DIỄN BIẾN VÀ HỒI KẾT CỦA VỤ KIỆN TÔM

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả marketing xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ (Mỹ) giai đoạn 2005-2010.pdf (Trang 69 - 72)

III/ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ MARKETING XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ GIAI ĐOẠN

DIỄN BIẾN VÀ HỒI KẾT CỦA VỤ KIỆN TÔM

Diễn biến vụ kiện.

- Ngày 31/12/2003: liên minh tôm Miền Nam Hoa Kỳ (một nhóm các chủ tàu khai thác tôm vùng vịnh Mexico của Mỹ với đại diện pháp lý là SSA - đại diện pháp lý cho 8 tiểu bang có nuôi đánh bắt tôm của Mỹ gồm: Alabana, Florida, Georgia, Texas, Louisiana, Mississippi, North Carolina, South Carolina) đã chính thức nộp đơn lên toà án ITC và DOC kiện 6 quốc gia xuất khẩu tôm lớn nhất vào Hoa Kỳ (Braxin, Trung Quốc, Ecuador, Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam) đã bán phá giá và gây thiệt hại cho nền công nghiệp đánh bắt tôm của Mỹ.

- Ngày 20/1/2004: DOC ra quyết định bắt đầu điều tra vụ kiện. Hầu như toàn bộ các dạng tôm xuất khẩu của Việt Nam đều nằm trong phạm vi điều tra, ngoại trừ tôm khô, tôm tẩm bột.

- Ngày 21/1/2004: ITC tổ chức điều tra công khai tại Washington D.C.

- Ngày 17/2/2004: ITC ra quyết định sơ bộ xác định tôm nhập khẩu đe dọa gây thiệt hại cho ngành tôm của Mỹ. Vụ kiện bắt đầu vào giai đoạn điều tra.

- Ngày 23/2/2004: DOC thông báo chọn 4 công ty của Việt Nam: Minh Phú, Kim Anh, Camimex, Sea Minh Hải là bị đơn bắt buộc và bắt đầu tiến hành điều tra. - Ngày 2/7/2004: DOC ra quyết định sơ bộ, ấn định các mức thuế từ 12,11 - 93,13% cho các doanh nghiệp Việt Nam, chỉ công nhận 21/38 công ty tham kiện được hưởng thuế suất riêng biệt.

- Từ 27/8 đến 10/9/2004: DOC đã tiến hành thẩm tra tại chỗ các công ty Cafatex, Sea Minh Hải, Kim Anh, Camimex và Minh Phú.

- Ngày 8/9/2004: các công ty nộp các thông tin về giá trị thay thế.

- Ngày 29/11/2004: DOC ra quyết định cuối cùng thay đổi đáng kể mức thuế cũng như số lượng các doanh nghiệp Việt Nam được hưởng mức thuế riêng biệt.

- Như vậy là sau khi đã trãi qua 396 ngày theo đuổi, đối phó với vụ kiện tôm đầy gian nan và thử thách thì nhìn chung đến nay các doanh nghiệp tôm Việt Nam đã đạt được những kết quả bước đầu tương đối thành công. Theo quyết định cuối cùng của DOC, ngoài 3" bị đơn bắt buộc" được hưởng mức thuế khá thấp, mức thuế áp dụng đối với sản phẩm tôm của 31 doanh nghiệp "bị đơn tự nguyện" là 4,57%. Riêng 3 "bị đơn tự nguyện" khác (Trúc An, Hải Thuận, Nha Trang Fisheries Co.) và Kim Anh vẫn bị buộc phải chịu mức thuế cao 25,76% với lập luận của DOC là các doanh nghiệp này không chứng minh được rằng hoạt động của họ không chịu sự kiểm soát của chính phủ.

- Các nước là bị đơn trong vụ kiện được áp đặt mức thuế khác nhau. Trung Quốc: hơn 90% các nhà xuất khẩu phải chịu mức thuế từ 27 - 113% và đa số phải chịu mức 53,08%. Thái Lan: phải chịu mức thuế chung là 5,95%, Ấn Độ: 10,17%, Braxin: 7,05%. Riêng Êcuađo mức thuế suất bình quân 3,58%.

Với kết quả như trên thì các doanh nghiệp Việt Nam được hưởng thuế suất dưới 5% có thể tiếp tục xuất khẩu sang Hoa Kỳ và chắc chắn sẽ tạo nên lợi thế cạnh tranh rất lớn cho sản phẩm tôm Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường này.

Bài học kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp thủy sản nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung khi tham gia xuất khẩu.

Thứ nhất, cần có sự thống nhất và phối hợp giữa các doanh nghiệp để giải quyết vụ kiện qua một đầu mối tổ chức chung.

Thứ hai, các doanh nghiệp cần chú trọng duy trì hệ thống sổ sách kế toán và lưu giữ thông tin chi tiết, minh bạch.

Thứ ba, cần phối hợp tốt với các đối tác và đồng minh tại chính nước đi kiện, chủ động phát triển quan hệ công chúng và vận động hành lang.

Thứ tư, giải pháp tốt nhất cho các tranh chấp thương mại thường vẫn là giải pháp "cùng thắng" nghĩa là nên tập trung nỗ lực để tìm những giải pháp dựa trên thương lượng, mỗi bên chấp nhận những nhượng bộ nào đó được coi là thỏa đáng.

Thứ năm, các doanh nghiệp nên chủ động đa dạng hóa sản phẩm và đa dạng hóa thị trường, giảm lệ thuộc vào một thị trường hoặc một sản phẩm nhằm hạn chế rủi ro.

Thứ sáu, Việt Nam nhanh chóng trở thành thành viên của WTO để nâng cao vị thế và được bảo vệ tốt hơn trong các tranh chấp thương mại quốc tế.

Bảng phụ lục số 2:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả marketing xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ (Mỹ) giai đoạn 2005-2010.pdf (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)