III. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TQM TẠI NHÀ MÁY SAMSUNG VINA
5. Quản lý các quá trình
Một số hoạt động tiêu biểu để tăng cường chức năng kiểm soát lỗi m ột cách toàn diện:
- Các quy trình chuẩn hoá: việc xây dựng và kiểm định các quy trình chuẩn sẽ giảm thiểu sản phẩm không đạt yêu cầu phát sinh trong những hoạt động không kiểm soát tốt. - Hoạt động kiểm tra trong các công đoạn: T ất cả các hoạt động các công đoạn phải tuân
theo quy trình chuẩn, điều đó giảm thiểu rủi ro mất kiểm soát chất lượng sản phẩm, tuy nhiên cần phải xem xét việc kiểm tra thường xuyên vì không có quy trình nào là tối ưu tuyệt đối cũng như việc công đoạn hoạt động không tuân thủ quy định là một trong những vấn đề khó khăn của việc đảm bảo chất lượng.
- Tài liệu hướng dẫn thao tác, tài liệu hướng dẫn phòng ngừa lỗi: Tài liệu sẽ giúp cho việc hoạt động đúng quy trình quy định, tài liệu giúp xác định lỗi khi nó xảy ra, tài liệu giúp nhân cao kỹ năng của người vận hành và thực hiện giá trị.
- Hệ thống các hoạt động training: Hoạt động quản lý chất lượng muốn hoạt động hiệu quả thì việc nâng cao kỹ năng của người vận hành, của nhân viên trực tiếp là một trong những biện pháp phòng ngừa hư hỏng, đảm bảo chất lượng căn bản nhất.
- Hệ thống MBO đánh giá hoạt động có gắn KPI chất lượng: Đánh giá chất lượng dựa trên hệ thống đánh giá MBO có gắn trực tiếp đối với các KPI chất lượng là m ột hoạt động tăng cường ý thức và nỗ lực phối hợp hoạt động chất lượng giữa các thành viên và giữa các bộ phận trong việc nâng cáo chất lượng nhà m áy.
- Hệ thống kiểm soát, phòng ngừa lỗi nội bộ: Việc đánh giá và kiểm soát nguy cơ, khắc phục sự cố có vai trò quan trọng trong việc phát hiện ra những nguy cơ phát sinh ra những sản phẩm chất lượng không tốt. Chính hoạt động này giúp duy trì và phản hồi những vấn đề về chất lượng, độ tin cậy của quy trình sản xuất.
- Hoạt động cải tiến: T ừ các phản hồi, các nguy cơ và mục tiêu đảm bảo chất lượng với chi phí hiệu quả tối ưu là động lực cho các hoạt động cải tiến. Các hoạt động cải tiến giúp phòng ngừa những khả năng sinh lỗi m ột các hiệu quả hơn.
Một số quá trình hoạt động tiêu biểu:
- Quy trình chạy sản phẩm mới: Một sản phẩm mới nếu để có thể đảm bảo chất lượng đạt yêu cầu sản xuất thị trường thì phải thông qua các công đoạn kiểm tra chặt chẽ với sự
26 tham gia của tất cả các bộ phận mà trong đó trách nhiệm lớn nhất thuộc về bộ phận kỹ thuật sản phẩm và kỹ thuật sản xuất sản phẩm.
Ngoài ra hoạt động này còn đòi hỏi việc lựa chọn Vendor sản xuất sản phẩm đầu vào, kiểm tra sản phẩm, kiểm tra quy trình sản xuất vật tư đầu vào tại Vendor. Kiểm tra sản phẩm tại các địa phương khác nhau để đảm bảo chất lượng trong các điều kiện thời tiết khác biệt, các bài test về khả năng chịu nóng, chịu sốc và độ bền vật tư, kiểm tra sản phẩm có thể chạy trên dây chuyền sản xuất hay không, kiểm tra sản phẩm đóng gói cho phù hợp với kết cấu sản phẩm và đảm bảo chất lượng sản phẩm khi di chuyển… Xuyên suốt tất cả các hoạt động kiểm tra trên bộ phận Kỹ thuật luôn theo sát và được kiểm định bởi bộ phận QA trước khi sản phẩm được chạy thử cũng như đưa ra thị trường. T oàn bộ quy trình này có thể mất 3-4 tháng, m ột số dòng sản phẩm mới chưa từng sản xuất thì quy trình này có thể kéo dài hơn.
27 - Quản lý quá trình cải tiến vấn đề chất lượng:
- Quy trình kiểm soát nội bộ: Việc kiểm soát nội bộ bắt đầu khi các nguy cơ được xem xét và phản hồi từ việc kiểm tra, đánh giá quy trình sản xuất có tin cậy. Việc kiểm định độ tin cậy có thể thông qua số liệu lưu trữ, thông qua những phân tích, thông qua những quan sát thường xuyên và test giả lập l ỗi.
Việc kiểm tra mức độ tin cậy quy trình sản xuất bằng các lỗi giả lập được diễn ra bí mật và ngẫu nhiên, bằng các cố tình tạo ra những sản phẩm không đảm bảo chất lượng trên line, với những lỗi đã xảy ra rồi, với những sự cố về m áy móc giả lập để xem xét khả năng đáp ứng của quy trình có đảm bảo hay không, từ đó có những đánh giá quan trọng về quy trình mà tất cả các phương pháp quan sát, phân tích số liệu, phân tích quy trình không phát hiện ra được.
28 - Quá trình phản hồi từ khách hàng.
Bộ phận Sale của Samsung Vina thành phố cũng như các nước m à Samsung Vina xuất khẩu sản phẩm chính là cầu nối giữa khách hàng và nhà m áy.
Thông qua bộ phận Sale, marketing khắp nơi ý kiến khách hàng được phản hồi về nhà m áy. Vì thế có thể coi bộ phận sale phân bố khắp nơi trên thế giới cũng như tại Việt Nam là đại diện cho nhu cầu của khách hàng cần được thoả mãn.
Có thể nói hoạt động T QM có mục tiêu cuối cùng là thoả mãn sự hài lòng của khách hàng vì thế mọi ý kiến từ khách hàng là cơ sở định hướng lại hoạt động TQM trong nhà máy để đáp ứng tối đa nhu cầu m à khách hàng m ong đợi trong điều kiện chi phí hợp lý nhất.
- Ngoài ra còn có rất nhiều các quy trình khác, quản lý toàn điện các hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm , chất lượng quy trình sản xuất.