Cạnh tranh trong nội bộ ngành

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chiến lược nhằm phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đến năm 2010.pdf (Trang 31 - 33)

- Môi trường

2.3.1.2.1.2Cạnh tranh trong nội bộ ngành

Bảng 2.8 :Thị phần của các nhà sản xuất ôtô Việt Nam

NĂM 2003 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2004 STT NHÀ SẢN XUẤT SỐ LƯỢNG THỊ PHẦN SỐ LƯỢNG THỊ PHẦN 1 Toyota 11.769 27,7 4.035 31,5 2 Vidamco (Daewoo) 5.349 12,6 1.826 14,3 3 Ford 5.243 12,3 1.723 13,5 4 Visuco (Suzuki) 2.923 6,9 1.562 12,2 5 Vinastar (Mitsubishi) 4.877 11,5 964 7,5 6 Isuzu 1.878 4,4 869 6,8 7 Mercedes 3.375 7,9 673 5,3 8 VMC (Mazda, BMW) 4.626 10,9 444 3,5 9 Mekong 1.278 3 312 2,4 10 Vidaco ( Daihatsu) 1.039 2,4 284 2,2 11 Hino 199 0,5 98 0,8 TỔNG CỘNG 42.556 100 12.790 100

( Nguồn : Tạp chí ôtô – xe máy)

Qua bảng số liệu trên, chúng tôi có một số nhận xét sau :

¾ Thị trường ôtô Việt Nam đã có dấu hiệu hồi phục sau nhiều tháng đầu năm chững lại. Theo số liệu của Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA), trong tháng 6/2004, số lượng xe bán ra của 11 liên doanh đạt 2.708 xe, gần bằng so với số xe bán ra so với cùng kỳ năm ngoái là 2.725 xe, nâng tổng số xe bán ra trong 6 tháng đầu năm 2004 đạt 12.790 xe so với 15.736 xe trong cùng kỳ năm ngoái (2003).

¾ Toyota Việt Nam với thương hiệu khá nổi tiếng và quen thuộc cùng với những sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã đẹp, sang trọng như : Land Cruiser, Camry, Altis, Zace, Vios, … đã chinh phục được người tiêu dùng và luôn giữ vị trí dẫn đầu trên thị trường ôtô Việt Nam trong những năm qua với khoảng 30% thị phần, gấp đôi thị phần của hãng đứng thứ 2. Trong 6 tháng đầu năm nay, Toyota vẫn tiếp tục khẳng định được vị trí dẫn đầu với số xe bán ra là 4.035 xe chiếm 31,5% thị phần, bỏ xa đối thủ thứ hai là Vidamco với 1.820 xe chiếm 14,3% thị phần. Tuy hình ảnh

thương hiệu không nổi bật như các hãng xe khác nhưng Vidamco, với những sản phẩm là xe du lịch loại nhỏ, cấp thấp như Matiz, Lanos, Lacetti chủ yếu nhắm đến mảng thị trường xe gia đình giá rẻ và dùng vào mục đích kinh doanh( Taxi, cho thuê) hiện có nhu cầu rất lớn nên Vidamco đã chiếm lĩnh được phân khúc thị trường này. Ford tiếp tục cuộc bám sát Vidamco với 1.723 xe, chiếm 13,5% thị phần. Tên tuổi Ford khá nổi tiếng cùng với chính sách bán hàng và Maketing rất mạnh, năng động, giá cả rất cạnh tranh đã giúp Ford giành được thị phần đáng kể và là một đối thủ tiềm năng trên thị trường ôtô Việt Nam.

¾ Trước tình hình thị trường có nhiều biến động và khó khăn mới, các nhà sản xuất ôtô tại Việt Nam luôn nâng cao tính cạnh tranh bằng nhiều chiêu thức dưới các hình thức như : quảng cáo, khuyến mại, bốc thăm trúng thưởng ( Mercedes), cải tiến dịch vụ chăm sóc khách hàng ( Ford Quanlity Care) , tổ chức chương trình lái thử xe ( Toyota, Ford, Isuzu) và đặc biệt tung ra hàng loạt những sản phẩm mới phù hợp với người tiêu dùng hơn.

Hiện nay, Việt Nam có tới 11 liên doanh lắp ráp ôtô với tổng công suất 148.200 xe/năm trong khi sản lượng tiêu thụ của thị trường còn rất thấp. Năm 2003 được xem là năm “bội thu” nhất của các liên doanh sản xuất ôtô Việt Nam thì cũng chỉ đạt được hơn 42.000 chiếc, đạt khoảng 28% công suất thiết kế, còn những năm trước con số này thấp hơn nhiều. Trong khi đó, chủng loại sản xuất chủ yếu là loại xe du lịch với gần 30 kiểu xe các loại cạnh tranh gay gắt với nhau trong một thị trường mà sức mua còn rất hạn chế. Nên việc cạnh tranh giữa các liên doanh nhằm tiêu thụ sản phẩm của mình là rất căng thẳng và gay gắt.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chiến lược nhằm phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đến năm 2010.pdf (Trang 31 - 33)