Nâng cao năng lực sản xuấ t:

Một phần của tài liệu Nâng Cao Hiệu Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu Hàng Gia Công Sang Thị Trường Châu Âu Của Tổng Công Ty Cổ Phần May Nhà Bè .doc (Trang 54 - 60)

Với quy mô sản xuất rộng lớn, Công ty cần tối đa hóa nội lực sản xuất để có thể đáp ứng nhu cầu rộng lớn của các thị trường cùng một lúc.

Đối với ngành dệt may, mức độ hiện đại hóa của trang thiết bị công nghêï và việc ứng dụng khoa học kỹ thuật có vai trò quyết định đối với năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Vì vậy, để nâng cao năng lực sản xuất, Công ty cần đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ, Công ty cần nhập khẩu những dây chuyền sản xuất hiện đại với hiệu suất cao, tiết kiệm được chi phí và sức lao động.

Ngoài ra khi sản xuất kinh doanh ngày càng hiệu quả, Công ty nên tận dụng ưu thế sẵn có về tài chính, nhân lực, cơ sở hạ tầng để tiếp tục đầu tư vào chiều sâu và mở rộng sản xuất của các cơ sở hiện có để tăng năng suất.

3.2.4 Gia tăng nguồn vốn

Nguồn vốn sẽ giúp công ty giải quyết rất nhiều trong vấn đề mở rộng hoạt động xuất khẩu. Công ty cần có kế hoạch tạo nguồn vốn để đáp ứng cho nhu cầu đầu tư mở rộng hoạt động xuất khẩu sang thị trường các nước châu Âu.

Nguồn vốn tự có sẽ giúp doanh nghiệp chủ động trong các khoản đầu tư vào hoạt động kinh doanh theo chiều sâu. Khi có lợi nhuân, Công ty cần có kế hoạch phân chia lợi nhuận bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh sau mỗi kỳ kinh doanh. Đây là biện pháp tốt nhất để nâng cao nguồn vốn tự có của doanh nghiệp.

Đối với doanh nghiệp thì vốn luôn luôn là yếu tố giới hạn. Ngoài nguồn vốn tự có doanh nghiệp cần huy động cả nguồn vốn bên ngoài để giải quyết nhu cầu vốn của doanh nghiệp khi đẩy mạnh hoạt động kinh doanh.

Nguồn vốn bên ngoài được huy động từ các ngân hàng, các tổ chức tín dụng trong nước và quốc tế. Muốn huy động được nguồn vốn bên ngoài, doanh nghiệp cần kinh doanh có hiệu quả. Đây là căn cứ để các ngân hàng, các tổ chức tín dụng đánh giá được khả năng hoàn trả vốn. Kinh doanh hiệu quả sẽ tạo nên uy tín cho doanh nghiệp, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư vốn khi xuất vốn cho công ty vay.

Việc vay vốn cũng sẽ dễ dàng hơn khi Công ty vừa xây dựng mối quan hệ làm ăn lâu dài với một số ngân hàng, tổ chức tín dụng vừa mở rộng mối quan hệ với các ngân hàng, tổ chức tín dụng khác.

3.3 Kiến nghị:

3.3.1 Đối với Công ty:

Để thực hiện các mục tiêu trong chiến lược phát triển thị trường của mình, Công ty cần phải tích cực trong việc khắc phục những hạn chế còn tồn tại, đồng thời phát huy tối đa lợi thế về quy mô, năng lực sản xuất sẵn có và tận dụng mọi cơ hội để không ngừng đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng trên th thị trường châu Âu. Bên cạnh đó công ty cũng phải tìm kiếm thêm khách hàng mới, mở rộng thị trường ra các khu vực tiềm năng, đầu tư cho thiết kế sản phẩm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. Không ngừng cải thiện chất lượng đỗi ngũ công nhân và nhân viên trong công ty để có thể nâng cao hơn nữa khả năng làm việc của họ.

3.3.2 Đối với Nhà nước:

Hiện nay ngành dệt may Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách. Để đạt được mục tiêu xuất khẩu trong thời gian tới cũng như mục tiêu chiến lược của ngành thì ngoài sự nỗ lực của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, ngành dệt may cần có sự quan tâm và hỗ trợ đặc biệt từ phía Nhà nước:

Nhà nước cần có kế hoạch phát triển nguồn nguyên phụ liệu trong nước để đáp ứng cho ngành dệt may như mở rộng diện tích các vùng trồng bông; đầu tư trọng điểm cho ngành dệt để có những dây chuyền thiết bị với công nghệ sản xuất hiện đại tạo ra những sản phẩm hoàn chỉnh, có chất lượng tốt, giá thành hạ, đủ khả năng cạnh tranh để cung cấp cho ngành may; đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất tơ sợi tổng hợp, sản xuất hóa chất, thuốc nhuộm, chất phụ trợ nhằm thay thế một phần nguyên phụ liệu đang phải nhập khẩu để phục vụ cho ngành dệt may Việt Nam. Đồng thời xây dựng các trung tâm nguyên phụ liệu ở Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh nhằm tạo sự chủ động về nguồn nguyên phụ liệu đáp ứng nhu cầu cho các doanh nghiệp may trong cả nước.

Nhà nước cần hỗ trợ nguồn vốn cho các doanh nghiệp dệt may trong thời điểm khó khăn để góp phần giúp họ vượt qua khủng hoảng, ổn định sản xuất kimh doanh, như phát triển hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng trong nước và quốc tế để tạo nguồn cung vốn phong phú, có các ưu đãi về lãi suất, thu hút nguồn vốn nước ngoài thông qua thu hút đầu tư trực tiếp và gián tiếp cho ngành dệt may.

Để giúp các doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh, Nhà nước cần có các ưu đãi về thuế quan, như giảm thuế hoặc miễn thuế nhập khẩu cho các nguyên phụ liệu chính như bông, vải, sợi để giúp doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, Đồng thời hoàn thiện các quy định về thuế để giúp các doanh nghiệp dễ dàng trong việc khai thuế và nộp thuế, cải cách các thủ tục hải quan nhằm tiết kiệm thời gian cho các doanh nghiệp khi xuất khẩu.

Nhà nước cũng cần đẩy mạnh công tác giáo dục, đào tạo như nâng cao hiệu quả của các trung tâm đào tạo, bồi dưỡng các nhà thiết kế mẫu trở thành những nhà thiết kế chuyên nghiệp, có đủ trình độ, năng lực đáp ứng cho thị hiếu của người tiêu dùng.

Ngoài ra Nhà nước phải tích cực đẩy mạnh các chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm đối với ngành dệt may nhằm mục tiêu quảng bá hình ảnh hàng dệt may Việt Nam trên thị trường thế giới, mở rộng thị trường xuất khẩu.

Danh Mục Tài Liệu Tham Khảo

1. Nguyễn Năng Phúc, Phân Tích Kinh Doanh - Lý Thuyết Và Thực Hành, nhà xuất bản tài chính, năm 2007.

2. Josette Peyrard, người dịch Nguyễn Đỗ Văn Thuận, phân tích tài chính doanh nghiệp, nhà xuất bản thống kê, năm 1997.

3. GS-TS Võõ Thanh Thu, K thu t kinh doanh xu t nh p kh uỹ , nhà xuất bản

Th ng Kê, năm 2002.ố

4. PGS-TS Đồn Th H ng Vâân, Giáị ồ o trình K Thu t Ngo i Thỹ ương, nhà xuất bản Lao Động - Xã H i, năm 2007.ộ

5. Số liệu thống kê phòng tài chính-kế toán, kế hoạch thị trường-xuất nhập

khẩu, tổ chức lao động của tổng công ty cổ phần may nhà bè.

6. Website http://www.vietrade.gov.vn: bài “Phân tích SWOT ngành hàng dệt may Việt Nam” .

7. Website http://www.vietrade.gov.vn: bài “Tình hình xuất khẩu hàng dệt may kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO”.

8. Website http://www.vietrade.gov.vn: bài “Xu hướng & triển vọng ngành hàng dệt may VN”.

9. Website http://www.nhabe.com.vn/vie/index.php.

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ... 1

Tổng Cơng Ty Cổ Phần May Nhà Bè ... 3

Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển Của Cơng Ty Cổ Phần May Nhà Bè: ... 3

1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty: ... 6

1.2.1 Cơ cấu hoạt động của Tổng cơng ty May Nhà Bè: ... 6

1.2.2 Sơ đồ bộ máy tổ chức và quản lý: ... 8

1.2.3 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban: ... 9

1.3 Tình hình hoạt động của công ty: ... 12

1.4 Thuận lợi và khĩ khăn của cơng ty hiện nay: ... 17

2.1 Tình hình xuất nhập khẩu của cơng ty trong thời gian qua: ... 22

2.2 Xuất nhập khẩu hàng gia cơng sang thị trường châu âu: ... 25

2.2.1 khái niệm hiệu quả kinh doanh: ... 28

2.2.2 các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh: ... 33

2.2.2.1 Nhĩm chỉ tiêu về doanh thu: ... 33

Hiệu quả sử dụng tài sản cố định: ... 33

Hiệu quả sử dụng vốn cố định: ... 34

2.2.2.2 Nhĩm chỉ tiêu về lợi nhuận: ... 34

Hiệu quả sử dụng lao động: ... 34

Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ( sức sinh lợi của vốn kinh doanh): hay cịn gọi số vịng luân chuyển tồn bộ vốn: ... 36

2.2.2.3 Nhĩm chỉ tiêu về chi phí: ... 37

Hiệu quả sử dụng chi phí: ... 37

2.3 Đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức khi xuất nhập khẩu hàng gia cơng sang thị trường châu âu: ... 39

2.3.1 Cơ hội: ... 39

2.3.2 Thách thức: ... 41

2.3.3 Điểm mạnh: ... 44

3.1.1 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu mở rộng thị trường: ... 47

3.1.2 Nâng cao chất lượng sản phẩm: ... 48

3.1.3 Đa dạng hoá sản phẩm: ... 49

3.1.4 Đẩy mạnh công tác thiết kế sản phẩm: ... 50

3.1.5 Tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá sản phẩm, hình ảnh của Công ty: ... 51

3.1.6 Tìm kiếm nguyên phụ liệu trong nước: ... 52

3.2.1 Đầu tư vào nguồn nhân lực: ... 52

3.2.2 Đảm bảo nguồn hàng: ... 53

3.2.3 Đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp: ... 54

3.2.4 Nâng cao năng lực sản xuất : ... 54

Một phần của tài liệu Nâng Cao Hiệu Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu Hàng Gia Công Sang Thị Trường Châu Âu Của Tổng Công Ty Cổ Phần May Nhà Bè .doc (Trang 54 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w