V ới sự phát triển của nền kinh tế nhiều nhà đầu nước ngoài muốn đầu tư
7 kiến cửa Ông Nguyễn Công Khanh phó Cục trưởng Cục con nuôi quốc tế(Bộ Tư pháp) 8 Ý ki ến của Ông Nguyễn Công Khanh phó Cục trưởng Cục con nuôi quốc tế (Bộ Tư pháp)
Ví dụ: Như Việt kiều về Việt Nam mua đất thì phải có nghĩa vụ đóng thuế, nhưng không thể bắt họ về Việt Nam làm nghĩa vụ quân sự.
3.4.3 Giải pháp về vấn đề xin nhập, xin trở lại quốc tịch Việt Nam.
Thứ nhất: Để tạo điều kiện cho người nước ngoài và người không quốc tịch nhập quốc tịch Việt Nam để được đầu tư, làm ăn, sinh sống lâu dài ở Việt Nam tạo điều kiện phát triển kinh tế sánh ngang với các nước trong khu vực. Do đó, nên sửa đổi điểm d, Điều 20 luật quốc tịch Việt Nam 1998 như sau:
“…tổng thời gian thường trú tại Việt Nam ít nhất là hai năm”.
Thứ hai: Theo quy định thì người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có tên gọi Việt Nam, việc xác định tên gọi Việt Nam thì chưa có quy định như thế nào là tên gọi Việt Nam. Theo ý kiến của tác giả, trong trường hợp này cần phải quy định rõ về cơ cấu cũng như hình thức của tên gọi Việt Nam, nhằm tạo cơ sở cho người xin nhập quốc tịch Việt Nam có cơ sở trong việc xác định tên gọi của mình.
Thứ ba: Trong trường hợp mẹ mang con trốn về Việt Nam mà không mang theo giấy tờ gì chứng minh trẻ sinh ra ở đâu mang quốc tịch nào, thì trong trường hợp nay luật chưa có quy định. Theo ý kiến của tác giả trước mắt có thể yêu cầu người mẹ của đứa trẻ trong trường hợp này cam kết về nguồn gốc của đứa trẻ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung mình cam kết, trên cơ sở đó, sở tư pháp tỉnh nơi người mẹ cư trú sẽ hướng dẫn làm thủ tục đăng ký khai sinh cho đứa trẻ và xác định quốc tịch cho trẻ có quốc tịch Việt Nam.
Thứ tư: Theo ý kiến của tác giả, trước mắt để cho cơ quan có thẩm quyền địa phương nơi cư trú của người không quốc tịch sẽ cấp phiếu lý lịch tư pháp cho đương sự trong trường hợp đương sự xin cấp phiếu lý lịch tư pháp nhằm mục đích xin nhập quốc tịch Việt Nam và bổ sung điểm 3 mục I thông liên tịch số 07/1999/TTLT-BCA ngày 08/02/1999 giữa Bộ Tư pháp và Bộ Công an về quyền yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp đối với đối tượng là người không quốc tịch.
Thứ năm: Thiết nghĩ, để tạo điều kiện cho những trường hợp người gốc Lào, Campuchia sống ở biên giới Việt Nam và các trường hợp xin nhập quốc tịch Việt Nam sớm được nhập quốc tịch Việt Nam, để ổn định cuộc sống, cần cho họ miễn điều kiện về chứng chỉ tiếng Việt khi xin nhập quốc tịch Việt Nam.
Thứ sáu: Giải pháp về phiếu lý lịch tư pháp khi tiếp nhận hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam, thì Sở Tư pháp không cần phải đề nghị cơ quan công an xác minh về nhân thân. Vì trong khi cấp phiếu lý lịch tư pháp thì Sở Tư pháp dựa trên cơ sở kết quả tra cứu các dữ liệu của cơ quan công an. Nếu như công an xác minh lại là không cần thiết và mất thời gian, ảnh hưởng đến thời hạn giản quyết hồ sơ.
Thứ bảy: Trong trường hợp đối với các kiều dân Campuchia cư trú lâu năm ở Việt Nam nên miễn nộp giấy cho thôi quốc tịch nước ngoài khi xin nhập quốc tịch Việt nam.
Thứ tám: Trường hợp về thẩm quyền ra quyết định cho nhập, thôi, tước quốc tịch Việt Nam…theo ý kiến của tác giả để rút ngắn thời gian, thiết nghĩ Chủ tịch nước nên ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ Tư pháp trong trường hợp cho nhập, thôi, tước quốc tịch Việt Nam.
Thứ chín: Giải pháp về điều kiện xin trở lại quốc tịch Việt Nam. Theo ý kiến của cá nhân tác giả, để tạo điều kiện thuận lợi cho những trường hợp xin thôi quốc tịch Việt Nam của một số cô dâu Việt Nam, nay muốn trở lại quốc tịch Việt Nam, cần giảm bớt một số giấy tờ theo tác giả thấy là không cần thiết, giấy xác nhận lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà đương sự là công dân hoặc thường trú cấp; giấy tờ hoặc tài liệu chứng minh đương sự có vợ, chồng, con, cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam hoặc giấy xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam hoặc của Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài về việc đương sự đã nộp đơn xin hồi hương về Việt Nam…mà chỉ cần xuất trình quyết định đương sự đã từng có quốc tịch Việt Nam.
Việt Nam cần điều chỉnh tư duy lập pháp trong tiếp cần vấn đề quốc tịch, gắn với bối cảnh hiện nay. Thử tục hành chính trong vấn đề quốc tịch cần được điều chỉnh theo hướng đơn giản hóa, dân chủ, công khai và thân thiện với người dân, quy định từng bước áp dụng công nghệ thông tin, giảm phiên hà cho người dân. Trước mắt, áp dụng việc nhận hồ sơ qua đường bưu điện là một giải pháp tốt. Việt Nam đã thành công trong việc áp dụng chính sách này trong cấp hộ chiếu.9