- Phân loại theo tính chất lao động:
3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
3.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng của môi trường vi mô
3.2.1.1 Các lực lượng bên trong công ty:
Nguồn lực của công ty: Với đội ngũ nhân viên trẻ, có tính chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm được đào tạo tại các trường đại học có chất lượng trên cả nước. Nhưng bên cạnh đó là thiếu sự chuyên môn hóa trong từng công việc, các nhân viên vẫn kiêm nhiệm nhiều công việc vì thế có ảnh hưởng tới hiệu quả của công việc thực hiện. Trình độ chuyên môn của nhân viên tác động rất lớn tới năng suất làm việc cũng như tác động tới quá trình hoạt động của công ty. Một công ty có đội ngũ nhân viên trẻ nhiệt tình sáng tạo trong công việc, có đầy đủ chuyên môn và những kỹ năng cần thiết thì công ty đó phát triển mạnh và bền vững.
Ban lãnh đạo công ty luôn cố gắng tạo lập một môi trường làm việc lành mạnh, thoải mái nhằm phát huy sức sáng tạo, tính chủ động, năng lực của các bộ phận bằng cách đổi mới cơ chế quản lý bằng cơ chế khoán quản lý, áp dụng sự tiến bộ của công nghệ thông tin vào trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh cũng như quản lý con người. Đồng thời Công ty đã đề ta những chủ trương, biện pháp, phương hướng trong thời gian tới, phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ của các tổ
chức đảng, chính quyền, đoàn thể, tập hợp được một lực lượng nhân viên đoàn kết, làm tốt mối quan hệ với chính quyền địa phương và đơn vị bạn. Công ty đã xây dựng cho mình phong cách làm việc riêng thông qua bảng nội quy, quy chế; tạo sự công bằng hợp lý cho người lao động cả về vật chất lẫn tinh thần; xây dựng được một tập thể vững mạnh đoàn kết.
3.2.1.2 Các lực lượng bên ngoài công ty:
* Các nhà cung ứng nguyên vật liệu
Nền kinh tế trong và ngoài nước đang trong thời kì khủng hoảng ảnh hưởng nhiều đến giá cả nguyên vật liệu xây dựng, giá cả không ổn định dễ gây ra rủi ro cho những công ty khi tham gia đấu thầu các công trình xây dựng.
Hiện nay giá các nguyên vật liệu đang tăng cao gây ảnh hưởng đến nhu cầu của các khách hàng và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của công ty cụ thể như: mặt hàng thép trong một tháng trở lại đây đã chứng kiến 2 lần tăng giá với mức tăng khoảng 200.000 - 400.000 đồng/tấn.
Giá thép cuộn 6 giao tại nhà máy chưa bao gồm thuế VAT đã tăng từ 9,69 triệu đồng/tấn lên 10,04 triệu đồng/tấn, giá thép tròn 10 tăng từ 10,36 triệu đồng/tấn lên 10,61 triệu đồng/tấn...
Giá cả nguyên vật liệu tăng dẫn đến giá các gói thầu tăng theo gây khó khăn cho việc huy động vốn của công ty khi được nhận thầu công trình.
Cty cổ phần kết cấu thép Thái Nguyên thường lựa chọn các nhà cung ứng nguyên vật liệu dựa vào yêu cầu chất lượng các công trình cần thực hiện.
Nếu yêu cầu chất lượng công trình đòi hỏi cao công ty sẽ lựa chọn các nhà cung ứng có nguồn nguyên vật liệu đảm bảo để có được chất lượng công trình như nhà thầu mong muốn.
* Đối thủ cạnh tranh:
Như đã thấy ở trên ngoài công ty cổ phần kết cấu thép thái nguyên hoạt động trong lĩnh vực ngành thép trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên còn có nhiều công ty lớn cạnh tranh cùng ngành và một số công ty khác trong tỉnh.
Ngoài ra công ty còn tham gia vào lĩnh vực mua bán nguyên vật liệu xây dựng nên sẽ phải cạnh tranh với các công ty chuyên sản xuất nguyên vật liệu xây dựng trong tỉnh Thái Nguyên.
Sự tác động của đối thủ cạnh tranh: Các đối thủ cạnh tranh là nhân tố tác động lớn tới quá trình hoạt động của công ty. Đối thủ cạnh tranh của công ty có đặc điểm là nhỏ lẻ, hoạt động chưa chuyên nghiệp, quy mô nhỏ nhưng trong quá trình phát triển các đối thủ này là mối đe dọa tới hoạt động của công ty. Đặc điểm của các đối thủ cạnh tranh là nhiều và trải khắp mọi nơi. Các đối thủ này có thể năng động tìm
kiếm các đơn hàng và trong tương lai các đối thủ này có ảnh hưởng tới hoạt động của Công ty.
* Trung gian Marketing
Do đặc thù của công ty là sản xuất sản phẩm theo dự án, các đơn đặt hàng nên công ty không sản xuất hàng loạt sản phẩm. Việc giới thiệu Marketing sản phẩm luôn gắn liền với quá trình đảm bảo thực hiện tốt các đơn đặt hàng, các khách hàng của công ty là nhưng nhà trung gian Marketing hoàn hảo nhất.
Các sản phẩm của công ty được thực hiện đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng luôn đáp ứng được thị hiếu của khách hàng. Khách hàng là người tiêu dùng và đồng thời cũng là người quảng cáo thương hiệu cho công ty.
* Khách hàng:
Là những người tiêu dùng sản phẩm của công ty có tác động lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Số lượng khách hàng lớn hay nhỏ phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm khả năng phục vụ của công ty. Khách hàng là người kiểm định chất lượng của sản phẩm, là mục tiêu hoạt động của công ty. các sản phẩm luôn hướng tới khách hàng nhằm đáp ứng thảo mán nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất. "Khách hàng là thượng đế".
3.2.2 Các yếu tố môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến doanh nghiệp
3.2.2.1 . Nhân khẩu
- Tốc độ đô thị hoá : tốc độ và trào lưu muốn trở thành dân cư đô thị và “ miễn cưỡng” trở thành dân cư đô thị của xã hội Việt Nam trong những năm đổi mới trở thành cơ hội kinh doanh phát đạt cho ngành thép hiện nay.
3.2.2.2 Khoa học kỹ thuật:
- Tốc độ phát triển của khoa học kĩ thuật quá nhanh cũng là một trở ngại đối với công ty. Như máy móc phục vụ cho sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển và hiện đại điều đó đòi hỏi công ty phải theo kịp để cạnh tranh với các công ty khác.
3.2.2.3 Chính trị,văn hoá,pháp luật
Nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển mạnh chính vì vậy việc xây dựng cơ sở hạ tầng là ưu tiên hàng đầu của nước ta.Chính phủ đã có nhiều hỗ trợ đối với ngành thép hiện nay. Để tận dụng được các hỗ trợ trên ban điều hành của công ty cổ phần kết cấu thép Thái Nguyên đã đưa ra các chính sách nhất quán,phù hợp với tình hình thực tế nhằm đạt được sự hỗ trợ cao nhất từ phía Nhà Nước.
Về pháp luật: đi đôi với việc hỗ trợ cho ngành thép,Chính phủ đã bổ sung các điều luật,các văn bản pháp quy để hạn chế những mặt tiêu cực trong ngành thép.Từ đó đòi hỏi các cấp lãnh đạo công ty cổ phần kết cấu thép Thái Nguyên cần nắm rõ về các luật trong ngành mà Nhà Nước đã ban hành.
Về văn hóa:văn hoá có ảnh hưởng quan trọng tới quyết định của các nhà quản trị. Văn hoá có thể tạo nên cơ hội hấp dẫn cho cả một ngành kinh doanh nhưng ngược lại nó có thể mang tính chất cấm kị mà nhà kinh doanh nên tránh.
3.3 Hoạt động Marketing mix của doanh nghiệp
3.3.1 Chính sách sản phẩm:
Trước thời kỳ kinh tế thị trường ban quản trị của công ty đã nhận thức rõ những lợi ích mang lại từ sản phẩm có chất lượng. Công ty đã áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2000 từ vài năm gần đây. Sản phẩm của công ty đã được chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế. Hoạt động thiết kế sản phẩm mới, quy trình sản xuất sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế về sản xuất. Một sản phẩm của công ty sản xuất ra đảm bảo các yếu tố của một sản phẩm hoàn chỉnh có chất lượng và uy tín cao.
Căn cứ để lựa chọn phương pháp định giá các gói thầu:
- Giá nguyên vật liệu đầu vào được tính theo đơn giá Thép cơ bản của Nhà nước. - Giá bỏ thầu phải thấp hơn giá trần mà nhà thầu đưa ra.
- Giá trúng thầu phải phù hợp với định mức kinh tế mà nhà thầu chấp nhận được
3.3.2 Chính sách giá
Do đặc thù sản phẩm của công ty, công ty sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng về chủng loại, kích cỡ, mẫu mã vì thế công ty thực hiện chính sách giá theo từng đơn đặt hàng. Giá sản phẩm là yếu tố quyết định tới hành vi mua của khách hàng. Để có uy tín với khách hàng công ty thường xuyên tổ chức khuyến mại giảm giá hàng bán cho những khách hàng lớn và chủ đạo. Giá cả có tính chất tác động tới quyết định mua hàng của khách hàng. Một sản phẩm phù hợp với giá của nó luôn là điểm ưu tiên của khách hàng khi chọn lựa sản phẩm cho mình. Nhận thức được điều đó, Công ty đã đưa ra những sản phẩm phù hợp với giá cả phù hợp đáp ứng đầy đủ cho khách hàng, cùng với nó là những hoạt động chăm sóc khách hàng và hậu mãi chu đáo. Ví dụ: Công ty áp dụng các chính sách bán hàng ưu tiên cho khách hàng tuyền thồng của công ty là sẽ giảm giá 5% khi khách hàng đặt hàng với giá trị lớn.
3.3.3 Các hoạt động phân phối
Hoạt động phân phối của công ty cần thoả mãn các điều kiện sau:
• Yêu cầu về thị trường
• Yêu cầu về mức độ điều khiển kênh
• Tổng chi phí phân phối
• Sự linh hoạt của kênh
Do đặc thù của ngành sản xuất kinh doanh nên những sản phẩm của công ty không sản xuất hàng loạt và cung cấp tới các đại lý. Vì vậy để đáp ứng tốt nhất cho khách hàng công ty thực hiện việc đáp ứng nhanh chóng những yêu cầu của khách
hàng trong thời gian nhanh nhất đảm bảo tiến độ. Hệ thống nhân viên phân phối năng động, nhiệt tình, sáng tạo hy vọng mang đến cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất đúng tiến độ và thời gian dự định
Công ty cổ phần kết cấu thép Thái Nguyên có nhiệm vụ nhận và thực hiện các gói thầu xây dựng các công trình công nghiệp dân dụng đô thị trong tỉnh Thái Nguyên và một số tỉnh lân cận. Do khoảng cách về địa lý nên công ty điều động công nhân đi làm theo công trình...nhờ đó mà công ty có thể đảm nhiệm các gói thầu nhanh góp phần làm tăng doanh thu cho công ty.Vì vậy, mô hình kênh phân phối sản phẩm của Công ty rất đơn giản.Đó là mô hình kênh phân phối trực tiếp:
Công ty CP kết cấu thép Thái Nguyên=>Người tiêu dùng.
3.3.4 Hoạt động xúc tiến hỗn hợp
Mục tiêu của hoạt động xúc tiến hỗn hợp:
Nhằm quảng bá hình ảnh công ty tới công chúng ngày càng rộng rãi.Mặt khác công ty cần dựa vào năng lực hiện có và uy tín về chất lượng các công trình mà công ty đã thực hiện ngày càng được nâng cao sẽ giúp cho việc hình ảnh của công ty được nhiều doanh nghiệp và các tổ chức biết đến.
Các công cụ xúc tiến hỗn hợp mà công ty đã sử dụng bao gồm:
-Quảng cáo:bao gồm mọi hình thức truyền tin chủ quan và gián tiếp như qua các phương tiện truyền thông (truyền thanh,truyền hình), báo chí,internet....
-Tuyên truyền:là các hoạt động nhằm xây dựng hình ảnh tốt đẹp của công ty trong xã hội hiện nay.
Ví dụ: Mở ra các chương trình từ thiện kêu gọi giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong và ngoài công ty, xây dựng nhà tình nghĩa cho các bà mẹ Việt Nam anh hùng....
- Bán hàng cá nhân: đây chính là hoạt động giới thiệu về nhiệm vụ và năng lực của công ty từ chính các thành viên trong công ty tới các cá nhân,tổ chức nhằm mục đích quảng bá công ty và thu nhận những thông tin phản hồi từ phía các cá nhân và tổ chức.
3.4 Kết luận
Nhìn chung tình hình tiêu thụ của công ty năm sau cao hơn năm trước, nhờ vào kế hoạch sản xuất của công ty các sản phẩm sản xuất ra đến đâu tiêu thụ hết đến đó. Với các khách hàng quen thuộc của công ty, các sản phẩm của công ty đáp ứng được nhu cầu thị trường và được khách hàng chấp nhận. Tuy nhiên giá bán của sản phẩm còn tương đối cao so với giá bán sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Công tác Marketing của công ty chưa được chú trọng, công ty không có hệ thống phân phối sản phẩm trên thị trường, hệ thống xúc tiến bán hàng chưa được chú ý, sản phẩm của công ty chưa được quảng bá rộng rãi trên thị trường. Công ty bán
hàng chủ yếu thông qua hợp đồng ký kết với khách hàng dựa trên các hợp đồng ký kết với khách hàng, công ty lập kế hoạch sản xuất đưa xuống các phân xưởng sản xuất để tiến hành sản xuất. Vì vậy công tác Maketing của doanh nghiệp nhìn chung còn yếu kém về nhiều mặt.Trong cơ chế cạnh tranh khắc nghiệt, môi trường sản xuất kinh doanh luôn luôn biến động đòi hỏi bản thân doanh nghiệp phải vận động hàng ngày, hàng giờ để thích ứng với sự thay đổi đó, ta thấy doanh nghiệp cũng đã tiến hành các hoạt động nghiên cứu thị trường, nghiên cứu người tiêu dùng, sử dụng một số chiến lược như: chiến lược về giá, chiến lược phân phối sản phẩm, chiến lược xúc tiến yểm trợ, lựa chọn kênh phân phối để tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường trong và ngoài nước như tiến hành phân đoạn thị trường để lựa chọn thị trường mục tiêu. Tuy nhiên hiệu quả sản xuất mà công ty đạt được vẫn chưa cao vì hiện nay công ty vẫn chưa đầu tư nhiều vào hoạt động Marketing. đội ngũ Maketing của công ty chưa chuyên nghiệp, ít kinh nghiệm, không năng động, vì vậy việc duy trì và mở rộng thị trường vẫn chưa thực sự mạnh mẽ điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình tiêu thụ và thị phần của công ty. Các dịch vụ sau bán hàng có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo lập uy tín cho công ty. Công ty nên sử dụng người bán hàng trực tiếp thì thông tin phản hổi từ phía khách hàng sẽ nhanh hơn qua đó thuận lợi cho việc nghiên cứu và đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt hơn. Công ty chưa đi sâu vào công tác thị trường và bán hàng, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm sản phẩm mới của công ty cũng chưa được chú ý tới vì công tác này thực tế ở công ty chỉ là hoạt động đơn giản, truyền thống, có đơn đặt hàng thì làm, chủ yếu là khách hàng truyền thống của công ty, bên cạnh đó công ty nên đầu tư vào việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực từ đó có thể thực hiện tốt hơn quá trình sản xuất (quản lý tốt hơn, tiết kiệm các loại chi phí từ đó giảm giá thành của sản phẩm để sản phẩm của công ty có thể cạnh tranh và đứng vững trên thị trường) và quá trình phân phối và tiêu thụ sản phẩm của công ty đạt hiệu quả hơn.