Phân tích tình hình doanh thu của công ty

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh tm-dv tin học an giang.pdf (Trang 28)

Trong kinh doanh các nhà quản lý luôn quan tâm đến việc tăng doanh thu, đặc biệt là doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ vì đây là doanh thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của doanh nghiệp, đó là nguồn vốn quan trọng để doanh nghiệp tái sản xuất và trang trải các chi phí. Tuy nhiên, để làm được điều đó các nhà quản lý cần phải phân tích tình hình biến động của doanh thu theo từng lĩnh vực, việc làm này sẽ giúp cho các nhà quản lý có cái nhìn toàn diện hơn về tình hình doanh thu của doanh nghiệp, biết được mặt hàng nào có doanh thu cao, mặt hàng nào có nhu cầu cao trên thị trường, … để từ đó đưa ra các kế hoạch kinh doanh phù hợp đem lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp.

===================================================================

Bảng 4.2: TỔNG DOANH THU CỦA CÔNG TY QUA 2 NĂM (2007-2008)

ĐVT: 1000 đồng

Lĩnh vực

Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Bán hàng 6.022.897 98,2 5.549.992 97,6 (472.905) (7,85) Cung cấp dịch vụ 110.400 1,8 138.000 2,4 27.600 25 Tổng doanh thu 6.133.297 100 5.687.992 100 (445.305) (7,26) (Nguồn: Phòng Kế toán)

Doanh thu của công ty gồm có doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Trong đó, doanh thu về bán hàng chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng doanh thu của công ty, cụ thể là năm 2007 doanh thu bán hàng chiếm tỷ trọng 98,2 % trong tổng doanh thu và năm 2008 doanh thu này chiếm tỷ trọng là 97,6%. Nhưng qua bảng phân tích trên ta thấy công ty có sự biến động về doanh thu, cụ thể là tổng doanh thu năm 2008 giảm 7,26% so với năm 2007, nguyên nhân là do doanh thu bán hàng giảm đi một lượng đáng kể (giảm 472.905 nghìn đồng tương ứng với giảm 7,85%) so với năm 2007. Mặc dù năm 2008, doanh thu từ cung cấp dịch vụ có sự tăng trưởng hơn doanh thu bán hàng, nhưng do doanh thu từ loại hình này chiếm tỷ trọng rất nhỏ (năm 2007 chiếm tỷ trọng là 1,8%, năm 2008 chiếm tỷ trọng 2,4%) trong tổng doanh thu, nên dù doanh thu này có tăng vẫn không làm cho tổng doanh thu tăng lên được. Tuy nhiên, sự gia tăng về doanh thu cung cấp dịch vụ của công ty là tín hiệu đáng mừng nhưng so với tổng doanh thu thì tỷ lệ tăng như vậy chưa thật sự hiệu quả. Vì vậy, công ty nên đẩy mạnh công tác bán hàng và chính sách bán hàng tại đơn vị, để từ đó có thể làm gia tăng doanh thu thu về từ bán hàng. Qua đó, có thể thấy được tình hình hoạt động kinh doanh của công ty chưa thật sự có hiệu quả, hàng hóa của công ty chưa được thị trường chấp nhận nhiều, điển hình là doanh thu bán hàng năm 2008 có sự giảm sút.

===================================================================

4.1.1.1. Phân tích doanh thu từ hoạt động bán hàng

Bảng 4.3: DOANH THU BÁN HÀNG THEO TỪNG MẶT HÀNG QUA 2 NĂM (2007-2008)

ĐVT: 1000 đồng

Mặt hàng

Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ lệ (%) 1. Máy tính 3.779.468 62,75 3.252.232 58,6 (527.236) (13,95) 2. Máy in 1.019.342 16,92 997.528 17,97 (21.814) (2,14) 3. Linh kiện 1.223.153 20,33 1.300.232 23,43 77.079 6,30 Tổng cộng 6.022.897 100 5.549.992 100 (472.905) (7,85) (Nguồn: Phòng Kế toán)

Tính đến thời điểm 31/12/2008, thì doanh thu bán hàng của công ty chỉ đạt được là 5.549.992 nghìn đồng giảm xuống 472.905 nghìn đồng so với năm 2007 tương đương với tỷ lệ giảm là 7,85%

Năm 2007, doanh thu bán hàng chiếm tỷ trọng là 98,2% trong tổng doanh thu, nhưng đến năm 2008, tỷ trọng loại doanh thu này chiếm 97,6 %, giảm 0,6%. Nguyên nhân giảm là do năm 2008 là năm khủng hoảng tài chính, chính sách tiền tệ bị thắt chặt, tỷ giá ngoại tệ hay biến động, do đó làm ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu dùng, từ những nguyên nhân đó làm ảnh hưởng đến tình hình doanh thu của công ty, cụ thể là doanh thu bán hàng. Vì vậy, công ty nên phát huy năng lực sẵn có và có những chinh sách hợp lý mới để thu hút khách hàng mới và giữ chân những khách hàng cũ để doanh thu ngày càng tăng và đạt hiệu quả.

Biến động doanh thu từ mặt hàng máy tính

Máy tính là mặt hàng chủ lực của công ty, chiếm trên 60% doanh thu bán hàng, chính vì thế năm 2008 do số lượng máy tính bán ra ít nên doanh thu thu về từ mặt hàng này giảm (năm 2008 là 3.252.232 nghìn đồng giảm 527.236 nghìn đồng tương đương với giảm 13,95%) so với năm 2007. Doanh thu năm 2007 cao nguyên nhân là do vào thời điểm đó nước ta đã chính thức là thành viên của WTO nên việc đầu tư thêm máy tính để tiện quản lý và tìm kiếm thông tin là

===================================================================

không thể thiếu ở các doanh nghiệp, đồng thời các khách hàng mua lẻ cũng muốn trang bị thêm cho mình một chiếc máy để cho tiện nhiều việc. Nhưng sang đến năm 2008, thị trường tiêu thụ bị thu hẹp lại, đồng thời ảnh hưởng bởi khủng hoảng tài chính ở Mỹ làm cho đồng USD lên xuống không ổn định ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng, do đó doanh thu bị giảm xuống. Vì thế, công ty nên tìm kiếm thêm những khách hàng mới, đồng thời cũng phải giữ chân những khách hàng cũ để nâng cao doanh thu góp phần làm tăng lợi nhuận.

Biến động doanh thu từ mặt hàng máy in

Doanh thu từ máy in cũng chiếm trên 15% doanh thu bán hàng, tuy nhiên năm 2008 doanh thu thu về từ mặt hàng này cũng giảm, cụ thể là từ 1.019.342 nghìn đồng năm 2007 giảm còn 997.528 nghìn đồng năm 2008, giảm đi 21.814 nghìn đồng tương đương với giảm 2,14%, vì thế nó cũng góp phần làm cho doanh thu bán hàng năm 2008 thấp hơn so với năm 2007.

Biến động doanh thu từ mặt hàng linh kiện

Các linh kiện máy tính và các phụ kiện đi kèm cũng đem về nguồn thu khá lớn, tuy năm 2008, doanh thu thu về từ mặt hàng này cao hơn năm 2007 (năm 2007 là 1.223.153 nghìn đồng, sang năm 2008 là 1.300.232 nghìn đồng tăng 77.079 nghìn đồng tương đương với tăng 6,3%), nhưng do tỷ lệ tăng doanh thu từ mặt hàng này (6,3%) nhỏ hơn nhiều so với tỷ lệ làm giảm doanh thu từ mặt hàng máy tính (13,95%) nên vẫn không thể làm tăng doanh thu bán hàng.

4.1.1.2. Phân tích doanh thu từ hoạt động dịch vụ

Qua bảng 4.2, ta thấy doanh thu từ hoạt động dịch vụ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng doanh thu (năm 2007 chiếm 1,8%, sang năm 2008 chiếm 2,4%). Tuy nhiên, năm 2008 doanh thu từ loại hình này lại đạt sự tăng trưởng khá cao, cụ thể là năm 2007 doanh thu này đạt 110.400 nghìn đồng nhưng sang năm 2008 tăng lên 27.600 nghìn đồng, tức tăng 25% so với cùng kỳ 2007 và đã góp phần làm cho lợi nhuận tăng lên. Điều này cho thấy khách hàng ngày càng tin tưởng vào cách phục vụ cũng như tay nghề của nhân viên công ty. Vì vậy, để phát triển hơn nữa công ty cần đầu tư hơn nữa cho lĩnh vực hoạt động này, cụ thể là nâng cao tay nghề cho nhân viên đặc biệt là nhân viên kỹ thuật, đồng thời công ty cũng nên đầu tư thêm một số trang thiết bị cần thiết cho hoạt động kinh doanh.

===================================================================

4.1.2. Phân tích tình hình chi phí của công ty qua 2 năm (2007-2008)

Bất kỳ một công ty nào, khi tham gia hoạt động kinh doanh đều có chi phí, tùy theo chi phí nhiều hay ít ở mức độ phụ thuộc phần lớn vào qui mô của công ty nhưng để tiết kiệm chi phí thì công ty phải kiểm soát được nó và tìm cách khắc phục.

Nhưng để kiểm soát được phải hiểu được công ty có bao nhiêu loại chi phí, và cần phân tích các loại chi phí này để có thể kiểm soát được chúng. Phân tích chi phí các năm là xem xét, đánh giá để tìm hiểu, xác định rõ mức độ tăng giảm của chi phí. Qua đó để có biện pháp điều chỉnh nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty với các đối thủ cạnh tranh.

Công ty TNHH TM-DV Tin học An Giang là một công ty kinh doanh các linh kiện, máy in, máy vi tính. Do đó, tổng chi phí của công ty được tập hợp từ các chi phí như giá vốn hàng bán và chi phí hoạt động (chi phí BH-CCDV và chi phí QLDN).

Bảng 4.4: TÌNH HÌNH CHI PHÍ CỦA CÔNG TY QUA 2 NĂM

ĐVT: 1000 đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch

Giá trị Tỷ lệ (%)

1. Giá vốn hàng bán 5.215.742 4.793.210 (422.532) (8,10)

2. Chi phí hoạt động 825.334 739.438 (85.896) (10,41)

Tổng chi phí 6.041.076 5.532.648 (508.428) (8,42)

(Nguồn: Phòng Kế toán)

Để hiểu thêm tình hình chi phí của công ty Tin học An Giang, ta đi vào phân tích cụ thể từng loại chi phí.

4.1.2.1. Giá vốn hàng bán

Giá vốn hàng bán là một trong những chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí của doanh nghiệp. Vì vậy khi mà giá vốn hàng bán tăng lên thì nó sẽ làm cho lợi nhuận của công ty giảm xuống. Do đó, công ty phải xem xét thật kỹ sự biến động của giá vốn hàng bán để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp.

===================================================================

Để thấy rõ sự biến động của giá vốn hàng bán qua 2 năm, ta xem qua số liệu được trình bày trong bảng 4.5 dưới đây.

Bảng 4.5: GIÁ VỐN HÀNG BÁN THEO TỪNG MẶT HÀNG QUA 2 NĂM (2007-2008)

ĐVT:1000 đồng

Mặt hàng Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch

Giá trị Tỷ lệ (%) 1. Máy tính 3.286.283 2.828.086 (458.197) (13.94) 2. Máy in 886.210 867.432 (23.715) (2.67) 3. Linh kiện 1.043.249 1.097.692 59.380 5.70 Tổng GVHB 5.215.742 4.793.210 (422.532) (8.10) (Nguồn: Phòng Kế toán)

Qua bảng số liệu trên, ta thấy giá vốn hàng bán của công ty năm 2008 là 4.793.210 nghìn đồng thấp hơn 422.532 nghìn đồng so với năm 2007, tương đương với giảm 8,1%. Giá vốn hàng bán giảm là do sản lượng hàng hóa bán ra giảm, tuy giá vốn của các mặt hàng có tăng lên nhưng không đáng kể so với số lượng sản phẩm bán ra giảm nên làm cho tổng GVHB giảm. Hay nói cách khác là GVHB giảm theo doanh thu bán hàng, năm 2007 doanh thu bán hàng công ty đạt được là 6.022.897 nghìn đồng tương ứng với giá vốn hàng bán năm 2007 là 5.215.742 nghìn đồng, năm 2008 giá vốn hàng bán giảm 8,1% so với năm 2007. Trong tổng GVHB thì giá vốn của mặt hàng máy tính chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp theo là mặt hàng linh kiện và cuối cùng là mặt hàng máy in. Do đó, năm 2008 giá vốn máy tính thấp hơn năm 2007 làm cho tổng giá vốn hàng bán giảm 458.197 nghìn đồng. Còn giá vốn máy in năm 2008 cũng thấp hơn năm 2007 làm tổng GVHB giảm 23.715 nghìn đồng. Tuy nhiên, năm 2008 giá vốn của mặt hàng linh kiện lại tăng 59.380 nghìn đồng so với năm 2007, nhưng do mặt hàng này chiếm tỷ trọng nhỏ nên dù giá vốn của mặt hàng này có tăng vẫn không làm tăng tổng GVHB. Từ đó, thấy được tỷ trọng của giá vốn hàng bán trong doanh thu qua 2 năm đều giảm, do doanh thu giảm nên làm giá vốn hàng bán cũng giảm theo, cho thấy công tác mua hàng của công ty được thực hiện tương đối tốt.

===================================================================

4.1.2.2. Chi phí hoạt động

Do chi phí hoạt động gồm chi phí BH-CCDV và chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh chung trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty, nên để biết được chi phí hoạt động của từng lĩnh vực kinh doanh như thế nào, thì ở đây ta sẽ đi phân bổ dựa trên tỷ trọng doanh thu của từng lĩnh vực ở từng năm.

Bảng 4.6: CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY QUA 2 NĂM (2007-2008) ĐVT: 1000 đồng Lĩnh vực Năm 748.054 668.638 77.280 70.800 825.334 739.438 Chênh lệch 2007 2008 Giá trị Tỷ lệ (%) 1. Bán hàng 748.054 668.638 (79.416) (10,62) 2. Cung cấp dịch vụ 77.280 70.800 (6.480) (8,39) Tổng cộng 825.334 739.438 (85.896) (10,41) (Nguồn: Phòng Kế toán)

Nhìn chung, chi phí hoạt động của công ty năm 2008 thấp hơn năm 2007 là 85.896 nghìn đồng, tương đương với giảm 10,41%. Nguyên nhân chi phí hoạt động năm 2007 cao hơn năm 2008 là vì năm 2007 công ty chuyển từ cửa hàng đại lý, bán lẻ lên hoạt động dưới hình thức công ty, do đó công ty cần tuyển thêm nhân viên, tăng cường tìm kiếm thị trường và khách hàng mới, đồng thời chi phí cho giao tiếp và quảng cáo cũng chiếm một lượng không ít. Nhưng sang đến năm 2008, khi công ty đi vào hoạt động ổn định các chi phí được quản lý tốt hơn, nên đã làm cho chi phí giảm đi một lượng đáng kể.

Cụ thể là, chi phí cho lĩnh vực bán hàng năm 2007 là 748.054 nghìn đồng sang năm 2008 chỉ còn 668.638 nghìn đồng giảm 79.416 nghìn đồng, tương đương với giảm 10,62%. Còn về chi phí cung cấp dịch vụ thì năm 2008 là 70.800 nghìn đồng thấp hơn năm 2007 là 6.480 nghìn đồng, tương đương với thấp hơn 8,39%.

Qua việc phân tích tình hình chi phí hoạt động kinh doanh của công ty cho thấy, công ty đã thực hiện tốt việc tiết kiệm chi phí. Tuy doanh thu năm 2008 thấp hơn năm 2007 là 7,26% nhưng do giá vốn hàng bán và chi phí hoạt động giảm nên đã góp phần làm tăng lợi nhuận.

===================================================================

4.1.3. Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty qua 2 năm (2007-2008)

Phân tích tình hình lợi nhuận có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Phân tích tình hình lợi nhuận để thấy được các nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng đến việc tăng, giảm lợi nhuận của công ty. Từ đó, công ty cần đề ra các biện pháp khai thác khả năng kinh doanh tốt hơn nhằm nâng cao lợi nhuận và giúp hoạt động kinh doanh của công ty đạt hiệu quả tối đa trong tương lai. Để hiểu rõ hơn về tình hình lợi nhuận của công ty Tin học An Giang, ta tìm hiểu bảng sau:

Bảng 4.7: TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY QUA 2 NĂM (2007-2008)

ĐVT: 1000 đồng

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2007 2008 Tuyệt đối Tương đối

(%) 1. Doanh thu thuần 6.133.297 5.687.992 (445.305) (7,26)

3. Giá vốn hàng bán 5.215.742 4.793.210 (422.262) (8,10)

4. Lợi nhuận gộp 917.555 869.331 (48.224) (5,26)

5. Chi phí BH và QLDN 825.334 739.438 (85.896) (10,41)

8. Lợi nhuận thuần 92.221 155.344 63.123 68,45

9. Thuế TNDN 25.821,88 38.836 13.014 50,40

10. Lợi nhuận sau thuế 66.399,12 116.508 50.108,88 75,47

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD)

Dựa vào bảng số liệu trên, ta thấy năm 2008 lợi nhuận ròng của công ty là 116.508 nghìn đồng tăng lên 50.108,88 nghìn đồng so với năm 2007 với mức tăng trưởng là 75,47%. Nguyên nhân của việc tăng lợi nhuận là do doanh thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ tăng cao, đồng thời giá vốn hàng bán cùng với chi phí BH và QLDN giảm nên đã làm cho lợi nhuận tăng.

===================================================================

4.1.3.2. Phân tích tình hình lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh

Bảng 4.8: TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN TỪNG LĨNH VỰC CỦA CÔNG TY QUA 2 NĂM (2007-2008)

ĐVT: 1000 đồng

Lĩnh vực

Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch

Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Bán hàng 59.101 64,1 88.144 56,7 29.043 49,14 Cung cấp dịch vụ 33.120 35,9 67.200 43,3 34.080 102,9 Tổng lợi nhuận 92.221 100 155.344 100 63.123 68,45 (Nguồn: Phòng Kế toán) a) Lợi nhuận từ BH:

Năm 2007 lợi nhuận từ hoạt động bán hàng là 59.101 nghìn đồng chiếm 64,1% tỷ trọng trong tổng lợi nhuận, sang năm 2008 lợi nhuận này tăng lên 88.144 nghìn đồng nhưng lại chiếm 56,7% tỷ trọng giảm 7,4% tỷ trọng trong tổng lợi nhuận. Nguyên nhân lợi nhuận từ hoạt động này tăng lên là do giá vốn hàng bán giảm, thêm vào đó chi phí hoạt động cũng giảm nên đã góp phần làm cho lợi nhuận tăng lên.

b) Lợi nhuận từ dịch vụ:

Tuy doanh thu đem về từ hoạt động này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh thu (năm 2007 chiếm 1,8%, năm 2008 chiếm 2,4%), nhưng loại hình hoạt động này lại không có giá vốn, thêm vào đó chi phí lại ít nên đã góp phần làm cho lợi nhuận tăng cao. Cụ thể là năm 2008 lợi nhuận đạt được từ hoạt động này là 67.200 nghìn đồng tăng 34.080 nghìn đồng, tương đương với tăng 102,9% so với cùng kì năm trước.

4.1.3.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận HĐKD của công ty qua 2 năm (2007-2008)

a) Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận bán hàng: (Số liệu trích trong

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh tm-dv tin học an giang.pdf (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)