện pháp trung hoà nh- phát hành tín phiếu kho bạc nhà n-ớc bắt buộc rút hơn 90 nghìn tỷ đồng. Nh- vậy tổng l-ợng tiền đ-ợc đ-a thêm vào l-u thông là 55 nghìn tỷ đồng, tăng 34,9% so với cuối năm

http://svnckh.com.vn 49 2006. Điều này đã góp phần tạo nên lạm phát tiền tệ và đẩy lạm phát ở Việt Nam lên mức cao hai con số, năm 2007, lạm phát ở mức 12,7%.

Mặt khác, do thực hiện chính sách nhằm mục đích để đồng Việt Nam không bị lên giá mạnh cũng đã khiến cho giá hàng nhập khẩu mà chủ yếu là thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất khá cao, từ đó khiến cho chi phí sản xuất hàng hoá trong n-ớc tăng mạnh, gây ra lạm phát chi phí đẩy. Có thể nói chính sách tỷ giá lúc này lại giúp nhập khẩu lạm phát vào Việt Nam.

Bảng 14: Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô giai đoạn 2006-2008

Chỉ tiêu 2006 2007 2008

(9 tháng đầu năm) Tốc độ tăng GDP (%) 8,2 8,5 6,52

Lạm phát (%) 6,6 12,7 27,9

FDI (tỷ USD) 10,2 21,3 57

Cán cân th-ơng mại (% GDP) -8,8 -17,5 -17 Cán cân tài khoản vãng lai -0,3 -9,85 -7,4 Dự trữ ngoại tệ (tỷ USD) 11,5 21,9 22,3

Nguồn:Nguyễn Minh D-ơng, luận văn thạc sỹ:"Giải pháp điều hành chính sách tỷ giá ở Việt Nam", 2008

B-ớc sang năm 2008, tỷ giá biến động khác hẳn so với những năm tr-ớc, tỷ giá biến động nhiều hơn, chênh lệch giữa giá USD trên thị tr-ờng tự do và thị tr-ờng ngân hàng lúc mang dấu âm, lúc mang dấu d-ơng và chênh lệch khá lớn.

Từ tháng 10/2007 đến tháng 4/2008, mặc dù có sự can thiệp nhằm thực hiện chính sách đồng Việt Nam yếu nh-ng sau khi điều chỉnh biên độ dao động lên 0,75% và 1%, do tình trạng d- cung USD tiếp tục kéo dài nên VND vẫn lên giá 1,2% (tỷ giá danh nghĩa). Trong 5 tháng đầu năm 2008, kim ngạch xuất khẩu là 23,39 tỷ USD, tăng 27,2% so với cùng kỳ năm 2007 trong khi kim ngạch nhập khẩu là 37,81 tỷ USD, tăng 67,% so với cùng kỳ năm 2007. Khoảng thời gian này, Việt Nam đã nhập siêu tới 14,4 tỷ USD.

Tiếp sau sự giảm giá của USD, đến giữa năm 2008, lạm phát cao đã gây ra tâm lý bất ổn cho ng-ời dân, từ đó khiến l-ợng cầu USD tăng mạnh và đẩy tỷ giá lên cao. Tháng 6/2008, các biện pháp quản lý hoạt động ngoại hối đ-ợc siết chặt cùng với việc biên độ dao động của tỷ giá đ-ợc điều chỉnh từ 1% lên ±2% đã làm dịu bớt sự căng thẳng và

http://svnckh.com.vn 50 tăng tính ổn định cho thị tr-ờng tài chính. Đây là lần thứ ba liên tiếp Ngân hàng Nhà n-ớc mở rộng biên độ giao dịch trong khoảng thời gian ngắn cuối 2007, đầu 2008.

Cuối năm 2008, khi khủng hoảng tài chính Mỹ nổ ra và ảnh h-ởng lan rộng trên toàn thế giới, FED liên tục cắt giảm lãi suất đồng USD.Tr-ớc tình hình đó, biên độ tỷ giá tiếp tục đ-ợc điều chỉnh từ ±2% lên ±3%vào tháng 11/2008 và đến tháng 3 năm 2009 thì biên độ tỷ giá đ-ợc nới rộng lên ±5% với mục tiêu là hỗ trợ xuất khẩu, kiểm soát nhập siêu, hạn chế tâm lý kỳ vọng tỷ giá tăng cao, tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động xây dựng ph-ơng án sản xuất kinh doanh ổn định, góp phần chống suy giảm kinh tế. Ngay sau khi nới rộng biên độ, tỷ giá đã tăng mạnh. Tỷ giá trên thị tr-ờng tự do có lúc lên tới 18.000 VND/USD. Mặc dù tỷ giá tăng mạnh nh-ng do suy giảm kinh tế thế giới nên hoạt động xuất khẩu vẫn giảm, xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2009 đạt 22,9 tỷ USD, giảm 6,8% so với cùng kỳ năm tr-ớc.

Từ tháng 3 năm 2009 đến hiện tại, thị tr-ờng ngoại tệ trở nên căng thẳng do cầu về USD tăng mạnh, tuy nhiên chính sách tỷ giá lúc này lại ch-a có sự điều chỉnh mạnh mẽ. Chính sách quản lý ngoại hối mới tập trung vào điều chỉnh các hoạt động của NHTM mà ch-a có tác động gì đến các doanh nghiệp xuất khẩu có ngoại tệ nên sự thiếu cung trên thị tr-ờng ngoại tệ không đ-ợc giải quyết. Do vậy, các ngân hàng th-ơng mại cũng nh- các doanh nghiệp nhập khẩu gặp phải khó khăn trong việc mua ngoại tệ, ảnh h-ởng tới nhập khẩu, đặc biệt là nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, từ đó tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong n-ớc. Mặt khác sự bất ổn về tỷ giá này cũng có thể gây ra tâm lý lo ngại cho nhà đầu t- n-ớc ngoài, hạn chế nguồn vốn đầu t- vào Việt Nam.

5.3. Đánh giá chung.

Sự nới rộng biên độ tỷ giá liên tục trong giai đoạn này là hợp lý vì lúc này nền kinh tế Việt Nam đã mở cửa rộng hơn và hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, đòi hỏi sự quản lý tỷ giá khách quan và linh hoạt hơn với thị tr-ờng, đồng thời sự nới rộng biên độ này cũng phù hợp với việc lựa chọn chế độ tỷ giá thích hợp phản ứng với cơn sốc đến từ thị tr-ờng thế giới mà cụ thể là khủng hoảng tài chính Mỹ kéo theo sau nó là khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Tuy nhiên việc điều chỉnh biên độ dao động tỷ giá trong giai đoạn này có lúc ch-a đúng thời điểm và ch-a thực sự chủ động, thể hiện ở mỗi khi có điều chỉnh biên độ tỷ giá thì tỷ giá trên thị tr-ờng đột ngột tăng mạnh. Điều này đã ảnh h-ởng đến các

http://svnckh.com.vn 51 chính sách kinh tế vĩ mô khác nh- giai đoạn cuối năm 2006, đầu năm 2007, việc chậm trễ trong điều chỉnh tỷ giá đã dẫn đến sự d- cung ngoại tệ quá lớn trên thị tr-ờng ngoại hối và gây ra sự bị động cho chính sách tiền tệ kiểm soát lạm phát.

Bên cạnh đó, công tác quản lý hoạt động ngoại hối vẫn còn có một số bất cập, đôi khi công tác quản lý ngoại hối không đ-ợc quan tâm đúng mức, đặc biệt là trong nửa đầu năm 2009. Mặc dù có chính sách quản lý ngoại hối tích cực song việc kiểm soát thực hiện chính sách lại buông lỏng khiến thị tr-ờng ngoại tệ chợ đen vẫn phát triển. Thêm nữa, quản lý ngoai hối thời gian gần đây mới chỉ tập trung vào một phía các ngân hàng mà ch-a tác động vào các doanh nghiệp nên gây khó khăn trong việc thu hút ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng. Cung cầu ngoại tệ ch-a đ-ợc điều tiết thoả đáng đã khiến tỷ giá có những biến động thất th-ờng. Sự bất ổn trong tỷ giá cũng nh- yếu kém trong quản lý đã làm tăng tình trạng găm giữ ngoại tệ, tăng mức độ Dollar hóa trong nền kinh tế, tích tụ những yếu tố tiềm ẩn gây bất ổn kinh tế.

Có thể thấy chính sách tỷ giá thời gian qua dù mục tiêu đúng đắn nh-ng do phản ứng ch-a thật nhanh nhạy và cơ chế quản lý thực hiện ch-a tốt nên ch-a phát huy đ-ợc tác dụng.

http://svnckh.com.vn 52

Ch-ơng 3 : Một số bài học và kiến nghị trong việc hoạch định và thực thi chính sách tỷ giá hối đoái cho mục tiêu phát triển kinh tế ở Việt

Nam

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách tỷ giá hối đoáI tới phát triển kinh tế ở việt nam - ĐH Ngoại Thương.pdf (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)