5. Kết cấu của luận văn
3.3. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ
Từ việc phân tích thực trạng công tác đào tạo phát triển nhân lực tại HiPT Group và để góp phần thực hiện các giải pháp nêu trên một cách thuận lợi em xin đưa ra một số khuyến nghị sau:
Một là, công ty cần nhanh chóng cập nhật, hoàn thiện nội dung các bản mô tả công việc. Thông qua bản mô tả công việc này, việc xác định nhu cầu đào tạo sẽ trở nên đúng hướng và chặt chẽ hơn. Không chỉ vậy, các thông tin tuyển mộ tuyển chọn sẽ rõ ràng hơn, tăng chất lượng của công tác tuyển mộ tuyển chọn, giảm thời gian làm quen với công việc và chi phí đào tạo nhân viên mới.
Hai là, tăng cường phỏng vấn sau đánh giá thực hiện công việc. Ban lãnh đạo công ty cần chỉ đạo các trưởng bộ phận phải trao đổi với nhân viên của mình về kết quả thực hiện công việc, qua đó tìm ra các giải pháp khắc phục thông qua đào tạo một cách có hiệu quả nhất.
Ba là, ban lãnh đạo Tập đoàn cần tăng cường nêu gương trong hoạt động đào tạo và tham gia giảng dạy trong các khóa đào tạo nội bộ. Nhờ vậy, ý thức tự giác học tập, phát triển bản thân của nhân viên sẽ cao hơn, tạo được phong trào học tập chung trong toàn Tập đoàn.
Bốn là, lãnh đạo Tập đoàn cần quan tâm hơn đến vấn đề đánh giá sau đào tạo. Từ đó, công tác đào tạo phát triển nhân lực ở HiPT Group có thể liên tục được điều chỉnh, cải thiện và ngày một hiệu quả hơn.
Trên đây là một số giải pháp mà HiPT Group có thể áp dụng để nâng cao hiệu quả hoạt động công tác đào tạo phát triển nhân lực. Trong đó, giải pháp quan trọng hơn cả đó việc tác động vào nhận thức của người lao động về tầm quan trọng và lợi ích của việc được đào tạo. Thông qua việc thực hiện đồng bộ các giải pháp
nêu trên, hi vọng trong thời gian sắp tới, công tác đào tạo phát triển ở Tập đoàn sẽ hiệu quả hơn và luận văn có thể mở ra những hướng nghiên cứu và giải pháp mới hoàn thiện công tác này.
KẾT LUẬN
Trong thời đại toàn cầu hóa, sự cạnh tranh trở nên ngày càng khốc liệt. Một doanh nghiệp muốn đững vững và phát triển trong bối cảnh đó cần phải tăng cường xây dựng và củng cố sức mạnh nguồn nhân lực. Muốn vậy, công tác đào tạo phát triển nhân lực trong mỗi tổ chức cần được chú trọng và hoạt động hiệu quả hơn nữa.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, HiPT Group đã từng bước xây dựng cho mình một quy trình đào tạo phát triển nhân lực khá cụ thể và rõ ràng, có chiến lược đảm bảo tạo điều kiện cho mọi người lao động của Tập đoàn đều có cơ hội được đào tạo, trang bị đầy đủ cơ sở vật chất cho quá trình đào tạo trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện công ty vẫn gặp một số khó khăn vướng mắc trong việc xác định chính xác nhu cầu đào tạo, đánh giá hiệu quả sau đào tạo và hạn chế trong công tác đào tạo nội bộ.
Thông qua việc tìm hiểu điều kiện của HiPT Group cộng với những kiến thức đã được học và tham khảo ở các tài liệu khác, em đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nhân lực của Tập đoàn. Trong đó các giải pháp tập trung vào việc nâng cao nhận thức và xây dựng ý thức tự đào tạo ở mỗi cán bộ nhân viên, đưa ra một số biện pháp và công cụ cải thiện hiệu quả của hoạt động phân tích nhu cầu đào tạo, đánh giá sau đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo nội bộ và đào tạo bên ngoài. Em hi vọng những nghiên cứu trong luận văn này hữu ích trong việc nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác đào tạo phát triển nhân lực tại HiPT Group và góp phần gợi mở những hướng giải pháp mới trong quá trình thực hiện đào tạo phát triển tại Tập đoàn.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo thạc sỹ Nguyễn Duy Phúc đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành luận văn này. Đồng thời, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị trong Ban Tổ chức nhân sự HiPT Group đã nhiệt tình tiếp nhận, tạo điều kiện và cung cấp các kinh nghiệm thực tiễn quan trọng cho em trong quá trình thực tập tại Tập đoàn.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Báo cáo kết quả công tác đào tạo phát triển nhân lực của Công ty cổ phần Tập đoàn HiPT năm 2007, 2008, 2009.
2. Báo cáo tổng kết nhân sự Tập đoàn HiPT năm 2009. 3. Chính sách Đào tạo của Công ty Cổ phần Tập đoàn HiPT.
4. Trường Đại học Lao động – Xã hội(2009), Giáo trình Quản trị nhân lực tập II, nxb Lao động-Xã Hội, Hà Nội.
5. Trường đại học Kinh tế quốc dân(2007), Giáo trình quản trị nhân lực, nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
6. TS Hà Văn Hội(2007), Quản trị nhân lực trong doanh nghiệp Tập 1, nxb Bưu điện, Hà Nội.
7. Trần Kim Dung (2003), Quản trị nhân lực, nxb Thống kê, Hà Nội. 8. Nguyễn Hữu Thân(2003), Quản trị nhân sự, nxb Thống kê, Hà Nội. 9. Một số trang web khác.