Giải pháp hoàn thiện và mở rộng hệ thống phân phối, dịch vụ sau bán hàng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chiến lược nhằm phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đến năm 2010.pdf (Trang 50 - 53)

- Môi trường

b. Giải pháp hoàn thiện và mở rộng hệ thống phân phối, dịch vụ sau bán hàng

Hiện nay, nhu cầu mua sắm ôtô của đối tượng khách hàng là tư nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất lớn. Tuy nhiên, thu nhập của tư nhân thì còn hạn chế, các doanh nghiệp lại đang cần vốn để sản xuất, kinh doanh nên việc thanh toán ngay một lần số tiền lớn vài chục ngàn đô la Mỹ để sở hữu một chiếc xe mới là điều cần phải cân nhắc. Do đó họ thường thuê xe hay mua xe đã qua sử dụng, giá rẻ từ nguồn nhập khẩu hay bán lại. Trong khi đó, các công ty sản xuất ôtô có khả năng sản xuất rất lớn, năng lực tài chính dồi dào nhưng không thể trực tiếp bán hàng trả góp được. Vì vậy, cần phát triển mối liên hệ , liên kết với các tổ chức tín dụng như : Ngân hàng, công ty cho thuê tài chính để đẩy mạnh phương thức bán hàng trả góp thông qua các tổ chức tín dụng này.

b. Giải pháp hoàn thiện và mở rộng hệ thống phân phối, dịch vụ sau bán hàng bán hàng

Trong ngành ôtô, dịch vụ sau bán hàng là rất quan trọng. Oâtô bán ra phải được bảo hành, phụ tùng thay thế có sẳn, cùng với các dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng được thực hiện đầy đủ. Hiện nay, các liên doanh ôtô đều đã tạo được cho mình hệ thống đại lý phân phối và trung tâm bảo hành, bảo dưỡng trên phạm vi toàn quốc. Thông qua hệ thống này, các công ty liên doanh đã thực hiện được các chính sách phân phối sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng, đáp ứng mọi yêu cầu của khách

hàng trong thời gian ngắn nhất. Tuy nhiên, hệ thống phân phối của các doanh nghiệp lắp ráp ôtô Việt Nam ngoài một số hãng như Toyota, Ford có hệ thống phân phối khang trang, chế độ hậu mãi tốt. Các hãng còn lại chưa đầu tư đúng mức cho hệ thống phân phối, tập trung hầu hết ở các thành phố lớn và chủ yếu là phục vụ cho bán hàng nên sản phẩm sau khi bán ra không được bảo hành, bảo trì tốt, gây ra cho khách hàng rất nhiều khó khăn khi xe bị trục trặc. Chính vì vậy các công ty sản xuất ôtô cần phải có mạng lưới đại lý phân phối rộng khắp trên toàn quốc, các đại lý phải được đầu tư đúng tiêu chuẩn với đầy đủ các trang thiết bị hiện đại, trình độ tay nghề cao, thực hiện đầy đủ ba chức năng (3S) :

- Bán hàng (Sales). - Dịch vụ ( Service). - Phụ tùng ( Spare parts).

3.2.2 Giải pháp chiến lược phát triển sản phẩm

Hiện tại, các liên doanh sản xuất, lắp ráp ôtô tại Việt Nam chưa đưa ra được những sản phẩm có kiểu dáng riêng phù hợp với thị trường Việt Nam. Hầu hết sản phẩm vẫn là theo thiết kế sẵn có của chính hãng sau đó điều chỉnh một số thông số kỹ thuật, thiết bị trên xe cho phù hợp hơn. Trên cơ sở sản phẩm có sẵn, các liên doanh mới tổ chức nghiên cứu thăm dò thị trường, trưng cầu ý kiến của khách hàng, cho nên đôi khi các công ty chưa phản ánh được chính xác nhu cầu mong muốn thực sự của khách hàng. Do đó, ngay từ đầu, các nhà sản xuất ôtô cần phải tập trung nghiên cứu, thiết kế các mẫu xe cho phù hợp với điều kiện riêng của thị trường Việt Nam như : Hệ thống đường sá, nhà cửa chật hẹp, thu nhập người dân còn thấp… và đầu tư cho những chiếc xe đảm bảo thân thiện với môi trường, thiết kế các mẫu xe chạy bằng gas, pin mặt trời, hoặc động cơ hỗn hợp xăng điện.

Giải pháp để thực hiện chiến lược phát triển sản phẩm là ngành ôtô Việt Nam phải tập trung đến hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D). Các nhà sản xuất và lắp ráp ôtô nên thành lập các trung tâm R&D tại Việt Nam và gia tăng kinh phí cho hoạt động này. Tuy nhiên, chi phí đầu tư cho một trung tâm R&D là rất lớn nên mỗi doanh nghiệp không thể tự thành lập và hoạt động độc lập được. Nhà nước nên thành lập trung tâm R&D cho tất cả hoặc một nhóm các doanh nghiệp, một phần kinh phí là của nhà nước và phần còn lại do

các doanh nghiệp đóng góp. Các trung tâm này liên kết với các trường đại học cũng như quan hệ với các trung tâm khác trên thế giới để tiến hành hoạt động R&D.

Giải pháp này nhằm liên kết các nhà sản xuất ôtô, các cơ quan quản lý khoa học công nghệ, cơ quan nghiên cứu, các trường đại học, các nhà sản xuất phụ tùng để cùng nghiên cứu và ứng dụng những công nghệ mới vào việc phát triển sản phẩm ôtô phù hợp với thị trường Việt Nam.

3.2.3 Các giải pháp chiến lược thay thế nhập khẩu 3.2.3.1 Giải pháp bảo hộ thị trường 3.2.3.1 Giải pháp bảo hộ thị trường

Ngành công nghiệp ôtô Việt Nam còn rất non trẻ, cần phải có thêm thời gian để đầu tư, đổi mới công nghệ và phát triển thị phần. Nên rất cần sự bảo hộ của Nhà nước cho đến khi ngành thực sự đủ mạnh, có khả năng thay thế hoàn toàn hàng nhập khẩu và cạnh trạnh với các nước trong khu vực.

Bảo hộ bằng thuế quan : Để bảo hộ cho sản xuất trong nước, nhà nước cần phải đánh thuế thật cao đối với xe nhập nguyên chiếc, đặc biệt là các loại xe trong nước đã sản xuất được.

Bảo hộ bằng phi thuế quan : Hạn chế nhập khẩu các loại xe đã sản xuất được trong nước. Cấm nhập khẩu các loại xe đã qua sử dụng. Biện pháp này sẽ hạn chế được các loại xe nhập khẩu, khuyến khích sử dụng xe trong nước. Xử lý nghiêm khắc hàng nhập lậu, hàng gian lận thương mại.

3.2.3.2 Giải pháp phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ

Ngành thép : Trong thời gian tới nên ưu tiên cho đầu tư vào lĩnh vực luyện thép chất lượng cao để phục vụ cho nền kinh tế nói chung và ngành ôtô nói riêng.

Ngành công nghiệp cơ khí : Ưu tiên phát triển các lĩnh vực như cơ khí khuôn mẫu, cơ khí chính xác, cơ khí giao thông vận tải.

Ngành công nghiệp nhựa : Chuyển hướng đầu tư vào nhựa kỹ thuật, nhựa chất lượng cao phục vụ sản xuất.

Công nghiệp hoá dầu : Nhanh chóng phê duyệt và cấp phép cho các dự án thuộc ngành công nghiệp hoá dầu và hỗ trợ để các dự án này sớm đi vào hoạt động.

3.2.3.3 Các chính sách và giải pháp nhằm thực hiện chiến lược nội địa hoá địa hoá

¾ Chính sách nội địa hoá

Thay vì xây dựng mô hình một chiếc ôtô riêng của Việt Nam, hãy tập trung sản xuất ôtô tại Việt Nam với tỷ lệ nội địa hoá cao. Chính sách nội địa hoá phải được quy định rõ ràng đối với các nhà đầu tư nước ngoài, với mục đích dần dần nắm được công nghệ sản xuất ôtô với việc sử dụng hàm lượng linh kiện sản xuất trong nước tăng cao chứ không chỉ lắp ráp đơn thuần. Nội địa hoá có thể thực hiện theo những hình thức sau :

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chiến lược nhằm phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đến năm 2010.pdf (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)