Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh:

Một phần của tài liệu Nâng Cao Hiệu Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu Hàng Gia Công Sang Thị Trường Châu Âu Của Tổng Công Ty Cổ Phần May Nhà Bè .doc (Trang 33)

2.2.2.1 Nhĩm chỉ tiêu về doanh thu:

Hiệu quả sử dụng tài sản cố định:

Tài sản cố định là một trong những yếu tố quan trọng cĩ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Chính vì vậy mà chúng ta phải phân tích tính hiệu quả của sử dụng tài sản cố định để từ đó có được các hướng mà sử dụng hiệu quả tài sản cố định trong công ty.

Được thể hiện ở công thức dưới:

Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản bình quân cố định của công ty tham gia vào

quá trình sản xuất và kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần cho công ty. Tỷ số này càng cao thì chứng tỏ chất lượng công tác quản lý và sử dụng tài sản cố định của công ty càng tốt và ngược lại.

Qua công thức ta cũng có bảng tính sau:

NĂM 2010

Doanh Thu Thuần 1,750,238,221,283

Hiệu Quả Sử Dụng Tài Sản Cố Định 0.44

Tỷ lệ này cho ta thấy cứ 1 đồng nguyên giá tài sản cố định bình quân thì tạo ra 0.44 đồng doanh thu thuần cho công ty. Chỉ số này nói lên rằng trong năm qua thì công tác quả lý sử dùng tài sản cố định của công ty đã rất tốt. Tài sản cố định được sử dụng có hiệu quả.

Hiệu quả sử dụng vốn cố định:

Hay còn gọi là số vòng quay vốn cố định nhằm đo lường hiệu quả của việc sử dụng vốn cố định. Chỉ số này nói lên rằng một đồng vốn cố định sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ. Được thể hiện qua công thức:

Dựa vào công thức và số liệu trên ta có được bảng sau:

Qua bảng đó ta thấy được rằng việc sử dụng vốn cố định của công ty rất tốt. 1 đồng vốn cố định của công ty bỏ ra cho được 12.84 đồng doanh thu. Mặt khác qua đó ta cũng thấy được rằng tốc độ quay vòng vốn kinh doanh của công ty là rất lớn.

2.2.2.2 Nhĩm chỉ tiêu về lợi nhuận:Hiệu quả sử dụng lao động: Hiệu quả sử dụng lao động:

Lao động là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Chính vì vậy mà chúng ta cần xem xét tính hiệu

NĂM 2010

Doanh Thu Thuần 1,750,238,221,283

Vốn Cố Định Bình Quân 131,609,766,636 Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Cố Định 12.84

quả trong việc sử dụng nguồn nhân lực tại công ty hiện nay và xem xét mức độ ảnh hưởng của nguồn nhân lực lên kết quả hoạt đông sản xuất và kinh doanh của công ty.

Được thê hiện qua công thức: ( năng suất lao động)

Ơû đây doanh thu thuần là doanh thu mà công ty thu được qua bán hàng hóa hay dịch vụ cho khác hàng của mình mà không tính các khoản thu khác như: tài chính,

chênh lệch tỷ giá,…. chỉ tiêu

này cho ta biết được một

người lao động tham gia vào các công việc trong công ty thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ số này càng cao chứng tỏ công ty đã sử dụng nhân viên có hiệu quả và công tác quản lý tốt.

Dựa vào công thức trên ta sẽ có bảng tính hiệu quả lao động của nhân viên (người/năm) dựa vào doanh thu của công hàng gia công trong công ty.

Năm 2008 2009 2010

Doanh Thu 49,241,649 87,986,599 64,074,957 Hiệu Quả Sử Dụng Lao Động 7,586.14 14,223.50 11,536.72

Đánh giá: nhìn vào bảng trên thì ta thấy rằng doanh thu trong 2009 cao hơn năm 2008 và năm 2010. Nên mức độ sử dụng lao động năm 2009 là hiệu quả nhất trong 3 năm 2008-2010. Hay nói cách khác năng suất lao động trong năm 2009 là vượt trội hơn các năm 2008 và 2010. Nguyên nhân do năm 2008 là năm mà công ty chịu ảnh hưởng của khủng khoảng kinh tế thế giới, các nước khu vực châu âu bị khủng hoảng nặng nên việc ký các hợp đồng gia công là rất khó khăn khi mà nhu cầu của người tiêu dùng giảm mạnh do giá cả tăng cao, thất nghiệp,…. Đồng thời công nhân viên trong công ty cũng nghỉ việc khá nhiều do giá cả trên thành phố tăng cao mà lương cũng chưa tăng kịp, thêm vào đó là ở các tỉnh lẻ cũng mọc lên các khu công nghiệp may kéo công nhân về đó làm. bước sang năm 2009 thì tình hình nền kinh

tế có vẻ ổn định hơn và đang trong quá trình hồi phục trở lại nên công ty cũng có nhiều hợp đồng hơn đồng thời biến động về nhân lực trong công ty cũng ít hơn trong năm 2008, công nhân được tăng lương cao hơn nên thu hút nhưng công ty lại chuyển chiến lước sang kinh doanh nên tình hình công nhân ít làm mặt hàng này ít lại, do đầu tư thêm máy móc thiết bị hiện đại nên năng suất của công nhân tăng cao hơn hẳn. Tiếp đến năm 2010 thì lượng công nhân trong công ty giảm mạnh, thêm vào đó tình hình thế giới có nhiều bất ổn nên các đơn hàng tù phía khách hàng không thường xuyên mà làm doanh thu giảm, công nhân nghỉ việc nhiều nên năng suất của công ty giảm so với năm 2009.

Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ( sức sinh lợi của vốn kinh doanh): hay cịn gọi số vịng luân chuyển tồn bộ vốn:

Chỉ tiêu này cho ta biết một đồng vốn bình quân bỏ vào sản xuất kinh doanh trong kỳ sẽ tạo bao nhiêu đồng doanh thu thuần cho công ty. Mức doanh thu mà công ty đem về được có đủ để bù đắp cho vốn mà công ty đã bỏ ra hay không và tốc độ quay của số vốn đó.

Được thể hiện qua công thức:

Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh năm 2010:

Qua tính

toán ta thấy hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty là 1,37 điều này có nghĩa là công ty hiện đang sử dụng vốn kinh doanh co hiệu quả. Sau hơn 1 chu kỳ kinh doanh là công ty có thể mang lại lợi nhuận cho công ty rồi.

2.2.2.3 Nhĩm chỉ tiêu về chi phí:Hiệu quả sử dụng chi phí: Hiệu quả sử dụng chi phí:

chi phí là một phạm trù kinh tế quan trọng gắn liền với sản xuất và lưu thông hành hóa. Đó là những hao phí lao động xã hội được biểu hiện bằng tiền trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty. Chi phí của công ty là tất cả các chi phí gắn liền với công ty trong quá trình hình thành, tồn tại và hoạt động từ khâu mua nguyên liệu, tạo ra sản phẩm đến khi tiêu thụ nó. Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí bỏ ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ sẽ đem lại cho công ty bao nhiêu đồng doanh thu. Thông qua chỉ tiêu này thì công ty có thể nhận thấy được chi phí mà công ty bỏ ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ có thể đem lại hiệu quả kinh doanh hay không. Từ đó có thể đề ra các biện pháp làm giảm chi phí xuống để tăng doanh thu lên góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Và được thể hiện qua công thức:

NĂM 2008 2009 2010

Doanh Thu Thuần 1,241,812,531,976 1,300,796,571,457 1,750,238,221,283

Doanh Thu Thuần 1,750,238,221,283 Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Kinh Doanh 1.37

Tổng Chi Phí 1,201,244,872,063 1,269,077,324,585 1,702,066,445,390

Hi u Qu S D ng Chi Phíệ ả ử ụ 1.034 1.025 1.028

Dựa vào bảng thống kê ta thấy năm 2008 thì tốn 1.034 đồng chi phí thì công ty mới tạo ra được 1 đồng doanh thu. Trong khi đó thì năm 2009 thì công ty chỉ tốn có 1.025 đồng chi phí để tạo ra 1 đồng doanh thu. Nguyên nhân là do trong năm 2008 thì tình hình khủng hoảng kinh tế diễn ra ở châu âu, giá cả leo thang 1 cách bất thường nên đẩy chi phí gia công các hớp đồng gia tăng. Đến năm 2010 thì chi phí cho 1 đồng doanh thu có sự gia tăng 1 ít lên 1.028. điều này cũng khá hợp lý khi mà chính phủ tăng lương cơ bản, giá xăng dầu tăng cao đẩy chi phí, giá cả nguyên vật liệu, vận chuyển tăng theo. Tuy nhiên xét cho cùng thì hiệu quả sử dụng chi phí qua 3 năm nhìn chung ít có sự thay đổi lớn. Điều này cho thấy được sự kiểm soát và dự báo chi phí của công ty là rất tốt.

 Bảng tóm tắt các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh năm 2010:

NĂM 2010

Doanh Thu Thuần 1,750,238,221,283

Nguyên Giá Bình Quân Tài Sản Cố Định 3,948,292,999,083

Vốn Cố Định Bình Quân 131,609,766,636

Tổng Chi Phí 1,702,066,445,390

Hiệu Quả Sử Dụng Tài Sản Cố Định 0.44

Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Cố Định 12.84

Hiệu Quả Sử Dụng Lao Động 11,536.72

Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Kinh Doanh 1.37

Hiệu Quả Sử Dụng Chi Phí 1.028

Đánh giá chung: nhìn chung qua số liệu thống kê được và tính toán các chỉ tiêu thì ta cũng thấy được trong năm qua công ty đã làm ăn khá tốt. Nhưng vẫn còn thấp hơn một ít so với năm 2009 ở một số chỉ tiêu. Với tình hình kinh tế ngày càng ổn định như hiện nay thì chắc rằng trong năm 2011 công ty sẽ có những chuyển biến tích cực hơn nữa. Các chỉ tiêu như hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn cố định, hiện nay của công ty là rất tốt và cần phát huy hơn nữa. Còn các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản cố định, hiệu quả sử dụng chi phí và hiệu quả sử

dụng lao động cần phải cải thiện hơn nữa. Măc dù bước sang năm 2011 nền kinh tế thế giới phải đối mặt với nhiều biến động lớn về giá dầu, biến động lãi suất, tỷ giá đồng USD liên tục tăng.

2.3 Đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức khi xuất nhập khẩu hàng gia cơng sang thị trường châu âu: nhập khẩu hàng gia cơng sang thị trường châu âu:

2.3.1 Cơ hội:

Hiện nay dệt may đã trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và có nhiều lợi thế trong sản xuất và xuất khẩu như:

- Nguồn lao động dồi dào, cần cù, khéo léo, có thể tạo ra những sản phẩm phức tạp, chất lượng cao, có thể đáp ứng được nhu cầu đa dạng của thị trường châu Âu.

- Tiền gia công sản phẩm rẻ, chi phí nhân công thấp. Đây là một lợi thế để thu hút những nhà đầu tư nước ngoài đến đặt hàng gia công hay sản xuất tại Việt Nam.

- Hàng may mặc Việt Nam ngày càng nhận được sự tín nhiệm của các nước nhập khẩu, đặc biệt là Mỹ, châu Âu, Nhật Bản. Đây là cơ hội để mở rộng hơn nữa thị phần xuất khẩu cũng như gia tăng giá trị xuất khẩu cho các doanh nghiệp Việt Nam.

- Việt Nam trở thành thành viên của WTO, đây là cơ hội để Việt Nam được

hưởng những ưu đãi về thuế suất khi xuất khẩu hàng may mặc vào thị trường các nước khác cũng như sẽ được xóa bỏ các quy định về hạn ngạch đối với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam, tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tiếp cận với các nguồn vốn mới; tiếp cận các kỹ thuật công nghệ cao và phương pháp quản lý tiên tiến, giá trị xuất khẩu sẽ tăng mạnh. Như vậy, triển vọng phát triển của ngành dệt may Việt Nam nói chung và của Công ty nói riêng là rất khả quan.

- Ngành may mặc trong thời gian tới được coi là ngành ưu tiên, khuyến khích phát triển trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu, do đó sẽ nhận được những nguồn đầu tư lớn cả trong và ngoài nước.

Ngoài những lợi thế trên thì ngành dêt may Việt Nam còn có những ưu thế riêng khi xuất khẩu sang thị trường châu Âu như:

- Quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam với các nước thành viên của Liên minh châu Âu đã có từ lâu, mối quan hệ ấy đặc biệt phát triển nhanh, mạnh kể từ khi Việt Nam và EU thành lập quan hệ ngoại giao năm 1990. Liên Minh châu Âu đã và đang trở thành một đối tác quan trọng, một thị trường rộng lớn, có khả năng tiêu thụ nhiều loại sản phẩm của Việt Nam như giầy dép, dệt may, nông sản, thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ dân dụng, sản phẩm nhựa, đồ điện tử, thuỷ sản... Đồng thời EU cũng là một khu vực có nền kinh tế phát triển cao, có thể đáp ứng các yêu cầu nhập khẩu thiết bị công nghệ nguồn và nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

- Với vị trí thứ hai, sau Hoa Kỳ, EU luôn được coi là thị trường tiềm năng và

truyền thống của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam. Trong những năm gần đây xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường này đều duy trì được mức tăng trưởng khá. Số liệu thồng kê cho thấy, nếu năm 2003 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU chỉ đạt 537,1 triệu USD, đến năm 2004 tăng lên mức 760 triệu USD, năm 2005 tiếp tục tăng lên mức 882,8 triệu USD, năm 2006 vượt qua ngưỡng 1 tỉ USD (đạt 1,245 tỷ USD), năm 2007 ước đạt 1,432 tỷ USD, tăng 15% so với

năm 2006, tăng 62,2% so với năm 2005, gấp gần 3 lần so với năm 2003,kim ngạch

xuất khẩu năm 2010 của ngành dệt may sẽ đạt khoảng 11 tỷ USD. Sang năm 2011 dự báo ngành Dệt may đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 13,1 – 13,2 tỷ USD. Theo các chuyên gia thương mại, đặc điểm của khu vực thị trường EU là nhiều thị trường

“ngách” có mức sống và nhu cầu hàng dệt may rất đa dạng từ hàng có phẩm cấp thấp đến hàng có chất lượng cao phù hợp năng lực sản xuất nhiều thành phần của Việt Nam. Với những thành cơng đáng khích lệ mà xuất khẩu đã đạt được trong năm qua, phần nào đã làm giảm bớt nhập siêu vốn đang là vấn đề đối với nền kinh tế nước ta. Tuy nhiên, theo đánh giá, năm 2011 sẽ là năm khĩ khăn hơn đối với xuất nhập khẩu của Việt Nam.

2.3.2 Thách thức:

Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may nói chung và Công ty may Nhà Bè nói riêng thì vấn đề nguyên phụ liệu cho ngành dệt may xuất khẩu đang là vấn đề cấp thiết ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Hàng năm, Việt Nam phải nhập khẩu 70% nguyên phụ liệu dệt may để sản xuất hàng dệt may xuất khẩu. Nhưng Việt Nam lại chưa có chiến lược quy hoạch tổng thể cho việc phát triển vùng nguyên phụ liệu trong nước. Thêm nữa, tình trạng thiếu nguyên phụ liệu cũng là do sự phát triển không cân đối giữa ngành dệt và ngành may, chỉ có 30% sản phẩm ngành dệt đáp ứng được cho hàng may xuất khẩu.

Ngoài ra, Công nghệ nhuộm và may các sản phẩm cao cấp chậm được cải tiến, chủ yếu là công nghệ trung bình. Công nghiệp phụ trợ ngành dệt may chưa phát triển, mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong nhiều năm. Đến năm 2007, Ngành vẫn phải nhập khẩu tới 90% bông, gần 100% các loại xơ sợi tổng hợp, hoá chất thuốc nhuộm, máy móc, thiết bị và phụ tùng, 70% vải và 50 đến 70% các loại phụ liệu cho may xuất khẩu. Đây là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh ngành dệt may thấp; giá trị gia tăng thấp, tỷ suất giá trị gia tăng trên giá trị sản xuất công nghiệp có xu hướng giảm, tỷ suất lợi nhuận có được từ khoảng 5% đến 10%, chủ yếu tập trung vào khâu gia công. Phân bố không gian chưa thực sự hợp lý cũng đang là sức ép lớn cho xã hội và môi trường.

Sự hạn chế trong công nghệ của toàn ngành dệt may làm ảnh hưởng mạnh đến năng suất và chất lượng sản phẩm dệt may. Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn chậm trong việc ứng dụng khoa học công nghệ, cải tiến dây chuyền sản xuất.

Một hạn chế khác không kém phần quan trọng, đó là thị trường lao động của ngành dệt may hiện chưa ổn định, phần nhiều là lao động phổ thông chưa qua đào

Một phần của tài liệu Nâng Cao Hiệu Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu Hàng Gia Công Sang Thị Trường Châu Âu Của Tổng Công Ty Cổ Phần May Nhà Bè .doc (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w