III/ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ MARKETING XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ GIAI ĐOẠN
b/ Giám sát việc làm vệ sinh Mỗi nhà chế biến phải giám sát các điều kiện và
quy phạm trong suốt quá trình chế biến với tần suất phù hợp để đảm bảo ở mức tối thiểu việc tuân thủ các điều kiện và quy phạm được quy định tại phần 110 của chương này. Các điều kiện và quy phạm này đều phù hợp với cả xí nghiệp lẫn thực phẩm đang được chế biến, và liên quan đến các vấn đề sau:
(1) Sự an toàn của nước tiếp xúc với thực phẩm hoặc các bề mặt tiếp xúc với thực phẩm, hay nước được sử dụng trong sản xuất đá.
(2) Điều kiện và độ sạch của các bề mặt tiếp xúc với thực phẩm, bao gồm các dụng cụ chế biến, găng tay và quần áo bảo hộ lao động.
(3) Việc ngăn ngừa sự lây nhiễm chéo từ các đồ vật mất vệ sinh sang thực phẩm, vật liệu bao gói thực phẩm và các bề mặt khác tiếp xúc với thực phẩm bao gồm các dụng cụ chế biến, găng tay và quần áo bảo hộ cũng như từ nguyên liệu sang sản phẩm chính.
(4) Việc bảo dưỡng các thiết bị rữa và khử trùng tay cũng như các thiết bị vệ sinh. (5) Việc bảo vệ thực phẩm, vật liệu bao gói thực phẩm và các bề mặt khác tiếp xúc với thực phẩm khỏi bị nhiễm dấu bôi trơn, nhiên liệu, thuốc trừ sâu, chất tẩy rữa, chất sát trùng, chất ngưng tụ và các sự lây nhiễm hóa học, lý học, sinh học khác. (6) Việc dán nhãn, lưu kho và sử dụng các hợp chất độc hại đúng quy định.
(7) Kiểm soát tình trạng sức khỏe công nhân mà tình trạng sức khỏe không tốt đó có thể gây ra lây nhiễm vi sinh trong thực phẩm, vật liệu bao gói thực phẩm và các bề mặt tiếp xúc với thực phẩm, và
(8) Việc loại trừ các động vật gây hại ra khỏi xí nghiệp thực phẩm.
Nhà chế biến phải sửa chữa kịp thời các điều kiện và các quy phạm không đạt yêu cầu.