Môi trường văn hóa xã hộ

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao hiệu quả bán lẻ tại siêu thị.doc (Trang 40 - 41)

Các nghiên cứu về hành vi, tâm lý tiêu dùng cũng đã chỉ ra nhu cầu mua sắm ở kênh bán lẻ hiện đại đang tăng lên. Người dân đã có thói quen mua sắm tại các trung tâm thương mại, siêu thị, nhưng chủ yếu là cư dân đô thị.

Trong khi đó, chợ truyền thống và các cửa hàng bán lẻ nhỏ vẫn chiếm một vị trí chủ yếu trong thói quen mua sắm của phần lớn người tiêu dùng ở các huyện ngoại thành.

Thứ nhất, do ảnh hưởng của nếp sống đô thị và yêu cầu công việc nên các bà nội trợ có xu hướng sử dụng thực phẩm đã qua sơ chế và thường mua sắm trong cuối tuần với lượng hàng đủ dùng trong cả tuần.

Thứ hai, với văn hóa tiết kiệm, người tiêu dùng Việt Nam chuyển từ mua sắm theo phương thức truyền thống do người bán chủ động giới thiệu sản phẩm sang mua sắm theo phương thức tự phục vụ để so sánh các sản phẩm với nhau và lựa chọn sản phẩm ưng ý nhất.

Thứ ba, đời sống vật chất ngày càng nâng cao nên người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn đến vệ sinh an toàn thực phẩm, chấp nhận trả giá cao hơn cho những sản phẩm, thương hiệu có chất lượng. Đồng thời họ muốn được các DN phân phối phục vụ chu đáo hơn và có nhu cầu kết hợp mua

sắm với vui chơi giải trí. Vì những lý do trên, siêu thị sẽ là nơi mua sắm lý tưởng cho số đông người tiêu dùng.

Chính điều này tạo sự an tâm hơn cho các nhà kinh doanh khi đầu tư vốn vào lĩnh vực siêu thị mà không gian phát triển còn lớn.

Mặc cho những thử thách trong năm 2008 từ việc lạm phát tăng giá thực phẩm và xu hướng đi xuống của thị trường chứng khoán, người tiêu dùng Việt Nam là những người đứng thứ 9 về mức độ lạc quan toàn cầu và thứ 5 trong khu vực ( Nguồn [ 21, 16/3/2009 ] ). Lạm phát làm cho túi tiền của những người đi mua sắm nhẹ hơn và niềm tin cũng bị dao động trong năm 2008, nhưng nếu so sánh với các khu vực khác ở châu Á và trên thế giới, triển vọng của Việt Nam khả quan hơn.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao hiệu quả bán lẻ tại siêu thị.doc (Trang 40 - 41)