Khái niệm hiệu quả kinh doanh:

Một phần của tài liệu Nâng Cao Hiệu Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu Hàng Gia Công Sang Thị Trường Châu Âu Của Tổng Công Ty Cổ Phần May Nhà Bè .doc (Trang 28 - 33)

Trong đđiều kiện kinh tế đầy cạnh tranh như ngày nay, một công ty muốn tồn tại và phát triển thì trước hết hoạt động kinh doanh cần phải có hiệu quả. Khi mà hiệu quả càng cao thì công ty càng có điều kiện để mở rộng sản xuất, đầu tư máy móc thiết bị, áp dụng các tiến bộ của khoa học và kỹ thuật, từng bước nâng cao đời sống của người lao động và cũng góp phần vào việc xây dựng nước nhà. Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực có sẵn của các công ty cũng như nền kinh tế để đạt kết quả cao nhất trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty. Có nghĩa là hiểu quả là lợi ích tối đa thu được trên chi phí tối thiểu. Kết quả kinh doanh thu vào không chỉ bù đắp được cho chi phí đã

bỏ ra mà còn tạo được tích lũy để mở rộng doanh nghiệp và phát triển nền kinh tế. Điều đó đòi hỏi tỷ số giữa kết quả hoạt động kinh doanh với chi phí cho hoạt động

kinh doanh

phải lớn hơn 1.

Nhìn vào công thức trên thì ta có thể thấy được rằng hiệu quả kinh doanh sẽ tăng khi chi phí giảm (hoặc không thay đổi) và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty không thay đổi (hoặc tăng). Cũng có thể đồng thời cả kết quả hoạt động kinh doanh và chi phí đều tăng (hoặc giảm) nhưng kết quả hoạt đông kinh doanh tăng (hoặc giảm) lớn hơn (bé hơn) so với chi phí thì hiệu quả kinh doanh sẽ đều lớn hơn 1. Kết quả hoạt động kinh doanh được đo bằng các chỉ tiêu như giá trị sản xuất của công ty, doanh thu, lợi nhuận, ……..còn chi phí cho hoạt động kinh doanh có thể bao gồm chi phí lao động tiền lương, chi phí mua nguyên vật liệu, chi phí quản lý,….. Hiệu quả kinh doanh còn có thể đạt được trên cơ sở nâng cao năng suất lao động. Để đạt được hiệu quả kinh doanh ngày càng cao và vững bền thì đòi hỏi các nhà kinh doanh phải nắm bắt được các vấn đề mà công ty đang gặp phải, cung cầu hàng hóa trên thị trường, cách thức quản lý lãnh đạo của mình có phù hợp hay không, phải nắm rõ thế mạnh của mình, điểm yếu và cũng tìm hiểu rõ đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Để mà khai thác tốt các nguồn lực hiện có, tận dụng những cơ hội của thị trường nhằm phát triển công ty.

Đánh giá hiệu quả kinh doanh không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả mà còn đánh giá chất lượng của kết quả đó. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty phải được xem xét một cách toàn diện cả về thời gian, không gian lẫn số lượng và chất lượng trong mối quan hệ với hiệu quả chung của các công ty cùng ngành, lĩnh vực hoạt động. Hiệu quả đó còn được xem xét trên các khía cạnh:

 Về mặt thời gian: hiệu quả mà công ty đạt được qua từng giai đoạn, từng thời kỳ kinh doanh không được làm ảnh hưởng xấu đến các giai đoạn, thời kỳ tiếp theo. Điều này có nghĩa là các công ty đừng vì lợi ích trước mắt mà làm không tính đến tác hại về lâu dài của nó. Trong thực tế thì điều này rất dễ xảy ra và đã khiến cho rất nhiều công ty phải phá sản vì những lợi ích trước mắt.

 Về mặt không gian: hiệu quả kinh doanh có thể được xem là đạt được

khi hiệu quả của từng phong ban đó không làm ảnh hưởng xấu đến hiệu quả chung của toàn công ty cả trước mắt lẫn lâu dài. Điều này được nhìn nhận khi mà hiệu quả của một công ty nó tất cả sự nỗ lực của các phòng ban, các nhân viên trong toàn công ty với nhau để có được hiệu quả đó.

 Về mặt số lượng: hiệu quả kinh doanh biểu hiện mối quan hệ giữa thu

và chi trong công ty. Vì vậy, công ty cần phải đẩy mạnh theo hướng tăng doanh thu, giảm chi phí, tiết kiệm tối đa các khoản không nên chi thì mới đem lại kết quả kinh doanh khả quan được.

 Về mặt chất lượng: hiệu quả kinh doanh không chỉ gắn liền với công

ty mà nó gắn liền với toàn nhân viên trong công ty, gắn liền với mục tiêu của xã hội, lợi ích của người tiêu dùng.

 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh:

Nhân tố bên trong:

 Kế hoạch kinh doanh của công ty:

Kế hoạch kinh doanh là một phương hướng, đường đi trong tương lai của công ty, nó quyết định sự thành công hay thất bại của công ty. Vì vậy, công ty muốn làm ăn có hiệu quả thì cần phải xác định rõ ràng các mục tiêu, kế hoạch xác định công việc đó như thế nào, mỗi phòng ban, các chi nhánh, công ty trực thuộc phải làm những gì,…. Kế hoạch phải đề ra làm sao có thể liên kết các kế hoạch nhỏ của tưng bộ phận lại với nhau, thống nhất và đồng bộ, và phải chặt chẽ thì mới có thể thực hiện được.

 Tổ chức hoạt động:

Sau khi lập ra kế hoạch rồi thì kế hoạch này sẽ được triển khai đến các phòng ban. Và nhiệm vụ của mỗi phòng ban là phải tổ chức, xác định những hoạt động cần thiết để đạt mục tiêu đề ra. Một khi tổ chức hoạt động trong công ty tốt thì mục tiêu đề ra sẽ thực hiện dễ dàng hơn nhiều.

 Nguồn lao động:

Nguồn lao động là một trong những yếu tố quyết định thành công đến mục tiêu đề ra của công ty. Nhân viên phải được sắp xếp bố trí phù hợp với khả năng của họ và từng công việc. Việc tổ chức lao động có khoa học sẽ tạo ra sự kết hợp các yếu tố sản xuất hợp lý, loại trừ lãng phí lao động, lãng phí giờ máy, thúc đẩy nâng cao năng suất lao động. Biết sử dụng đúng người vào đúng vị trí, đúng năng lực. Người chủ của công ty là người lập ra kế hoạch, chiến lược kinh doanh cho công ty, biết phát huy năng lực của nhân viên cũng như biết lắng nghe nguyện vọng, ý kiến của nhân viên cấp dưới. Luôn tạo điều kiện để nhân viên có thể nâng cao năng lực của mình, quan tâm đến công việc và đời sống của nhân viên. Tạo môi trường làm việc thoải mái cho nhân viên….chính những điều đó sẽ làm cho nhân viên của mình có thể yên tâm làm việc, phát huy được năng lực của mình, hoàn thành mục tiêu đề ra của công ty.

 Ngoài ra còn có công nghệ, máy móc thiết bị, nguồn vốn kinh doanh,

nguyên vật liệu, các hoạt động marketing,….

Nhân tố bên ngoài:

 Đường lối chính sách của đảng và nhà nước, hệ thống pháp luật, cơ chế vận

động của thị trường:

Đường lối chính sách của đảng và nhà nước ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu chính sách ưu đãi khuyến khích công ty phát triển thì công ty có nhiều điều kiên thuận lợi hơn trong kinh doanh, và ngược lại khi mà các chính sách đó không thuận lợi thì sẽ làm khó khăn cho sự

phát triển của các công ty. Chính sách của chính phủ sẽ làm thay đổi cơ cấu của nền kinh tế. Khi nước ta gia nhập WTO thì các chính sách của chính phủ rõ ràng là rất cần thiết để tạo điều kiện cho các công ty trong nước vươn ra với thế giới. Ngoài ra, muốn hoạt động kinh doanh được ổn định và thu hút nhiều nhà đầu tư thì cần phải có hệ thống luật pháp ổn định. Mỗi sự điều chỉnh của luật lệ cũng sẽ làm thay đổi rất lớn đến các hoạt động kinh doanh của công ty.

 Các chỉ số, yếu tố kinh tế:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lam phát, tình hình kinh tế thế giới, chính sách tiền tệ, chu kỳ kinh tế ,…….là những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh doanh của công ty. Các yếu tố này có thể là cho công ty phát triển nhanh hơn nhưng cũng chậm hơn. Vì vậy mà ta cần phải dự báo trước những ảnh hưởng của nó để có thể có những biện pháp đối phó kịp thời, làm giảm ảnh hưởng của các yếu tố này khi nó có tác động xấu đến việc kinh doanh của công ty.

 Khách hàng:

Các doanh doanh hiện nay tạo ra sản phẩm với mục đích cuối cùng là thỏa mãn nhu cầu của khách hàng trên thị trường. Chính vì vậy nếu hàng hóa, dịch vụ mà công ty cung cấp không thỏa mãn nhu cầu của khách hàng thì coi như công ty đó bị thất bại. Bởi vậy, ta phải đặt khách hàng là trọng tâm, là yếu tố chi phối sản xuất, tài chính, marketing,….khi mà xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu của khách hàng ngày càng cao, đòi hỏi nhiều hơn về chất lượng sản phẩm, bao bì, mẫu mã,…. Đo đó, để có hiệu quả hơn trong kinh doanh, một nhà quản trị cần phải tìm hiểu rõ về khách hàng mục tiêu của mình là ai?, nhu cầu ra sao?, nghiên cứu sản phẩm của đối thủ cạnh tranh,… để có thể phản ứng linh hoạt khi nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng thay đổi.

 Đối thủ cạnh tranh:

Làm giảm doanh thu và lợi nhuận trực tiếp của công ty. Bao gồm các đối thủ đang cạnh tranh trong ngành và các doanh nghiệp tiềm ẩn có khả năng tham gia

vào ngành này trong tương lai. Công ty cũng cần phải phân tích đối thủ cạnh tranh để biết được các điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ để từ đó đề ra chiến lước đối phó nhằm tạo ra chỗ đứng trên thị trường.

 Các nhà cung cấp:

Công ty cần phải duy trì mối quan hệ thân thiết với các nhà cung cấp của mình. Số lượng và chất lượng đầu vào của các sản phẩm, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị,… sẽ ảnh hưởng trược tiếp đến sản phẩm sau cùng của công ty. Vì thế, ta cũng cần phải tìm hiểu kỹ và lựa chọn nhà cung cấp sao cho chí phí đầu vào là thấp nhất nhưng vẫn đảm bảo chất lượng.

Một phần của tài liệu Nâng Cao Hiệu Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu Hàng Gia Công Sang Thị Trường Châu Âu Của Tổng Công Ty Cổ Phần May Nhà Bè .doc (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w