Thực trạng về vấn đề không quốc tịch.

Một phần của tài liệu các vấn đề về quốc tịch (Trang 32 - 34)

3 ThS Cao Nhất Linh tập bài giảng luật Công pháp quốc tế Khoa Luật Trường ĐHCT

3.3.1 Thực trạng về vấn đề không quốc tịch.

Thứ nhất: Theo khoản 1 Điều 18 luật quốc tịch Việt Nam năm 1998 quy định “ trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh có cha mẹ đều là người

không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam, thì có quốc tịch Việt Nam”. Như vậy, với quy định trên thì trong trường hợp mà đứa trẻ sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà có cha mẹ là người không quốc tịch nhưng không có nơi thường trú tại Việt Nam mà chỉ có nơi tạm trú tại Việt Nam thì quốc tịch của đứa trẻ đó xác định như thế nào? Nếu như trong trường hợp này áp dụng theo

quy định tại khoản 1 Điều 18 luật quốc tịch Việt Nam 1998 thì đứa trẻ này sẽ

không có quốc tịch Việt Nam. Từ đó dẫn đến đứa trẻ này sẽ rơi vào tình trạng

không có quốc tịch.

Thứ hai: Theo khoản 2 Điều 18 quy định “trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt

Nam mà khi sinh có mẹ là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại

Việt Nam, còn cha không rõ là ai, thì có quốc tịch Việt Nam”. Như vậy, với quy định trên thì khi trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam nhưng cha không rõ là ai, mẹ là người không quốc tịch mà chỉ có nơi tạm trú ở Việt Nam thì quốc tịch của đưa trẻ xác định như thế nào? Trường hợp này luật quốc tịch Việt Nam năm 1998 chưa có quy định, khi đó trên thực tế khi gặp trường hợp này đã gây ra nhiều khó khăn khi xác lập quốc tịch cho đứa trẻ.

Thứ ba: Tại Điều 19 luật quốc tịch Việt Nam năm 1998 quy định: “Trẻ sơ

sinh bị bỏ rơi và trẻ em tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai, thì có quốc tịch Việt Nam; nhưng sau đó, nếu tìm thấy cha mẹ đều có quốc

tịch nước ngoài, cha hoặc mẹ có quốc tịch nước ngoài, người giám hộ có quốc

tịch nước ngoài mà khi đứa trẻ này chưa đủ 15 tuổi thì đứa trẻ này không còn quốc tịch Việt Nam”. Với quy định này của luật quốc tịch nhằm hạn chế tình trạng hai quốc tịch của đứa trẻ. Tuy nhiên, lại có thể dẫn đến tình trạng không

quốc tịch của đứa trẻ trong trường hợp này. Nếu như trong trường hợp trên mà luật quốc tịch của quốc gia mà cha mẹ người giám hộ mới tìm thấy của đứa trẻ

mang quốc tịch lại xác lập quốc tịch theo nơi sinh hoặc luật quốc tịch của cha

mẹ, người giám hộ của đứa trẻ đó quy định, đứa trẻ đó phải có giấy tờ hợp pháp

chứng minh là con hợp pháp của người mang quốc tịch của quốc gia đó mới được nhập quốc tịch. Như vậy, quy định tại khoản 2 Điều 19 luật quốc tịch Việt

Nam 1998 có thể dẫn đến tình trạng không quốc tịch của những đưa trẻ bị bỏ rơi (sau đó tìm thấy cha mẹ hoặc người giám hộ)

Thứ tư: Theo luật quốc tịch Việt Nam 1998 xác lập quốc tịch theo nguyên tắc huyết thống và nguyên tắc nơi sinh. Nhưng hiện nay với sự phát triển của

khoa học đã có trường hợp trẻ em sinh ra trong ống nghiệm thì đứa trẻ này có quốc tịch Việt Nam hay không và áp dụng nguyên tắc nào để xác lập quốc tịch cho đứa trẻ.Trường hợp này luật quốc tịch Việt Nam 1998 chưa quy định.

Thứ năm: Tại khoản 2 Điều 17 luật quốc tịch Việt Nam quy định “trẻ em

khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân

nước ngoài, thì có quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của

cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh”. Ví dụ nếu như đứa trẻ được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là

công dân nước ngoài. Mà theo luật quốc tịch của người nước ngoài này chỉ xác

tịch Việt Nam 1998 quy định đứa trẻ này chỉ có quốc tịch Việt Nam khi có sự

thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ đứa trẻ vào thời điểm đăng ký khai sinh.

Vậy nếu như trong trường hợp trên cha mẹ đứa trẻ không thỏa thuận hoặc không

thể thỏa thuận được bằng văn bản, vì nhiều lý do như: Hiện nay ở Việt Nam có

nhiều trường hợp mà cha mẹ đứa trẻ không thể thỏa thuận được bằng văn bản được. Đó là các cô gái Việt Nam kết hôn với người Đài Loan và về Việt Nam sinh con, sau đó ở lại Việt Nam là do ly dị hoặc chồng chết, thì quốc tịch của đứa trẻ này sẽ được giải quyết như thế nào? Hoặc là khi cha mẹ đứa trẻ rơi vào

tình trạng là khi sinh con ra họ có ý muốn ly hôn nhau và họ cứ muốn nuôi đứa con đó, ví dụ người cha đó ở nước ngoài không chấp nhận cho người con có

quốc tịch Việt Nam, và người mẹ thì muốn đứa con có quốc tịch Việt Nam, và

hai người không thỏa thuận được với nhau về vấn đề cho đứa con hưởng quốc

tịch nước ngoài hay hưởng quốc tịch Việt Nam, thì trong trường hợp này dẫn đến đứa trẻ này rơi vào tình trạng không quốc tịch.

Thứ sáu: Còn một trường hợp nữa mà luật quốc tịch Việt Nam chưa có quy định. Đó là trường hợp đứa trẻ là con của công dân nước ngoài nhưng được

sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam. Ví dụ như công dân nước ngoài (nước A) đến

Việt Nam công tác, học tập và trong thời gian ở Việt Nam công dân nước ngoài

này (nước A) sinh con. Mà theo quy định luật quốc tịch của người nước ngoài này chỉ xác lập quốc tịch cho đứa trẻ mới sinh theo nguyên tắc nơi sinh. Vậy trong trường hợp này thì đứa trẻ này sẽ không có quốc tịch Việt Nam và cũng

không có quốc tịch của nước mà cha mẹ đứa trẻ là công dân. Bởi vì luật quốc

tịch Việt Nam chưa có quy định.

Một phần của tài liệu các vấn đề về quốc tịch (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)