Đây là trường hợp mất quốc tịch mặc nhiên, không phụ thuộc vào ý chí của người mất quốc tịch .
Ở Việt Nam, vấn đề đương nhiên mất quốc tịch được quy định tai Điều 19, Điều 26 và Điều 28 luật quốc tịch Việt Nam 1998. Theo khoản 2 Điều 19 luật quốc tịch Việt Nam quy định: Đối với trẻ sơ sinh bị bỏ rơi và trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam sẽ được mang quốc tịch Việt Nam. Nhưng đến khi chưa đủ 15 tuổi mà tìm thấy cha mẹ có quốc tịch nước ngoài, cha, mẹ có quốc tịch nước ngoài hoặc người giám hộ là người có quốc tịch nước ngoài thì người đó không còn quốc tịch Việt Nam; đối với người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đó. Nghĩa là, nếu tìm thấy cha mẹ hoặc người giám hộ của trẻ sơ sinh bị bỏ rơi hoặc trẻ em tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam có quốc tịch nước ngoài, khi trẻ đó chưa đủ 15 tuổi thì trẻ em đó sẽ đương nhiên mất quốc tịch Việt Nam. Nhưng khi tìm thấy cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó mà khi đó người đó đã đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì việc đương nhiên mất quốc tịch của người đó phải được sự đồng ý bằng văn bản của người đó.
Đồng thời luật quốc tịch Việt Nam 1998 cũng quy định những trường hợp đương nhiên mất quốc tịch cuả con chưa thành niên khi cha mẹ thôi quốc tịch Việt Nam. Trường hợp này được quy tai khoản 2 Điều 28 “khi cha mẹ có sự thay đổi về quốc tịch do nhập, thôi hoặc trở lại quốc tịch quốc tịch Việt Nam, thì quốc tịch của con chưa thành niên sinh sống cùng với cha mẹ được thay đổi theo quốc tịch của họ”. Với quy định này, thì khi đó nếu cha mẹ thôi quốc tịch Việt
Nam, thì quốc tịch của con chưa thành niên sinh sống cùng với họ sẽ đương nhiên mất quốc tịch Việt Nam (do thay đổi quốc tịch theo cha mẹ)
Một trường hợp có thể dẫn đến đương nhiên mất quốc tịch. Khi một cá nhân đã xin nhập quốc tịch Việt Nam và đã có quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam nhưng do trong quá trình xin nhập quốc tịch đã có hành vi cố ý khai không đúng sự thật trong hồ sơ xin nhập quốc tịch, dẫn đến sự hiểu lầm của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam về điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam của người đó hoặc có sử dụng giả mạo một trong các giấy tờ trong hồ sơ xin nhập quốc tịch nhằm cố tình chứng minh để có đủ điều kiện được nhập quốc tịch. Khi đó cơ quan có thẩm quyền có thể hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, nếu quyết định đó được cấp chưa quá 5 năm. Như vậy,với quy định này thì quyết định cho nhập quốc tịch được cấp chưa quá 5 năm thì mới có thể bị hủy, còn nếu mà quyết định cho nhập quốc tịch được cấp hơn 5 năm thì không thể hủy được cho nên trong trường hợp này cá nhân này sẽ không đương nhiên mất quốc tịch Việt Nam, mà vẫn còn quốc tịch Việt Nam.