PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT MARKETING XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả marketing xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ (Mỹ) giai đoạn 2005-2010.pdf (Trang 50 - 54)

VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ.

Mặc dù trong những năm gần đây xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào Hoa Kỳ liên tục tăng. Tuy nhiên sự tăng này không mang tính bền vững cao do xuất hiện một số yếu tố làm ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản: sự cạnh tranh gay gắt từ các quốc gia khác ngày càng lớn mạnh, khả năng khai thác của thủy sản Việt Nam, các vụ kiện, tranh chấp gần đây trong quá trình hoạt động thương mại… làm ảnh hưởng không nhỏ quá trình xuất khẩu thủy sản vào Hoa Kỳ. Để có chiến lược đúng khi xuất khẩu thủy sản vào Hoa Kỳ nhằm tạo điều kiện tốt nhất để phát triển bền vững ta đi vào phân tích ma trận SWOT marketing xuất khẩu đối với ngành thủy sản Việt

Nam khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ nhằm tìm ra các giải pháp khắc phục các điểm yếu và nguy cơ cũng như tận dụng tốt các thế mạnh và các cơ hội.

MA TRẬN SWOT VỀ MARKEITNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ

Các thế mạnh (Strengths - S) Các cơ hội (Opportunities) - Cơ cấu các mặt hàng thủy sản xuất khẩu ngày

càng đa dạng phong phú.

- Công nghệ chế biến ngày càng hiện đại. - Chất lượng sản phẩm thủy sản được nâng cao rõ rệt.

- Hiệp định thương mại Việt - Mỹ có hiệu lực.

- Nhu cầu tiêu dùng thủy sản của người dân Hoa Kỳ ngày càng tăng. - Người dân Hoa Kỳ ngày càng biết nhiều đến thủy sản Việt Nam.

- Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng thị trường.

- Các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều kinh nghiệm trên thương trường.

Các điểm yếu (Weaknesses - W) Các thách thức (Threats - T) - Chưa am hiểu nhiều thị trường Hoa Kỳ.

- Chưa có chiến lược xúc tiến thương mại đồng bộ và đủ mạnh.

- Xuất khẩu chủ yếu sản phẩm thô, giá trị thấp. - Quy mô doanh nghiệp Việt Nam nhỏ.

- Chưa quan tâm xây dựng thương hiệu.

- Chưa tạo mối liên kết tốt về quyền lợi người tiêu dùng Hoa Kỳ, nhà phân phối và xuất khẩu. - Hệ thống phân phối quá phụ thuộc vào nhà nhập khẩu Hoa Kỳ.

- Trình độ nguồn nhân lực về marketing thấp. - Nguồn cung cấp thủy sản chưa ổn định.

- Cạnh tranh ngày càng gay gắt.

- Yêu cầu khắt khe của thị trường về chất lượng sản phẩm và an toàn thực phẩm rất cao.

- Chi phí cho các hoạt động marketing xuất khẩu tại Hoa Kỳ rất cao.

II.1/ Phân tích các điểm mạnh của marketing xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào Hoa Kỳ.

Đây là thị trường lớn, có tốc độ phát triển nhanh và hiện nay đây là thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Mặc dù thị trường này đòi hỏi rất cao về chất lượng sản phẩm và an toàn thực phẩm nhưng hiện nay rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã đạt được tiêu chuẩn HACCP với việc áp dụng các công nghệ hiện đại từ

nuôi trồng đến chế biến các sản phẩm xuất khẩu làm cho chất lượng sản phẩm ngày càng cải thiện và đã rất có uy tín thể hiện cụ thể qua sản lượng và giá trị xuất khẩu thủy sản vào Hoa Kỳ ngày càng tăng. Ngoài ra, Khi hiệp định thương mại có hiệu lực thuế nhập khẩu thủy sản vào Hoa Kỳ đánh vào các hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam sẽ giảm, tạo điều kiện tốt nhất để chúng ta đa dạng hóa các mặt hàng thủy sản đưa vào Hoa Kỳ, đặc biệt các mặt hàng chế biến cao cấp có giá trị cao (hiện nay chủ yếu Việt Nam xuất khẩu thủy sản vào Hoa Kỳ dưới dạng sản phẩm sơ chế). Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam luôn được sự quan tâm và hỗ trợ của chính phủ Việt Nam thông qua sự phối hợp với các cơ quan xúc tiến thương mại Hoa Kỳ, hiệp hội nghề cá Hoa Kỳ, các cơ quan chức năng khác… để tháo gỡ các rào cản thương mại và phi thương mại nhằm tạo điều kiện tốt nhất để xuất khẩu thủy sản Việt Nam thâm nhập và mở rộng thị trường.

II.2/ Phân tích các điểm yếu của marketing xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào Hoa Kỳ.

- Mặc dù giá trị và sản lượng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào Hoa Kỳ ngày càng tăng nhưng ổn định không cao và chưa phù hợp với năng lực vốn có của ngành thủy sản do chúng ta chưa có chiến lược xúc tiến thương mại đồng bộ, nắm bắt các thông tin thị trường còn ít, các doanh nghiệp ít có điều kiện hoặc chưa chủ động nghiên cứu để tiếp cận kịp thời sự biến động thị trường này mà chủ yếu phụ thuộc vào các đối tác nhập khẩu là các công ty Hoa Kỳ…. Ngoài ra, hiện nay quy mô doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam tương đối nhỏ nên không đủ điều kiện để thực hiện xây dựng chiến lược thương hiệu, cũng như khuếch trương sản phẩm bằng các hoạt động: hàng năm ở Hoa Kỳ có tổ chức hội chợ thủy sản quốc tế ở BOSTON và các hội chợ khác cũng như các triển lãm về thủy sản nhưng rất ít doanh nghiệp Việt Nam tham gia do kinh phí rất lớn hoặc doanh nghiệp không đủ điều kiện tham gia…. Bên cạnh đó, hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam cũng chưa đủ vốn để trang bị các máy móc thiết bị hiện đại hoặc chưa mạnh dạn trong hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp hoa Kỳ để tận dụng các công

nghệ nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản hiện đại nhằm hạn chế tối đa các vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như các quy định về bảo vệ môi trường. - Một vấn đế rất quan trọng là hiện nay chúng ta chưa có đủ một nguồn nhân lực về marketing giỏi để có thể đưa ra các chính sách, quyết sách mang tầm chiến lược nhằm mở rộng và phát triển thị trường. Và chúng ta cũng chưa tạo ra được một chuỗi mắc xích quyền lợi giữa nhà các doanh nghiệp Việt Nam, nhà nhập khẩu và người tiêu dùng Hoa Kỳ nhằm hạn chế các rũi ro trong quá trình thực hiện chiến lược marketing xuất khẩu vào thị trường đầy biến động này.

II.3/ Phân tích các cơ hội của marketing xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào Hoa Kỳ.

- Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ: khi hiệp định thương mại Việt - Mỹ được ký kết và có hiệu lực đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư Hoa Kỳ tham gia vào thị trường Việt Nam và ngược lại; đồng thời thông qua các cam kết trong hiệp định các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam khi tham gia vào thị trường Hoa Kỳ sẽ chịu mức thuế suất thấp hơn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể cạnh tranh với các quốc gia khác; làm giảm đáng kể các quy định về an toàn chất lượng sản phẩm; các thông tin thị trường giữa Việt Nam và Hoa Kỳ càng minh bạch, rõ ràng hơn, các doanh nghiệp giảm được rũi ro trong xuất khẩu cũng như trong thanh toán tạo tiền đề cho ngành thủy sản phát triển trong tương lai. - Hiện nay lượng tiêu thụ bình quân đầu người về thủy sản của Hoa Kỳ không cao, khoảng 6,8kg/người/năm. Và trong tương lai gần lượng tiêu thụ này tăng cao theo sự khuyến cáo của giới y học về nguy cơ các giảm bị bệnh về tim mạch và bệnh béo phì nếu dùng nhiều sản phẩm thủy sản kết hợp với sự tiện lợi của sản phẩm này mang lại…. Đồng thời thông qua các vụ tranh chấp thương mại gần đây như vụ kiện bán phá giá cá basa và tôm vào thị trường Hoa Kỳ đã giúp các doanh nghiệp này có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc thực hiện các chiến lược marketing xuất khẩu của mình và cũng chính nhân tố này làm cho các thương hiệu sản phẩm thủy sản Việt Nam ngày càng phổ biến hơn ở Mỹ.

II.4/ Phân tích các thách thức của marketing xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào Hoa Kỳ.

- Sự cạnh tranh của các đối thủ ngày càng gay gắt về chất lượng sản phẩm, giá bán cũng như về phân phối, xúc tiến… với các đối thủ lớn như các nhà cung cấp thủy sản nội địa và các quốc gia rất có thế mạnh về thủy sản như Thái Lan, Ấn Độ, Bangladesh, Trung Quốc… làm cho thị trường này vốn cạnh tranh đã khốc liệt thì nay càng khốc liệt hơn.

- Các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, các yêu cầu về chất lượng hàng nhập khẩu sẽ ngày càng cao. Chính các nhân tố này sẽ là một trong những rào cản lớn trong quá trình thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ và nếu các doanh nghiệp không nỗ lực sẽ có nguy cơ mất thị trường tiềm năng này trong tương lai. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Mặc dù hiệp định thương mại Việt - Mỹ đã có hiệu lực nhưng các luật lệ thương mại của Hoa Kỳ rất phức tạp và thực tế các doanh nghiệp Việt Nam không thể biết hết cũng như không thể lường trước hết các biến cố có thể xảy ra và khi có biến cố thì chúng ta đương nhiên sẽ là bị đơn trong các vụ kiện như vụ kiện bán phá giá cá basa, vụ kiện tôm trên thị trường Hoa Kỳ là những minh chứng sống động nhất. - Ngoài ra, một vấn đề rất quan trọng mà các doanh nghiệp Việt Nam đang rất lo ngại và quan tâm là chi phí cho các hoạt động marketing ở Hoa Kỳ rất cao mặc dù các dịch vụ rất hoàn hảo như chi phí cho các luật sư trong ký kết hợp đồng, các cuộc tranh chấp thương mại… rất cao và khả năng doanh nghiệp nhỏ khó có khả năng thực hiện.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả marketing xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ (Mỹ) giai đoạn 2005-2010.pdf (Trang 50 - 54)