Phân tích mơi trường kinh doanh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam trong xu thế hội nhập.pdf (Trang 50 - 53)

Về chính trị

Dưới đây là một số đánh giá về bối cảnh chính trị của Việt Nam trong tương lai, cụ thể là đến năm 2010. Yếu tố này sẽ cĩ ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế nĩi chung và của BIDV nĩi riêng.

Theo đánh giá của cộng đồng quốc tế, Việt Nam là một quốc gia cĩ tình hình an ninh, chính trị ổn định. Đây là tiền đề cho sự phát triển kinh tế, thương mại, thu hút đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngồi. Tuy nhiên, những yếu tố ảnh hưởng đến sự ổn định của đất nước đến năm 2010 cịn phụ thuộc vào quan điểm, đường lối và tiến độ cải cách trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội. Những yếu tố này đã được thảo luận và quyết định tại Đại hội Đảng lần thứ X như sau: Về chính trị: đổi mới về chính trị, tăng cường năng lực của Quốc hội, xử lý vấn đề tham nhũng trong bộ máy cơng quyền và khu vực kinh tế Nhà nước; Về kinh tế: nâng cao hiệu quả đầu tư của khu vực kinh tế Nhà nước, tiếp tục tăng cường phát triển khu vực kinh tế tư nhân; Về xã hội: khắc phục sự phân hố giàu nghèo, giải quyết các mâu thuẫn tiềm tàng về tơn giáo, sắc tộc, sự bất bình đẳng trong các tầng lớp xã hội và dân cư về kinh tế (sở hữu đất đai, thu nhập, việc làm…).

Với đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước trong khu vực và trên thế giới trên cơ sở hồ bình, hữu nghị, ổn định, hợp tác và khơng can thiệp vào cơng việc nội bộ của nhau. Theo đánh giá của một số chuyên gia chính trị, với đường lối và tình hình đối ngoại như vậy thì những mối đe dọa đến chủ quyền đất nước của Việt Nam đến năm 2010 là khơng đáng kể.

Những đổi mới trong quan điểm của Đảng và Nhà nước về kinh tế, về tự do hố thương mại - đầu tư và cổ phần hố DNNN (đặc biệt là cổ phần hố NHTMQD) trong thời gian qua đã tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống NHTM Việt Nam tăng cường năng lực tài chính, nâng cao tính minh bạch trong hoạt

động, chủ động hội nhập và áp dụng các thơng lệ quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng.

Về kinh tế

Tổng quan về nền kinh tế nước ta trong 4 năm tới cĩ thể được tĩm tắt dưới đây:

Bảng 8 : SỐ LIỆU TỔNG QUAN VỀ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010

I. Qui mơ nền kinh tế

1.GDP (tỷ USD) 57,1 61,7 66,7 72,0

2.Tỷ lệ tăng trưởng GDP (%) 8 8 8 8

II. Cơ cấu nền kinh tế (% GDP)

3. Nơng-lâm-ngư nghiệp 19 17 16 15

4. Cơng nghiệp và xây dựng 42 42,7 42,8 43

5. Dịch vụ 39 41,3 41,2 42

III. Cán cân thanh tốn (nghìn tỷ USD)

6. Tổng giá trị xuất khẩu 40,55 46,1 52,47 59,55

7. Tổng giá trị nhập khẩu 48,63 55,44 63,09 71,29

8. Thâm hụt thương mại -8,08 -9,34 -10,62 -11,74

9.Vơ hình 6,16 7,36 8,58 9,64

10. Số dư tài khoản vãng lai -1,92 -1,98 -2,04 -2,1

IV. Các chỉ số khác

10.Tổng nợ nước ngồi (tỷ USD) 20,6 21,6 22,6 24,4

11.Tỷ lệ lạm phát (%) 7 6,5 6,5 6,5

12.Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị (%) 5,2 5,1 5,0 5,0 13. Tỷ giá hối đối dự tính (

VND/USD)

16.495 16.900 17.500 18.000 14.Lãi suất cho vay liên ngân hàng dự

tính (%) 7-7,5 6,5-7 6,5-7 6-7

15.Dự trữ ngoại hối 11,6 13,8 16,3 18 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

16.Cung tiền (M2) 71,76 93,28 121,27 157,65

17.Tổng vốn đầu tư 24,4 27,5 31,3 35,6

-Trong đĩ từ kênh ngân hàng 5,4 6,1 6,9 7,9

18.Tăng trưởng tín dụng(%) 22-24 22-24 22-24 22-24 (Nguồn:- các chỉ tiêu 1–16: Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2006-2010 của Bộ Kế hoạch đầu tư - chỉ tiêu17: Dự thảo báo cáo Chính trị trình Đại hội Đảng X, tháng2/2006)

Nhìn chung, nền kinh tế Việt Nam trong 4 năm tới dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng cao (8%/năm). Kinh tế tăng trưởng tiếp tục dựa vào đầu tư (từ trong và ngồi nước). Tuy nhiên, khu vực thương mại và dịch vụ sẽ đĩng vai trị quan trọng trong 4 năm tới (đến năm 2010, dự báo khu vực dịch vụ sẽ chiếm khoảng 42% GDP trong cơ cấu ngành của nền kinh tế); khu vực nơng-lâm-ngư nghiệp tiếp tục giảm dần trong cơ cấu ngành của nền kinh tế , và đến năm 2010 tỷ lệ khu vực này đĩng gĩp vào GDP chung của nền kinh tế dự báo giảm cịn 15% (tỷ lệ này vào năm 2005 là 20,5%). Lạm phát sẽ được kiểm sốt ở mức thấp hơn tốc độ tăng trưởng GDP ( dao động từ 6,5 đến 7,5%/ năm).

Trong thời gian tới, doanh nghiệp ngồi quốc doanh và doanh nghiệp cĩ vốn đầu tư nước ngồi tiếp tục đĩng gĩp lớn và hiệu quả vào tăng trưởng kinh tế (năm 2006, tỷ lệ đĩng gĩp của doanh nghiệp ngồi quốc doanh và doanh nghiệp cĩ vốn đầu tư nước ngồi là hơn 60% GDP). Đồng thời, tiến trình cổ phần hố các DNNN đang được đẩy mạnh và bắt đầu đi vào chiều sâu, đặc biệt là các lĩnh vực kinh doanh được coi là nhạy cảm như tài chính, ngân hàng, viễn thơng sẽ được cổ phần hố mạnh mẽ trước năm 2010.

Ngày 17/01/2007 vừa qua Việt Nam đã được chính thức cơng nhận là thành viên thứ 150 của WTO. Sự kiện này làm cho nền kinh tế cĩ những tác động như sau:

ƒ Tự do hố thương mại và đầu tư, dỡ bỏ các rào cản, bảo hộ mậu dịch.

ƒ Cải cách về thể chế được thực hiện sâu rộng trong mọi cấp, mọi ngành.

ƒ Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, ngành nghề, sản phẩm dịch vụ của Việt Nam và của các quốc gia trên thế giới ngày càng tăng, tỷ lệ với mức độ hội nhập ngày càng sâu của kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế khu vực và trên thế giới.

Ngồi ra, Hiệp định thương mại Việt – Mỹ đang dần cho phép các doanh nghiệp Mỹ kinh doanh bình đẳng hơn trên thị trường trong nước. Trong lĩnh vực ngân hàng, những rào cản về huy động vốn, đầu tư và phạm vi kinh doanh đang dần được dở bỏ và sẽ chính thức chấm dứt vào năm 2010.

Từ tình hình chung của nền kinh tế Việt nam nĩi trên, lĩnh vực tài chính- ngân hàng trong 4 năm tới dự báo cũng cĩ những chuyển biến tích cực và phát triển sơi động . Đĩ là, ngân hàng tiếp tục là kênh cung ứng vốn cho nền kinh tế với giá trị tăng dần (tổng vốn đầu tư cho nền kinh tế tăng đều hàng năm với tốc độ tăng xấp xỉ 14%/năm, trong đĩ vốn đầu tư từ kênh ngân hàng chiếm tỷ trọng trên dưới 22%); tín dụng tiếp tục tăng trưởng khá ở mức 22-24%/năm, cạnh tranh giữa các ngân hàng trong việc cung cấp sản phẩm dịch vụ tài chính dự báo cũng sẽ tăng lên trong thời gian tới.

Về xã hội

Dân số Việt Nam tính đến ngày 31/12/2006 xấp xỉ 83 triệu người. Tốc độ tăng dân số trong 2 năm gần đây lại tương đối cao (khoảng 1,4%/năm). Việt Nam được đánh giá là nước cĩ dân số trẻ (57% dân số hiện nay cĩ độ tuổi dưới 30). Đây là nguồn lực to lớn trong phát triển kinh tế hiện tại và trong tương lai. Ước tính đến năm 2010, dân số Việt nam đạt 87 triệu người, trong đĩ dân số ở độ tuổi dưới 30 vẫn chiếm trên 50%. Như vậy, với một quốc gia cĩ dân số trẻ như Việt Nam thì nhu cầu về nhà ở và tiêu dùng sẽ rất lớn. Đây cũng chính là một xu hướng mới cho ngân hàng hoạch định chiến lượt kinh doanh và cả chiến lượt cạnh tranh trong tương lai.

Quá trình cơng nghiệp hố và đơ thị hố diễn ra nhanh chĩng làm cho lực lượng lao động cĩ sự dịch chuyển tương ứng (tỷ lệ dân số ở nơng thơn giảm dần, và số người lao động trong khu vực cơng nghiệp và dịch vụ tăng lên). Đồng thời với sự dịch chuyển trên là sự gia tăng về thu nhập. Thu nhập tăng cùng với sự phát triển của xã hội làm cho nhu cầu sử dụng các dịch vụ của ngân hàng ngày càng tăng, đặc biệt là trong tầng lớp thanh niên thành thị. Thĩi quen sử dụng các sản phẩm thẻ, thanh tốn khơng dùng tiền mặt, sử dụng các kênh phân phối hiện đại dần hình thành và phát triển mạnh. Nĩi chung là các dịch vụ ngân hàng ngày càng trở nên thiết thực, gần gũi trong xã hội.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam trong xu thế hội nhập.pdf (Trang 50 - 53)