Nâng cao năng lực tài chính của công ty

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu của Công ty cổ phần Công trình Đường thuỷ - Vinawaco.doc (Trang 68 - 73)

Để có thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì bất kỳ công ty nào cũng cần có vốn. Có vốn công ty mới có thể đầu tư cho nguồn nhân lực, đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, tiến hành thực hiện dự án. Do đó, công ty cần có cách chính sách thu hút các nguồn vốn. Để thu hút được nhiều vốn, đặc biệt là đối với công ty cổ phần, cần sử dụng có hiệu quả những nguồn vốn trong lịch sử. Qua quá trình hoạt động và sản xuất kinh doanh, nguồn vốn của Công ty cổ phần công trình đường thuỷ đã ngày càng được phát triển và sử dụng có hiệu quả tạo ra lợi nhuận hàng năm cho công ty. Tuy nhiên, qua nghiên cứu và tìm hiểu, để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của toàn công ty cũng

SV thực hiện: Phạm Thị Hạnh_CQ470921_Đầu tư 47B

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

như nâng cao khả năng thắng thầu thì việc nâng cao năng lực tài chính của Công ty là rất cần thiết. Một số biện pháp có tính chất định hướng cho việc nâng cao năng lực tài chính như sau:

Nâng cao chất lượng công tác đánh giá, lựa chọn dự án đầu tư

Trong quá trình lựa chọn dự án để tham dự thầu, công ty cần xem xét, cân nhắc một cách kỹ lưỡng trước khi quyết định tham dự thầu. Công ty chỉ tham dự những gói thầu có thể đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu nhưng đồng thời nó cũng phải mang lại lợi ích kinh tế cho công ty. Công ty cần cân nhắc giữa các chi phí và doanh thu có được, từ đó quyết định tham gia đấu thầu hay không. Nếu thấy không phù hợp thì không nên tham gia tránh lãng phí cả thời gian, chi phí và sức lực mà không mang lại lợi ích nào. Nếu thắng thầu cần cố gắng thực hiện cho đúng tiến độ công trình, khắc phục những khó khăn để dự án theo đúng thời gian quy định, tránh kéo dài sẽ tăng chi phí không có lợi cho Công ty.

Công ty cần tiến hành kiểm kê, rà soát lại tài sản, thanh lý, nhượng bán những tài sản không sưu dụng đến để thu hồi vốn

Hiện nay trong các kho của Công ty còn tồn đọng lại những vật liệu, dụng cụ sản xuất không còn dùng đến. Do đó Công ty cần tiến hành phân loại để thanh lý nhượng bán, thu hồi vốn. Kinh nghiệm thanh lý, nhượng bán vật liệu, dụng cụ tồn đọng là Công ty nên bán theo từng lô hàng và không bán thấp hơn giá trị ghi trong sổ sách kế toán.

Xác định nhu cầu vốn và tăng cường khả năng huy động các nguồn vốn để đáp ứng các hoạt động của Công ty

Trong nền kinh tế thị trường, hiệu quả sử dụng vốn luôn được đặt lên hàng đầu, đem lại lợi ích cho người sở hữu nó và đồng thời để làm bất kỳ công việc gì thì cũng cần có vốn dù ít hay nhiều tuỳ thuộc từng công việc. Do đó trong mỗi thời kỳ, Công ty cấn xác định được nhu cầu sử dụng vốn là như thế nào đồng thời có kế hoạch huy động đủ, kịp thời số vốn cần thiết. Các hình thức huy động vốn mà công ty có thể áp dụng:

Huy động vốn qua các ngân hàng và các tổ chức tín dụng: Công ty cấn xây dựng và củng cố mối quan hệ của mình với các ngân hàng và các tổ chức tín dụng cho vay vốn. Công ty có thể vay được các khoản vốn trung và dài hạn với lãi suất ưu đãi từ các

SV thực hiện: Phạm Thị Hạnh_CQ470921_Đầu tư 47B

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

ngân hàng cho van vốn như Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Tuy nhiên để vay được từ các nguồn này phải có thế chấp và chấp nhận chi phí trả lãi làm tăng chi phí hoạt động của Công ty.

Tham gia liên danh với các công ty khác. Đây là một hình thức và phổ biến, nhất là khi công ty tham gia những gói thầu có giá trị lớn đòi hỏi tiềm lực tài chính lớn mạnh.

- Ngoài ra có kênh huy động vốn trên thị trường chứng khoán. Đây là kênh huy động ngày càng trở nên phổ biến và khá hiệu quả mà công ty cần nghiên cứu tham gia thị trường trong thời gian tới.

Sử dụng hiệu quả nguồn vốn hiện có

Thứ nhất, Công ty cấn đảm bảo đủ vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh và

đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh được thực hiện thông qua các nhiệm vụ:

- Xây dựng kế hoạch sản xuất, kế hoạch tài chính, vốn lưu động và kế hoạch chi phí lợi nhuận cho các đơn vị, hàng tháng có tổ chức kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, nếu không thực hiện được, phải tìm ra được nguyên nhân và đưa ra các biện pháp khắc phục kịp thời.

- Sửa đổi, bổ sung quy chế tài chính, phân cấp quản lý tài chính cho các đơn vị trực thuộc phù hợp với các yêu cầu cụ thể của từng đơn vị.

- Xây dựng chiến lược ngắn, trung và dài hạn về vốn, đảm bảo đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư của Công ty. Thực hiện quản lý tốt nguồn vốn trong đầu tư tránh thất thoát, dàn trải, đảm bảo kế hoạch vay và trả nợ đúng hạn.

- Thực hiện triệt để phân cấp quản lý tài chính, quy định rõ trách nhiệm của các đơn vị trực thuộc Công ty để phát huy tính năng động, sáng tạo nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng vốn của các đơn vị trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Thực hiện tốt công tác mua bán vật tư, nguyên vật liệu sử dụng trong thi công, giải quyết dứt điểm những vật tư tồn đọng, không còn sử dụng được.

Thứ hai, quản lý chặt chẽ các khoản thu – chi trong Công ty. Cụ thể là:

- Tăng cường công tác hạch toán kịp thời và chính xác làm cơ sở để kiểm tra, quản lý các chi phí theo kế hoạch giá thành. Xây dựng đơn giá nội bộ và áp dụng các biện pháp về khoán chi phí. Với các công trình trúng thầu cần xây dựng giá thành theo

SV thực hiện: Phạm Thị Hạnh_CQ470921_Đầu tư 47B

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

giá trúng thầu để khoán cho các xí nghiệp bằng hợp đồng giao khoán với mức hạ giá thành và lợi nhuận cụ thể. Với các công trình chưa có dự toán thì xây dựng định mức đơn giá cụ thể để khoán chi phí.

- Rà soát và hoàn thiện phân cấp quản lý mua sắm vật tư một cách cụ thể và minh bạch cho các đơn vị trực thuộc.

- Hoàn thiện định mức sử dụng vật tư và nguyên vật liệu nội bộ để quản lý cấp phát theo quy định thống nhất trong toàn công ty. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hàng quý tiến hành kiểm tra và quyết toán vật tư.

Thứ ba, tăng cường công tác thu hồi vốn, thu hồi công nợ nhằm tăng cường vòng

quay của vốn và có kế hoạch trả nợ.

- Công ty cần đối chiếu, lập biên bản xác nhận nợ, thống nhất thời hạn thanh toán từng khoản nợ. Đối với các khoản phải thu, cần phân loại rõ nợ có khả năng thu hồi, nợ quá hạn đồng thời có biện pháp xử lý theo cơ chế tài chính hiện hành. Các khoản nợ phải thu cần cân nhắc giữa kết quả thu nợ và chi phí để thu nợ, tránh tình trạng chi phí thu nợ lớn hơn nhiều lần so với số nợ thu được.

- Đối với các khoản nợ phải trả, Công ty cần xây dựng kế hoạch và lộ trình thanh toán cả gốc lẫn lãi (nếu có). Các khoản Công ty cần thanh toán, nên xếp theo thứ tự ưu tiên thanh toán: thanh toán cho các khoản tiền lương và có tính chất như tiền lương cho người lao động, nộp các khoản thuế cho ngân sách nhà nước, nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, sau đó đến các khoản thanh toán khác. Với các doanh nghiệp mà nhất là các doanh nghiệp xây dựng, các khoản cần thanh toán thì lớn trong khi khả năng tài chính lại có hạn, do đó kế hoạch thanh toán là rất quan trọng, nó giúp cho doanh nghiệp chủ động trong việc thanh toán các phải phải trả.

Thường xuyên tiến hành kiểm tra tình hình tài chính của Công ty.

- Định kỳ hàng quý công ty sẽ tiến hành kiểm tra tình hình tài chính của các đơn vị trực thuộc thông qua các báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán, các quyết toán quý… Phòng tài chính - kế toán sẽ có trách nhiệm kiểm tra, xem xét các thông tin có phù hợp với sổ sách của phòng hay không, nếu có sai sót thì cần kiểm tra lại và sửa chữa cho phù hợp.

SV thực hiện: Phạm Thị Hạnh_CQ470921_Đầu tư 47B

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

- Đối với cơ quan quản lý cấp trên theo định kỳ sẽ xuống kiểm tra tuỳ theo thời gian quy định. Nếu có sai sót, Tổng giám đốc công ty sẽ chịu trách nhiệm trước cơ quan cấp trên.

- Công ty cổ phần Công trình Đường thuỷ là Công ty mới tiến hành cổ phần hoá xong trong năm 2007, nhưng nguồn vốn của Công ty chưa thực sự lớn mạnh và ổn định. Một trong các giải pháp giúp công ty huy động thêm được vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trong tương lai là huy động vốn trên thị trường chứng khoán. Để thành công khi tham gia thị trường chứng khoán, Công ty phải chứng minh được hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Vậy để công ty tham gia thành công trên thị trường chứng khoán Công ty cần phải:

- Tự kiểm kê, đánh giá đúng tài sản hiện có của Công ty: Trong quá trình hoạt động Công ty có nhiều loại tài sản khác nhau, do đó cần kiểm kê, kiểm soát chặt chẽ về số lượng cũng như chất lượng, đánh giá đúng giá trị các loại tài sản qua đó đánh giá được giá trị thực sự của doanh nghiệp. Đây là yếu tố đầu tiên để các nhà đầu tư yên tâm đầu tư vào Công ty.

- Phải lành mạnh tình hình tài chính của Công ty: Để làm được công việc này Công ty cần tiến hành thanh lý, nhượng bán những tài sản không sử dụng đến để thu hồi lại vốn; với các khoản phải thu, cần đối chiếu, xác nhận, có biện pháp xử lý theo cơ chế quản lý tài chính hiện hành; với các khoản phải trả thì có kế hoạch trả nợ; tính toán chi phí dở dang theo quy định; rà soát việc trích các khoản dự phòng giảm giá đầu tư tài chính, dự phòng trợ cấp mất việc...tất cả các công việc đó nhằm làm lành mạnh hoá tài chính doanh nghiệp

- Không ngừng nâng cao tỷ suất lợi nhuận: Khi đầu tư trên thị trường chứng khoán các nhà đầu tư quan tâm đầu tiên đến việc hoạt động của Công ty có hiệu quả hay không. Điều này được thể hiện ở tỷ suất lợi nhuận mà có hai chỉ tiêu chính là tỷ suất giữa lợi nhuận với nguồn vốn kinh doanh và tỷ suất giữa lợi nhuận với doanh thu thuần. Chỉ tiêu tỷ suất giữa lợi nhuận với nguồn vốn kinh doanh cho biết trong một đồng vốn kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Còn chỉ tiêu tỷ suất giữa lợi nhuận với doanh thu thuần cho biết một đồng doanh thu làm ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Các chỉ

SV thực hiện: Phạm Thị Hạnh_CQ470921_Đầu tư 47B

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu của Công ty cổ phần Công trình Đường thuỷ - Vinawaco.doc (Trang 68 - 73)