III. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TQM TẠI NHÀ MÁY SAMSUNG VINA
9. Đánh giá thực trạng nhà máy
Các điểm mạnh
• Sam sung thực hiện các quy trình quản lý chất lượng T QM m ột cách khá đầy đủ với sự cam kết cao từ các cấp quản lý cho đến tất cả các công nhân trong nhà m áy.
• Quyết tâm cao của quản lý cấp cao là yếu tố quan trọng giúp quy trình quản lý chất lượng T QM ở Samsung vina có những thành công đáng kể.
• Các hoạt động thường xuyên và đa dạng. Quy trình được thực hiện xuyên suốt từ khâu bắt đầu cho đến khâu cải tiến.
• Hoàn thành tốt các yêu cầu về chất lượng. Có hệ thống đánh giá chất lượng hiệu quả, từ đó m à thông tin phản hồi được thực hiện chính xác.
• Có mục tiêu rõ ràng, chiến lược cải tiến chất lượng cụ thể, chương trình hành động tốt, cũng như cam kết tham gia từ toàn thể các cấp quản lý.
• Quản lý tốt các quy trình, từ khâu tìm kiếm khách hàng, tìm hiểu những nhu cầu, mong m uốn của khách hàng và đáp ứng tốt các mong m uốn đó, cho đến các công tác thu mua, chăm sóc khách hàng cũng được vận hành một cách bài bản, nâng cao hiệu quả sản xuất, hiệu quả kinh doanh cũng như đáp ứng những yêu cầu về chất lượng. • Gắn trách nhiệm chất lượng với từng công nhân cụ thể, phân công việc, cũng như
nhiệm vụ của họ trong việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng.
• Khen thưởng động viên cá nhân hoàn thành tốt công việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng, tạo động lực thúc đẩy cả tổ chức tham gia tốt. Đưa con người vào trung tâm trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng một cách toàn diện.
• Lợi thế tập đoàn lớn, có đủ điều kiện thuận lợi để hoàn thành tốt các yêu cầu xây dựng hệ thống quản lý chất lượng m ột cách toàn diện.
32 • Hệ thống phần mềm quản lý m ạnh, các tiêu chuẩn thường xuyên được xây dựng trong
việc quản lý.
• Các hệ thống phần mềm, máy móc để kiểm tra và kiểm soát có tính tự động hoá cao, giảm thiểu tối đa những nguyên nhân sinh lỗi, giảm thiểu chi phí phát sinh khi có lỗi.
Các tồn tại
Hệ thống TQM Samsung Vina theo đuổi khá t ốt nhưng chưa phải là hoàn hảo: Các bộ phận quản lý chất lượng lớn, chi phí duy trì cao.
Thiếu tính chuyên nghiệp ở một bộ phận công nhân không tuân thủ đúng quy trình -> sinh ra lỗi.
Hệ thống Vendor không theo kịp yêu cầu nhà máy -> Không quản lý chất lượng tốt từ phía Vendor.
Các thay đổi diễn ra thường xuyên trong nhà máy do chu kỳ sản phẩm mới ngắn (0.5 năm -> 1 năm ): Kiểm soát chất lượng khó khăn.
Áp lực cải tiến năng suất, cải tiến hoạt động còn nặng -> cải tiến chưa phân tích đến chất lượng một cách kỹ càng -> phát sinh lỗi.
Thời gian chuyển đổi trọng tâm sang chất lượng còn ngắn (1-2 năm) -> Thực hiện vẫn còn chưa đồng bộ giữa các bộ phận(một số bộ phận tích cực, m ột số chưa ).
Chiến lược chi phí thấp ở các dòng bình dân -> giảm giá đầu vào -> Chi phí kiểm soát chất lượng cao ở đầu vào.
Vật tư từ Vendor nước ngoài nhiều, lỗi phát sinh trong quá trình vận chuyển và lưu trữ lớn. Khó khăn trong việc kiểm soát, tìm ra nguyên nhân và khắc phục.