3 ThS Cao Nhất Linh tập bài giảng luật Công pháp quốc tế Khoa Luật Trường ĐHCT
3.3.2 Thực trạng về áp dụng nguyên tắc một quốc tịch của luật quốc tịch
Việt Nam.
Do hoàn cảnh chính trị, lịch sử hiện nay Việt Nam có khoảng 3 triệu người Việt Nam hiện đang làm ăn sinh sống ở khoảng 80 nước và vùng lãnh thổ
trên thế giới. Trong số này phần lớn đã nhập quốc tịch nước ngoài để dễ dàng ổn định cuộc sống, làm ăn lâu dài trên lãnh thổ nước sở tại. Để được nhập quốc tịch nước ngoài một số người đã xin thôi quốc tịch Việt Nam (do quốc gia sở tại yêu cầu). Nhưng cũng có những người Việt Nam sinh sống nhiều năm ở nước ngoài,
đã nhập quốc tịch nước ngoài nhưng vẫn giữ quốc tịch Việt Nam do một số nước
không bắt buộc họ phải thôi quốc tịch Việt Nam, khi nhập quốc tịch nước mình.
Do đó họ mang hai quốc tịch đó là quốc tịch Việt Nam và quốc tịch của nước sở
tại họ đang sinh sống. Tuy nhiên, theo luật quốc tịch Việt Nam 1998 chỉ thừa
nhận nguyên tắc một quốc tịch, được quy định tại Điều 3 “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam”. Với quy định như vậy nhưng chúng ta không đưa ra bất kỳ
một biện pháp nào nhằm bảo đảm nguyên tắc một quốc tịch như yêu cầu công
dân Việt Nam phải thôi hoặc mất quốc tịch Việt Nam khi nhập quốc tịch nước ngoài, người nhập quốc tịch Việt Nam phải từ bỏ quốc tịch nước ngoài…nên quy
định tại Điều 3 luật quốc tịch Việt Nam 1998 hoàn toàn chỉ là hình thức. Do đó
khi công dân Việt Nam (Việt kiều) mang hai quốc tịch khi về nước vẫn được xem như công dân Việt Nam. Nhưng trên thực tế điều này chỉ là lý thuyết. Bởi
vì, họ chỉ được coi như là công dân Việt Nam chứ không phải là công dân Việt
Nam, về quyền và nghĩa vụ của những người này bị hạn chế hơn so với những
công dân Việt Nam đang sinh sống trong nước (quyền ứng cử, quyền bầu cử…). Địa vị pháp lý của những người này (Việt kiều) cũng không rõ ràng.
Đồng thời cũng dẫn đến những tranh chấp giữa các nước trong việc bảo
hộ công dân. Đặc biệt là vấn để áp dụng pháp luật dân sự (khi có tranh chấp)
hoặc pháp luật hình sự khi công dân Việt Nam có hai quốc tịch vi phạm pháp
luật Việt Nam.
Ví dụ: một công dân Việt Nam sang định cư tại Mỹ, chưa thôi quốc tịch Việt Nam nhưng đã nhập quốc tịch Mỹ, khi về Việt Nam (bằng hộ chiếu của Mỹ) kết
hôn với người Việt Nam trong nước, thì cơ quan đăng ký hộ tịch không biết ghi
quốc tịch của người nay như thế nào? Nếu ghi quốc tịch Việt Nam thì phía Mỹ
sẽ không giải quyết cho họ nhập cảnh Mỹ nhưng nếu ghi người nay quốc tịch
Mỹ, thì vô hình trung Việt Nam đã từ bỏ “chủ quyền” hoặc ghi cả hai quốc tịch
thì lại vi phạm Điều 3 luật quốc tịch Việt Nam .
Thêm vào đó trên thực tế đó là việc miễn thị thực cho Việt kiều, cho Việt
kiều mua nhà…Tất cả những điều đó nằm ngoài khuôn khổ và mâu thuẩn với Điều 3 luật quốc tịch Việt Nam.
Ngoài ra việc thực hiện nguyên tắc một quốc tịch hiện nay cũng đang gây
ra nhiều khó khăn trong việc quản lý người xuất nhập cảnh, nhất là người có hai
hộ chiếu.