Nhà nước Tư nhân

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chiến lược nhằm phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đến năm 2010.pdf (Trang 26 - 30)

- Tư nhân - Nước ngoài % % % 58,7 24,0 17,3 57,5 23,8 18,7 58,1 23,5 18,4 56,2 25,3 18,5 56,7 26,7 16,6

(Nguồn : Niên giám thống kê các năm, Tổng cục Thống kê )

Qua bảng số liệu trên, chúng tôi có một số nhận xét sau :

¾ Tốc độ tăng trưởng GDP đã phục hồi ở mức độ tương đối cao và ổn định trong những năm gần đây. Việt Nam được xếp là nước có tốc độ tăng trưởng cao đứng thứ 2 sau Trung Quốc ở khu vực Đông Á. Đây là cơ hội để phát triển nền công nghiệp ôtô vốn còn rất non trẻ của việt Nam.

¾ Từ năm 1999 đến năm 2001 đã liên tục xảy ra hiện tượng thiểu phát, nguyên nhân chính của hiện tượng này là do sức cầu giảm. Tuy nhiên, nhờ những chính sách kích cầu của nhà nước mà hiện nay tỷ lệ lạm phát đã được kiểm soát tốt. Lạm phát ổn định góp phần tạo ra môi trường kinh tế ổn định làm cho các nhà đầu tư yên tâm và tiếp tục đầu tư vào ngành ôtô cũng như các ngành khác thúc đẩy ngành ôtô phát triển.

¾ Thu nhập bình quân tính theo đầu người còn rất thấp, tốc độ tăng trưởng chậm. Với thu nhập thấp như vậy, người dân khó có thể mua được ôtô, mà chủ yếu hướng đến sở hữu xe máy. Thực tế của ASEAN cho thấy khi GDP bình quân đầu người đạt từ 1.500 – 2.000 USD thì số người sở hữu ôtô gia tăng.

¾ Trong thời gian gần đây, tỷ lệ nguồn vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng chậm lại và giảm sút so với những năm trước. Tuy nhiên tỷ lệ đầu tư của tư nhân tăng liên tục từ 24% năm 1999 lên 26,7% năm 2003. Chủ trương cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước và khuyến khích phát triển thành phần kinh tế tư nhân đã tạo lực đẩy ảnh hưởng tốt đến môi trường kinh doanh của ngành. Chính sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân đã góp phần rất lớn trong việc phát triển thị trường ôtô trong những năm gần đây. Thị trường ôtô Việt Nam bắt đầu được mở rộng và phát triển đặc biệt là từ năm 2000. Số lượng xe ôtô do 11 công ty liên doanh sản xuất trong nước bán ra liên tục tăng lên qua các năm. Những tăng trưởng đáng kể này có được chủ yếu nhờ vào những định hướng, chính sách đúng của Chính phủ, sự tăng trưởng của nền kinh tế và các ngành công nghiệp, đặt biệt là sau khi luật doanh nghiệp ra đời vào năm 2000 với rất nhiều các doanh nghiệp tư nhân mới được thành lập. Có thể thấy đây là mảng thị trường rất tiềm năng đối với sự phát triển của thị trường ôtô.

2.3.1.1.2 Các yếu tố về chính trị và pháp luật

- Trong thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện chính sách mở rộng mối quan hệ ngoại giao với các nước trong khu vực và trên thế giới. Việt Nam đã chính thức được kết nạp vào APEC và việc ký hiệp định thương mại với Mỹ và tham gia vào WTO cũng sẽ diễn ra trong tương lai gần. Đặc biệt, mối quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước láng giềng, các nước ASEAN cũng như các khu vực khác trên thế

giới đã tạo điều kiện thuận lợi cho ta phát triển kinh tế và ổn định an ninh quốc phòng.

Sự ổn định về chính trị là một điều kiện tốt để các nhà đầu tư mạnh dạn đầu tư các hoạt động kinh doanh ở Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam được bình chọn là nước an toàn nhất về đầu tư tại châu Á.

- Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài sắp tới cũng sẽ được tiếp tục cải thiện bằng việc cải tiến các thủ tục và đưa ra danh mục khuyến khích đầu tư nước ngoài. Tiếp tục việc cải cách bộ máy hành chiùnh và hệ thống pháp luật, giảm bớt phiền hà cho các doanh nghiệp góp phần khuyến khích đầu tư trong nước và thu hút đầu tư nước ngoài nhằm phát triển nền kinh tế đất nước. Đây là cơ hội cho thị trường ôtô ngày càng lớn mạnh trong các năm tới.

- Là thành viên của AFTA vào ngày 28/7/1995, Việt Nam đã chính thức tham gia vào chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT). Theo chương trình này thì mức thuế nhập khẩu giữa các nước ASEAN sẽ được giảm xuống 0 – 5% vào năm 2003 và muộn hơn cho các nước tham gia sau. Đây là một mối đe dọa và là thách thức lớn cho ngành công nghiệp ôtô vốn còn non trẻ của Việt Nam. Hiện nay, nhà nước vẫn đang có chính sách bảo hộ cho ngành ôtô trong nước. Tuy nhiên đến năm 2006, nếu thị trường được tự do thì Việt nam sẽ bị sức ép nặng của các nước trong khu vực có lợi thế cạnh tranh hơn như : Thái Lan, Malaysia, Indonesia.

2.3.1.1.3 Các yếu tố về văn hóa xã hội

Môi trường xã hội của Việt Nam hiện có những thuận lợi cơ bản cho thị trường ôtô Việt Nam :

- Quan niệm của xã hội hiên nay việc sở hữu một chiếc xe hơi là biểu hiện của sự thành đạt, giàu có và sang trọng.

- Trong cuộc sống hiện đại, số gia đình cả hai vợ chồng có thu nhập ngày càng gia tăng làm cho thu nhập của một hộ gia đình tăng lên, đây là những khách hàng tiềm năng của các nhà sản xuất ôtô.

- Thu nhập bình quân đầu người tại các thành phố lớn là tương đối cao, điều này tạo ra xu hướng ôtô hoá ở các đô thị lớn.

Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại một số yếu tố thách thức ngành công nghiệp ôtô trong nước :

- Sử dụng xe gắn máy là thói quen đã có từ rất lâu của người dân Việt Nam.

- Quan niệm cho rằng sử dụng xe gắn máy di chuyển sẽ linh hoạt, phù hợp với điều kiện đường xá chật hẹp ở các đô thị.

- Nhà cửa ở các thành phố lớn, nơi mà có nhu cầu tiêu thụ xe chiếm tỷ trọng cao nhất, thì lại rất chật hẹp. Tâm lý nhà không có chỗ để xe ôtô đã ăn sâu vào tiềm thức của người thành thị.

2.3.1.1.4 Các yếu tố về cơ sở hạ tầng giao thông – môi trường - Cơ sở hạ tầng giao thông - Cơ sở hạ tầng giao thông

So với các nước trong khu vực và trên thế giới, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải Việt Nam còn rất nhỏ về quy mô, tính chất kỹ thuật thấp, trang thiết bị lạc hậu và đặc biệt là hệ thống đường bộ, đường sắt còn yếu. Chỉ có khoảng 20% đường bộ hiện có tạm gọi là đủ tiêu chuẩn, còn lại phần lớn là đường đất, đường đá chưa rãi nhựa và bê tông. Cầu và đường bộ yếu kém về mạng lưới, chất lượng và năng lực cho người và xe lưu thông.

Hiện nay, vấn đề giao thông tại TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội đang quá tải. Tình trạng ùn tắc giao thông và tai nạn thường xuyên xảy ra. Cơ sở hạ tầng giao thông tại hai thành phố này phát triển rất chậm, quỹ đất dành cho giao thông còn hạn chế, đường xá chật hẹp, chất lượng kém, thường xuyên bị ngập nước vào mùa mưa. Thêm vào đó, chính quyền Thành phố cũng chưa quan tâm đến việc đầu tư cho những bãi đậu xe tại những khu vực trung tâm, nơi tập trung rất nhiều người dân, các bãi đậu xe hiện nay quá khan hiếm, có thể nói là hầu như không có. Trong những năm gần đây, số lượng xe ôtô và xe máy gia tăng nhanh chóng càng làm cho việc ùn tắc giao thông trở nên nghiêm trọng.

Như vậy, cơ sở hạ tầng giao thông tại các thành phố lớn còn rất yếu kém, chưa thực sự kích thích người dân sử dụng xe ôtô, chưa tạo điều kiện tốt để phát triển ngành công nghiệp ôtô.

Tuy nhiên, hệ thống đường liên tỉnh đang được Nhà nước đầu tư phát triển khá tốt. Cùng với vốn ngân sách trong nước, Việt Nam cũng đang nhận được nhiều nguồn viện trợ để phát triển cơ sở hạ tầng từ các chính phủ, tổ chức tài chính nước ngoài như ADB, JCA,… Trong những năm qua đã có nhiều công trình lớn được hoàn thành như dự án cầu Mỹ Thuận, các đường cao tốc liên tỉnh TP.Hồ Chí Minh – Vũng Tàu, Hà

Nội – Hải Phòng. Nhiều dự án lớn đang được triển khai như đường Hồ Chí Minh, đường hầm xuyên đèo Hải Vân, xa lộ Đông - Tây, cầu Cần Thơ…

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chiến lược nhằm phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đến năm 2010.pdf (Trang 26 - 30)