Quản lý dự trữ.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập môn học tại Công ty CP Kết cấu thép Thái Nguyên( SV khoa Quản trị - LớpDNCN - ĐH Kinh tế thái nguyên).doc (Trang 54)

- Phân loại theo tính chất lao động:

4.2 Quản lý dự trữ.

Dự trữ là việc lưu giữ những hàng hoá hay nguyên liệu trong kho của chính doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp cũng như nhu cầu sản phẩm của khách hàng. Đối với những doanh nghiệp khác nhau thì sử dụng những phương pháp dự trữ khác nhau để nhằm tránh những biến động giá trên thị trường làm ảnh hưởng tới nguồn cung cấp nguyên vật liệu của nhà máy vừa chủ động sản xuất nhưng cũng không bị ứ đọng vốn trong việc dự trữ nguyên vật liệu để có thể tối đa hoá lợi nhận của nhà máy. Giúp doanh nghiệp tiết kiệm vốn lưu động và cải thiện chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn. Từ yêu cầu trên công tác quản lý dự trữ luôn được nhà máy quan tâm: phòng kế hoạch dựa trên kế hoạch sản xuất năm và từng quý theo các dự án sẽ lập kế hoạch dự trữ nguyên vật liệu. Tuy nhiên công ty CP Kết Cấu Thép là công ty sản xuất theo đơn đặt hàng. Khi có đơn đặt hàng công ty sẽ chuyển cho phòng kế hoạch kĩ thuật xử lí số liệu và tính toán theo yêu cầu của khách hàng rồi tính ra nguyên vât liệu cần thiết cần cho sản xuất chuyển sang phòng kế toán mua nguyên vật liệu về sản xuất. Khi sản xuất ra thành phẩm thì chuyển và lắp rắp trực tiếp cho khách hàng chính vì vậy mà lượng dự trữ nguyên vật liệu cũng như thành phẩm là không đáng kể. Dự trữ thành phẩm của công ty chủ yếu là dự trữ để lưu công trình. Khi lắp đặt công trình cho khách hàng thì công ty thường có bảo hành công trình cho khách hàng. Tùy theo mỗi giá trị công trình khác nhau thì công ty có bảo hành khác nhau thường là 10% giá trị công trình và bảo hành trong 12 tháng. Chính vì vậy dự trữ thành phẩm của công ty chủ yếu là dự trữ bảo hiểm cho công trình.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập môn học tại Công ty CP Kết cấu thép Thái Nguyên( SV khoa Quản trị - LớpDNCN - ĐH Kinh tế thái nguyên).doc (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w