0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH TM-DV TIN HỌC AN GIANG.PDF (Trang 35 -35 )

Phân tích tình hình lợi nhuận có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Phân tích tình hình lợi nhuận để thấy được các nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng đến việc tăng, giảm lợi nhuận của công ty. Từ đó, công ty cần đề ra các biện pháp khai thác khả năng kinh doanh tốt hơn nhằm nâng cao lợi nhuận và giúp hoạt động kinh doanh của công ty đạt hiệu quả tối đa trong tương lai. Để hiểu rõ hơn về tình hình lợi nhuận của công ty Tin học An Giang, ta tìm hiểu bảng sau:

Bảng 4.7: TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY QUA 2 NĂM (2007-2008)

ĐVT: 1000 đồng

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2007 2008 Tuyệt đối Tương đối

(%) 1. Doanh thu thuần 6.133.297 5.687.992 (445.305) (7,26)

3. Giá vốn hàng bán 5.215.742 4.793.210 (422.262) (8,10)

4. Lợi nhuận gộp 917.555 869.331 (48.224) (5,26)

5. Chi phí BH và QLDN 825.334 739.438 (85.896) (10,41)

8. Lợi nhuận thuần 92.221 155.344 63.123 68,45

9. Thuế TNDN 25.821,88 38.836 13.014 50,40

10. Lợi nhuận sau thuế 66.399,12 116.508 50.108,88 75,47

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD)

Dựa vào bảng số liệu trên, ta thấy năm 2008 lợi nhuận ròng của công ty là 116.508 nghìn đồng tăng lên 50.108,88 nghìn đồng so với năm 2007 với mức tăng trưởng là 75,47%. Nguyên nhân của việc tăng lợi nhuận là do doanh thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ tăng cao, đồng thời giá vốn hàng bán cùng với chi phí BH và QLDN giảm nên đã làm cho lợi nhuận tăng.

===================================================================

4.1.3.2. Phân tích tình hình lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh

Bảng 4.8: TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN TỪNG LĨNH VỰC CỦA CÔNG TY QUA 2 NĂM (2007-2008)

ĐVT: 1000 đồng

Lĩnh vực

Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch

Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Bán hàng 59.101 64,1 88.144 56,7 29.043 49,14 Cung cấp dịch vụ 33.120 35,9 67.200 43,3 34.080 102,9 Tổng lợi nhuận 92.221 100 155.344 100 63.123 68,45 (Nguồn: Phòng Kế toán) a) Lợi nhuận từ BH:

Năm 2007 lợi nhuận từ hoạt động bán hàng là 59.101 nghìn đồng chiếm 64,1% tỷ trọng trong tổng lợi nhuận, sang năm 2008 lợi nhuận này tăng lên 88.144 nghìn đồng nhưng lại chiếm 56,7% tỷ trọng giảm 7,4% tỷ trọng trong tổng lợi nhuận. Nguyên nhân lợi nhuận từ hoạt động này tăng lên là do giá vốn hàng bán giảm, thêm vào đó chi phí hoạt động cũng giảm nên đã góp phần làm cho lợi nhuận tăng lên.

b) Lợi nhuận từ dịch vụ:

Tuy doanh thu đem về từ hoạt động này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh thu (năm 2007 chiếm 1,8%, năm 2008 chiếm 2,4%), nhưng loại hình hoạt động này lại không có giá vốn, thêm vào đó chi phí lại ít nên đã góp phần làm cho lợi nhuận tăng cao. Cụ thể là năm 2008 lợi nhuận đạt được từ hoạt động này là 67.200 nghìn đồng tăng 34.080 nghìn đồng, tương đương với tăng 102,9% so với cùng kì năm trước.

4.1.3.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận HĐKD của công ty qua 2 năm (2007-2008)

a) Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận bán hàng: (Số liệu trích trong phần phụ lục trang 44)

Do chi phí BH và chi phí QLDN phát sinh chung trong kì và không có thuế suất nên các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận bán hàng gồm: khối lượng

===================================================================

hàng hóa, giá bán bình quân, giá vốn bình quân, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp.

Qua bảng 4.8, ta thấy lợi nhuận từ hoạt động bán hàng năm 2008 tăng lên 29.043 nghìn đồng so với năm 2007. Mức biến động này chịu sự ảnh hưởng của các nhân tố:

 Khối lượng hàng hóa:

Đối với hoạt động bán hàng thì số lượng hàng hóa bán ra ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu cũng như lợi nhuận của công ty. Chính vì thế mà năm 2008, do sản lượng tiêu thụ các mặt hàng giảm nên đã làm cho lợi nhuận giảm 63.442,383 nghìn đồng.

 Kết cấu hàng hóa:

Do kết cấu khối lượng sản phẩm thay đổi làm cho lợi nhuận giảm 372.989,617 nghìn đồng.

 Giá bán bình quân đơn vị sản phẩm:

Nhân tố này cũng ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu và lợi nhuận của công ty. Năm 2008, giá bán bình quân của mỗi sản phẩm cao hơn năm 2007 nên đã làm cho lợi nhuận tăng lên 283.387 nghìn đồng.

 Giá vốn bình quân đơn vị sản phẩm:

Đây là nhân tố cũng ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của công ty. Do giá vốn bình quân của sản phẩm năm 2008 giảm nên đã góp phần làm cho lợi nhuận tăng lên một lượng là 102.672 nghìn đồng.

 Chi phí hoạt động:

Năm 2008, công ty đã tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể nên đã làm cho lợi nhuận tăng lên 79.416 nghìn đồng.

Qua phân tích các nhân tố trên, ta nhận thấy lợi nhuận bán hàng năm 2008 tăng là do giá bán sản phẩm tăng, đồng thời giá vốn và chi phí hoạt động giảm; bên cạnh đó nguyên nhân làm cho lợi nhuận giảm là do số lượng sản phẩm bán ra giảm và kết cấu sản phẩm giảm nên đã làm cho lợi nhuận giảm một lượng đáng kể.

===================================================================

b) Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận CCDV:

Do lĩnh vực cung cấp dịch vụ không có giá vốn nên các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận dịch vụ gồm có giá bán, chi phí CCDV và số lượng dịch vụ.

 Số lượng dịch vụ:

Qua một thời gian dài hoạt động, khách hàng ngày càng tin tưởng vào trình độ cũng như tay nghề của các nhân viên trong công ty. Chính vì thế mà lượng khách đến với công ty ngày một đông hơn và số lượng dịch vụ cung cấp ngày một nhiều hơn, điều này làm cho lợi nhuận của công ty tăng lên 18.795 nghìn đồng.

 Giá cung cấp dịch vụ:

Do giá cung cấp dịch vụ năm 2008 cao hơn so với năm 2007 nên đã làm cho lợi nhuận tăng lên 8.625 nghìn đồng.

 Chi phí cung cấp dịch vụ:

Năm 2008, chi phí cho việc CCDV giảm nên đã góp phần làm cho lợi nhuận tăng lên 6.480 nghìn đồng.

Như vậy, do năm 2008 cả giá bán và số lượng cung cấp dịch vụ đều tăng nên đã làm cho lợi nhuận tăng lên, đồng thời chi phí cho việc CCDV giảm nên đã góp phần làm cho lợi nhuận tăng một lượng đáng kể.

4.1.3.5. Phân tích sự ảnh hưởng của doanh thu và chi phí đến lợi nhuận Ta có: LNthuần= Doanh thu – Giá vốn hàng bán – Chi phí BH&QL Theo công thức trên, các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận bao gồm: doanh thu (nhân tố này ảnh hưởng cùng chiều với lợi nhuận), giá vốn hàng bán và chi phí BH&QL (hai nhân tố này ảnh hưởng ngược chiều với lợi nhuận).

===================================================================

Bảng 4.9: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN

ĐVT: 1000 đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008

Chênh lệch Mức ảnh hưởng đến LN Giá trị Tỷ lệ (%) 1. Doanh thu 6.133.297 5.687.992 (445.305) (7,26) -445.305 2. Giá vốn hàng bán 5.215.742 4.793.210 (422.532) (8,10) +422.532 3. Chi phí BH&QL 825.334 739.438 (85.896) (10,41) +85.896 4. Lợi nhuận 92.221 155.344 63.123 75,47

(Nguồn: Bảng báo cáo kết quả HĐKD)

ĐTPT: ∆L = L08– L07= 155.344 – 92.221 = 63.123 nghìn đồng Do các nhân tố cụ thể sau ảnh hưởng:

- Doanh thu -445.305

- Giá vốn hàng bán +422.532

- Chi phí BH&QL +85.896

∆L = 63.123 (Đúng bằng ĐTPT)

Như vậy, nguyên nhân làm cho lợi nhuận tăng là do giá vốn hàng bán và chi phí BH&QL giảm một lượng khá lớn (cụ thể là GVHB giảm 422.532 nghìn đồng, còn chi phí BH&QL giảm 85.896 nghìn đồng).

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, thì sức mua của người tiêu dùng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả bán hàng của doanh nghiệp, đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Chính vì thế mà năm 2008, do sức mua của người tiêu dùng giảm (một phần là do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế làm cho tỷ giá ngoại tệ lên xuống không ổn định, mặt khác là do công ty chưa có nhiều chính sách thu hút khách hàng đến với công ty) nên đã làm cho doanh thu giảm đi một lượng đáng kể. Nhưng thay vào đó, năm 2008 công ty đã thực hiện tốt việc tiết kiệm chi phí nên đã góp phần làm cho lợi nhuận tăng cao. Tuy năm 2008, doanh thu có giảm, nhưng bên cạnh đó thì chi phí BH&QL và GVHB cũng giảm và mức giảm

===================================================================

của chi phí và GVHB lại nhiều hơn mức giảm của doanh thu nên đã làm cho lợi nhuận tăng lên.

4.2. Phân tích một số tỷ số tài chính của công ty qua 2 năm (2007-2008)

Đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh, mục tiêu cuối cùng là tạo ra lợi nhuận. Lợi nhuận là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ảnh hiệu quả của toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh của đơn vị, nó được xác định bằng chênh lệch giữa phần giá trị đơn vị thực hiện được trong kỳ và toàn bộ chi phí tương xứng để tạo nên giá trị đó, nó được thể hiện trên báo cáo kết quả kinh doanh của đơn vị trong một kỳ kế toán. Khi đơn vị hoạt động càng có hiệu quả thì lợi nhuận thu được càng nhiều. Nhưng có thể sẽ sai lầm nếu chỉ căn cứ vào sự tăng lên hay giảm đi của lợi nhuận mà đánh giá hoạt động của đơn vị là tốt hay xấu, mà cần phải đặt lợi nhuận trong mối quan hệ so sánh với phần giá trị đã thực hiện được, với tài sản, với vốn chủ sở hữu bỏ ra… thì mới có thể đánh giá được chính xác hơn hiệu quả của toàn bộ hoạt động cũng như từng mặt hoạt động.

4.2.1. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn

Từ bảng cân đối kế toán (phụ lục, trang 44) và bảng kết quả hoạt động kinh doanh (trang 17). Ta có bảng số liệu sau:

===================================================================

Bảng 4.10 : PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY

Chỉ tiêu ĐVT

Năm

2007 2008

Doanh thu thuần 1000 đ 6.133.297 5.687.992

Giá vốn hàng bán 1000 đ 5.215.742 4.793.210 Vốn lưu động bình quân 1000 đ 891.055 1.198.301 Vốn cố định bình quân 1000 đ 110.925,5 146.995 Tổng tài sản bình quân 1000 đ 1.002.007,5 1.355.296 Hàng tồn kho bình quân 1000 đ 606.762,5 931.001 Số vòng quay vốn lưu động Vòng 6,9 4,8 Số vòng quay vốn cố định Vòng 55,3 38,7 Số vòng quay tổng tài sản Vòng 6,1 4,2 Số vòng quay hàng tồn kho Vòng 8,6 5,2 (Nguồn: Phòng Kế toán và tự tính)

(Ghi chú: Năm 2006: Vốn lưu động là 525.158 nghìn đồng; Vốn cố định là 80.055 nghìn đồng; Tổng tài sản là 605.213 nghìn đồng và Hàng tồn kho là 349.723 nghìn đồng)

4.2.1.1. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động: Vòng quay vốn lưu động là chỉ tiêu cơ bản phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Qua bảng trên ta thấy số vòng quay vốn lưu động năm 2008 giảm so với năm 2007. Năm 2007 một đồng vốn lưu động tham gia vào quá trình kinh doanh mang lại 6,9 đồng doanh thu, nhưng sang năm 2008 số vòng quay vốn lưu động giảm còn 4,8 tức giảm 1,1 vòng so với năm 2007. Nguyên nhân số vòng quay giảm là vì lượng hàng tồn kho bình quân năm 2008 tăng cao (cụ thể là tăng 324.238,5 nghìn đồng) so với năm 2007 nên đã làm cho số vốn lưu động bình quân năm 2008 tăng cao hơn, trong khi đó thì doanh thu thuần năm 2008 lại giảm đi một lượng khá lớn, do đó làm cho số vòng quay vốn lưu động giảm. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty giảm. Vì vậy, để cải thiện tình hình này công ty cần phải điều chỉnh lượng hàng tồn kho sao cho hợp lý, có những biện pháp hữu hiệu để thu hồi các khoản nợ của khách hàng đồng thời tăng tốc độ tăng trưởng của doanh thu thông qua việc đẩy mạnh tiêu thụ.

===================================================================

4.2.1..2. Hiệu quả sử dụng vốn cố định: Năm 2007 hiệu quả sử dụng tài sản cố định quay được 55,3 vòng, nghĩa là cứ 1 đồng tài sản cố định tạo ra được 55,3 đồng doanh thu thuần, sang năm 2008 số vòng quay giảm xuống còn 38,7 vòng tức chỉ thu được 38,7 đồng doanh thu thuần trên 1 đồng tài sản cố định bỏ ra giảm 16,6 đồng so với năm 2007. Do tài sản cố định năm 2008 tăng lên (vì công ty phải mua thêm một số thiết bị máy móc phục vụ cho việc kinh doanh), nhưng doanh thu năm này lại giảm xuống (vì số lượng hàng hóa bán ra giảm), do đó đã làm cho số vòng quay vốn cố định giảm. Như vậy, cho thấy công ty chưa khai thác hiệu quả tài sản cố định mà công ty đã đầu tư, vì thế công ty cần có biện pháp khắc phục tình hình này để đạt doanh thu cao hơn cũng như góp phần làm tăng lợi nhuận của công ty.

4.2.1.3. Hiệu quả sử dụng tổng tài sản:Qua kết quả phân tích từ 2 kỳ kinh doanh, vòng quay toàn bộ tài sản năm 2008 là 4,2 giảm 1,9 vòng so với năm 2007. Điều này cho thấy công ty sử dụng toàn bộ tài sản chưa đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, qua 2 năm cứ 1 đồng vốn bỏ ra đều mang lại hơn 4 đồng doanh thu. Năm 2008, tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn chiếm 88,4% trong tổng tài sản, trong đó ảnh hưởng lớn nhất là hàng tồn kho chiếm 68,7% trong tổng tài sản. Nguyên nhân là trong năm này do tình hình kinh doanh của công ty chưa đạt hiệu quả cao do một phần ảnh hưởng của tỷ giá USD nên số lượng hàng hóa bán ra ít làm hàng trong kho tồn đọng một lượng khá lớn. Vì vậy, vòng quay toàn bộ tài sản chưa cao, nguồn vốn chưa được sử dụng hiệu quả một cách triệt để.

Nhìn chung, ta thấy năm 2007 hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản của công ty cao hơn năm 2008. Do đó, công ty cần có biện pháp tăng doanh thu hơn nữa để tăng hiệu quả sử dụng vốn.

4.2.1.4. Tình hình luân chuyển hàng tồn kho: Qua bảng phân tích ta thấy số vòng quay hàng tồn kho năm 2007 là 8,6 vòng, năm 2008 là 5,2 vòng giảm 3,4 vòng so với năm 2007. Số vòng quay hàng tồn kho lớn (nhanh) thể hiện tình hình tiêu thụ tốt, tuy nhiên điều này có thể là do lượng hàng tồn kho thấp, vì vậy khối lượng tiêu thụ bị hạn chế do không có đủ hàng hoá kịp thời cung cấp cho khách hàng. Ngược lại, số vòng quay hàng tồn kho nhỏ (chậm) có thể hàng hoá bị kém phẩm chất không tiêu thụ được hoặc do tồn kho quá mức cần thiết và như vậy sẽ làm mất nhiều vốn hơn cho việc dự trữ, quản lý hàng tồn kho. Trong trường hợp

===================================================================

này thì số vòng quay hàng tồn kho của công ty có xu hướng chậm lại, nhưng không phải vì hàng hoá công ty kém phẩm chất không tiêu thụ được mà là vì công ty dự trữ hàng tồn kho chưa hợp lý, một phần là do năm 2008 số lượng hàng hóa bán ra giảm nên đã làm tồn đọng lại một lượng hàng tương đối lớn và chính vì vậy đã làm cho hiệu quả sử dụng vốn giảm theo như phân tích ở trên, cho nên cần có những giải pháp hợp lý hơn trong khâu dự trữ hàng hóa nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.

4.2.2. Phân tích khả năng sinh lời của công ty

Bảng 4.11 : PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÔNG TY

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2007 Năm 2008

1. Tổng doanh thu thuần 1000 đ 6.133.297 5.687.992

2. Vốn chủ sở hữu bình quân 1000 đ 812.279,5 1.114.933

3. Vốn kinh doanh bình quân 1000 đ 750.000 1.000.000

4. Tổng chi phí 1000 đ 6.041.076 5.532.648

5. Tổng tài sản bình quân 1000 đ 1.002.007,5 1.355.296

6. Lợi nhuận sau thuế 1000 đ 66.399,12 116.508

7. Lợi nhuận/Tài sản (ROA) % 6,6 8,6

8. Lợi nhuận/Vốn chủ sở hữu (ROE) % 8,2 10,5

9. Lợi nhuận/Doanh thu (ROS) % 1,08 2,05

10. Lợi nhuận/Vốn kinh doanh % 8,8 11,6

11. Hiệu suất sử dụng chi phí % 1,02 1,03

12. Lợi nhuận/ Chi phí % 1,1 2,1

(Nguồn: Phòng Kế toán và tự tính)

(Ghi chú: Năm 2006: Vốn chủ sở hữu là 533.728 nghìn đồng; Vốn kinh doanh là 500.000 nghìn đồng)

Đối với các doanh nghiệp mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Lợi nhuận là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình đầu tư, sản xuất, tiêu thụ và những giải pháp kỹ thuật, quản lý kinh tế tại doanh nghiệp. Vì vậy, lợi nhuận là chỉ tiêu tài chính mà bất cứ một đối tượng nào muốn đặt quan hệ với doanh nghiệp cũng đều quan tâm. Tuy nhiên, để nhận thức đúng đắn

===================================================================

về lợi nhuận thì không phải chỉ quan tâm đến tổng mức lợi nhuận mà cần phải

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH TM-DV TIN HỌC AN GIANG.PDF (Trang 35 -35 )

×