Phân tích yếu tố khám phá EFA

Một phần của tài liệu Xây dựng phát triển thương hiệu cho sản phẩm găng tay của công ty Palace tại thị trường Việt Nam.pdf (Trang 55 - 58)

3. Đánh giá sơ bộ các thang đo

3.2Phân tích yếu tố khám phá EFA

Bảng 5.20: Phân tích EFA cho thang đo về quyết định tên nhãn hiệu

Yếu tố Biến quan sát 1 V10 .741 V11 .930 V12 .438

Phương sai tích lũy 53.538%

Thang đo về quyết định tên nhãn hiệu có các biến có các trọng số đều lớn hơn .40 và phương sai tích lũy lớn hơn 50% nên thang đo này đã được chấp nhận.

Bảng 5.21: Phân tích EFA cho thang đo về quyết định chiến lược nhãn hiệu

Yếu tố Biến quan sát

1

V14 .742

V15 .742

Phương sai tích lũy 55.095%

Các biến trong thang đo chiến lược nhãn hiệu đều có trọng số cao và phương sai tích lũy lớn hơn 50% nên thang đo được chấp nhận.

Bảng 5.22: Phân tích EFA cho thang đo về quyết định bao bì gắn nhãn

Yếu tố Biến quan sát

1

V18 .656

V20 .656

Phương sai tích lũy 43.016%

Bảng 5.23: Phân tích EFA cho thang đo về quyết định phân phối

Yếu tố Biến quan sát 1 V22 .576 V24 .680 V25 .468

Phương sai tích lũy 33.824%

Thang đo về quyết định bao bì gắn nhãn và thang đo về quyết định phân phối có các biến đều có trọng số trong phân tích EFA đạt yêu cầu là lớn hơn .40 nhưng phương sai tích lũy nhỏ hơn 50% nên các thang đo này không được sử dụng tiếp.

Bảng 5.24: Phân tích EFA cho thang đo về quảng cáo

Yếu tố Biến quan sát

1

V26 .742

V28 .742

Phương sai tích lũy 55.002%

Các biến trong thang đo về quyết định quảng cáo đều có trọng số lớn và phương sai tích lũy lớn hơn 50% nên thang đo này được chấp nhận.

Bảng 5.25: Phân tích EFA cho thang đo về giá trị thương hiệu Yếu tố Biến quan sát 1 V32 .500 V34 .363 V35 .992

Phương sai tích lũy 45.514%

Sau khi phân tích nhân tố EFA cho thang đo giá trị thương hiệu, biến quan sát V34 có trọng số trong EFA nhỏ hơn .40 nên bị loại và phương sai tích lũy cũng không đạt yêu cầu. Do đó thang đo này được phân tích tiếp theo ở bảng 5.26 sau khi loại biến không phù hợp như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 5.26: Phân tích EFA cho thang đo giá trị thương hiệu sau khi loại biến không phù hợp. Yếu tố Biến quan sát 1 V32 .708 V35 .708

Phương sai tích lũy 50.105%

Thang đo giá trị thương hiệu sau khi loại biến không phù hợp đã tốt lên rất nhiều, các biến bây giờ đều có trọng số lớn và phương sai tích lũy đã lớn hơn 50% nên thang đo này được chấp nhận.

Sau khi phân tích hệ số tin cậy Cronbach Alpha và nhân tố khám phá EFA các thang đo được chấp nhận còn lại là:

Thang đo về tên nhãn hiệu

Thang đo về chiến lược nhãn hiệu Thang đo về quyết định quảng cáo Thang đo về giá trị thương hiệu

Do đó, mô hình được đề xuất phải điều chỉnh lại như sau theo hình 5.1

Hình 5.1 Mô hình lý thuyết sau khi điều chỉnh bằng hệ số Cronbach Alpha và nhân tố EFA.

Tên nhãn hiệu

Một phần của tài liệu Xây dựng phát triển thương hiệu cho sản phẩm găng tay của công ty Palace tại thị trường Việt Nam.pdf (Trang 55 - 58)