Tình hình xuất nhập khẩu hàng gia công sang thị trường châu âu:
Bảng 2.2: thị trường gia công quốc tế
Đơn vị tính: chiếc
Thị trường Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Số lượng Tỷ trọng(%) Số lượng Tỷ trọng(%) Số lượng Tỷ trọng(%)
Châu Âu 6,106,534 37,10 6,876,215 42,39 7,952,758 45,47
Châu Mỹ 8,698,997 52,86 7,756,948 47,82 7,792,531 44,56
Châu Á 1,302,102 7,91 1,532,675 9,45 1,685,237 9,64
Khác 350,514 2,13 55,516 0,34 57,841 0,33
Tổng 16,458,147 100,00 16,221,354 100,00 17,488,367 100,00
Qua bảng trên ta nhận thấy rằng nhìn chung 1 thị trường châu âu và châu mỹ vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị hàng gia công quốc tế của công ty. Tuy nhiên trong các năm từ 2008 đến năm 2010 thì tỷ trọng hàng gia công ở châu âu tăng từ 37,10% lên 45,47%. Ngược lại với xu hướng đó thì thị trường châu mỹ giảm từ 52,86% xuống còn 44,56%. Tạo thế cân bằng ở 2 thị trường này. Còn lại là thị trường châu á chiếm trung bình chỉ 8,5%. Còn lại, với tỷ trọng khá nhỏ chưa đầy 1% là của thị trương châu phi và châu úc ( thị trường khác). Qua đó, ta cũng nhận thấy rằng khách hàng chính của công ty đều từ châu âu và châu mỹ.
Công ty may Nhà Bè chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng may như jacket và áo khoác các loại, quần các loại. Cơ cấu mặt hàng dệt may xuất khẩu của Công ty được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.3 : số lượng và trị giá hàng gia công sang thị trường châu âu.
LOẠI HÌNH GIA CÔNG
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
trị giá tỷ trọng trị giá tỷ trọng trị giá tỷ trọng
1. jacket và áo
khoác các loại 24,552,133 49.86% 57,518,042 65.37% 37,205,364 58.07% 2. sơmi các loại 3,293,718 6.69% 5,755,072 6.54% 5,609,932 8.76% 3. quần các loại 12,110,580 24.59% 17,868,057 20.31% 15,340,842 23.94% 4. bộ quần áo VEST 6,614,969 13.43% 586,533 0.67% 61,315 0.10% 5. áo VEST - 0.00% 155,253 0.18% 674,831 1.05% 6. váy 2,283,861 4.64% 4,951,214 5.63% 4,397,868 6.86% 7. đầm 170,549 0.35% 1,073,027 1.22% 765,648 1.19% 8. tái xuất 215,839 0.44% 79,401 0.09% 19,157 0.03%
Được biểu thị ở đồ thị dưới:
Mặt hàng “Jacket và áo khoác các loại”:
Đây là mặt hàng có trị giá xuất khẩu lớn nhất trong kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Loại hàng này được khách hàng Anh tiêu dùng nhiều nhất:
1. jacket và áo khoác các loại 1,251,236 24,552,133
Anh 1,106,425 21,188,103
Khách hàng từ Anh luôn chiến tỷ lệ trên 80% nhu cầu sản phẩm này. Còn lại là các nước khác như: Bỉ, Đức, Tây Ban Nha, Hà Lan,…chiếm chưa đầy 20% nhu cầu. Trị giá sản xuất xuất khẩu “ Jacket và áo khoác các loại” khá ổn định luôn ở mức trung bình gần 40 triệu USD trong 3 năm qua. Trong các năm từ năm 2008 đến năm 2009 thì nhu cầu về mặt hàng này không ngừng tăng lên. Trong năm 2008 chỉ ở mức 24,552,133 chiếm 49.86% nhưng đến năm 2009 lại tăng trưởng rất cao với trị giá 57,518,042 chiếm 65,37%, so với năm 2008 thì đã tăng tới 15,51%. Tuy nhiên trong năm 2010 thì có giảm mạnh còn chỉ còn 37,205,364 chiếm 58,07%, giảm 7,31% so với cùng kỳ năm 2009.
Mặt hàng “quần các loại”:
Đây là mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn hai trong kim ngạch xuất khẩu của
Công ty. Năm 2008 trị giá hàng gia công là 12,110,580 USD chiếm hơn 24%. Tuy
nhiên, trong các năm tiếp theo thì trị giá của các mặt hàng này lại giảm, trong năm 2009 là 17,868,057 USD chiếm 20.31%, năm 2010 là 15,340,842 chiếm 23.94% có tăng trên 3% so với năm 2009 và xấp xỉ bằng năm 2008.
Các mặt hàng còn lại như áo thun, váy, đầm, áo vest, sơmi các loại, bộ quần áo VEST, tái xuất. Thị phần trong kim ngạch xuất nhập khẩu hàng gia công của công ty còn khá ít, chiếm chưa tới 20% trong tổn giá trị.
Tóm lại, qua phân tích số liệu ta thấy nhu cầu và thị hiếu đối với hàng may mặc trên thế giới ngày càng cao, đặc biệt là thị trường tiêu dùng Anh. Bên cạnh đó các nước khác trong châu Âu cũng là thị trường có nhu cầu nhập khẩu lớn hàng dệt may của Việt Nam. Tuy nhiên Công ty chỉ mới đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng sang thị trường Anh. Do đó cần phải đánh giá hoạt động xuất khẩu sang thị trường này để có thể thấy được tiềm năng của thị trường các nước châu Âu và đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này.