Công tác chấp hành chi ngân sách:

Một phần của tài liệu Công tác quản lý chi ngân sách trên địa bàn huyện Trà Ôn năm 2008.doc (Trang 55 - 58)

- Chi an ninh Chi quân sự

2) Công tác chấp hành chi ngân sách:

2.1) Việc lập dự toán chi ngân sách quí thực tế của địa phương:

- Trong thực tế phòng tài chính và kế hoạch huyện Trà Ôn trong quá trình quản lý chi ngân sách không lập dự toán quý.

2.2) Các chứng từ và sổ sách sử dụng trong hạch toán chi ngân sách:

2.2.1) Các chứng từ sử dụng:

- Lệnh chi tiền (mẫu C2 – 01/NS)

- Giấy rút dự toán NSNN (mẫu C2 – 02/NS)

- Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng (mẫu C2 – 03/NS) - Phiếu điều chỉnh số liệu ngân sách (mẫu C2 – 08/NS)

- Giấy rút dự toán bổ sung từ Ngân sách cấp trên (mẫu C2 – 09/NS) - Giấy rút ngân sách chi trả trái phiếu, công trái (mẫu C2 – 10/NS)

2.2.2) Các sổ sách sử dụng:

- Sổ chi tiết theo dõi tình hình sử dụng dự toán NSNN (mẫu S2 – 05/KB) - Sổ tổng hợp theo dõi dự toán ngân sách (mẫu S2 – 04/KB)

2.3) Tổ chức thực hiện chi ngân sách thực tế của huyện Trà Ôn năm 2008:

- Việc thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách năm 2008 của Huyện đượcn tổ chức thực hiện trong điều kiện vừa có một số thuận lợi như: An ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, kinh tế huyện nhà tiếp tục tăng trưởng. Trong thực tế, các khu công nghiệp, cụm tuyến công nghiệp đã và đang được các nhà đầu tư tham gia đầu tư và đi vào sản xuất kinh doanh ở trong và ngoài huyện góp phần giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Công tác thu chi ngân sách đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của huyện, công tác huy hoạch, mở rộng mạng lưới chợ nông thôn có bước phát triển, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của các thành phần kinh tế.

- Bên cạnh các thuận lợi cơ bản nêu trên, HĐND huyện cũng rút ra những hạn chế để tiếp tục hoàn thành chỉ tiêu năm 2009 đó là: Ngành nông nghiệp có chuyển đổi nhưng còn chậm, diện tích rau - màu chưa nhiều, vườn cây ăn trái phát triển chưa đồng đều, hạ tầng cơ sở vật chất ngành tiểu thủ công nghiệp còn yếu kém, kế hoạch chiến dịch mùa khô của một số xã triển khai chậm, tình trạng đầu cơ tích trữ, lừa đảo vẫn còn, một số ban, ngành huyện không chủ động xây dựng kế hoạch giải quyết công việc mà trông chờ chỉ đạo của cấp trên. Với mục tiêu kiềm chế lạm phát là mục tiêu ưu tiên trong điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ. Việc ban hành Quyết định 390/2008/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ và nhất là chủ trương thực hiện 8 giải pháp lớn, trong đó giải pháp thắt chặt tiền tệ và tiết kiệm chi tiêu công đã ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế, tài chính ngân sách của Huyện. Bên cạnh đó, dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi đã và đang tiếp tục ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp, thu nhập của người dân, ảnh hưởng đến việc thực hiện Nghị quyết của HĐND Huyện về nhiệm vụ thu – chi NSĐP.

- Thực hiện nhiệm vụ NSNN trong điều kiện vừa có thuận lợi, vừa có khó khăn nêu trên. UBND Huyện đã đề ra các chủ trương, biện pháp về điều hành NSNN năm 2008, cũng như chỉ đạo các ngành, các cấp thực hiện tốt Nghị quyết của HĐND Tỉnh chỉ đạo về nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng về dự toán chi và nhất là việc quán triệt nhiệm vụ chi cũng như các giải pháp thiết thực nhằm hoàn thành dự toán đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn Huyện. Phấn đấu thực hiện các biện pháp kiềm chế lạm phát, tiết kiệm chi công, kiểm soát giá cả, kiểm soát công tác phòng chống dịch bệnh nhằm thực hiện hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ tài chính, ngân sách năm 2008.

- Dưới sự lãnh đạo, điều hành của UBND Huyện, sự tập trung của cơ quan trong hệ thống tài chính, với tinh thần trách nhiệm, bám sát kế hoạch, luôn chủ động trong tình hình mới. Ngành tài chính Huyện đã đạt vuợt kế hoạch đề ra. Đó được xem là thành tích của huyện trong quản lý thu – chi ngân sách.

2.4) Việc quản lý và sử dụng các khoản chi của địa phương:

- UBND huyện chỉ đạo thực hiện dự toán chi ngân sách đúng theo Luật Ngân sách Nhà nước; quản lý và sử dụng ngân sách có hiệu quả và tiết kiệm. Dự toán chi ngân sách theo kế hoạch phân bổ từ đầu năm và theo tiến độ thu ngân sách, chi ngân sách địa phương phải đáp ứng việc thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của năm 2010; ưu tiên vốn để thanh toán nợ xây dựng cơ bản, các công trình quan trọng, bức xúc của huyện và các công trình chuyển tiếp. Chống lãng phí, thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản.

- Đảm bảo kinh phí đáp ứng kịp thời cho các nhu cầu chi lương và chi hoạt động thường xuyên của các cơ quan Đảng, Nhà nước và các đoàn thể; chi cho các nhiệm vụ trọng tâm; chi thực hiện các chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo, gia đình chính sách và có dự phòng để đáp ứng kịp thời khi thiên tai xảy ra.

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chi qua hệ thống Kho bạc Nhà nước. Thực hiện công khai tài chính, ngân sách và tăng cường công tác thanh kiểm tra tài chính ở các đơn vị sử dụng ngân sách; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng chống tham nhũng ở từng cơ quan, đơn vị.

2.5) Đánh giá tình hình chấp hành chi ngân sách trên địa bàn năm 2008:

- Nhìn chung, công tác điều hành ngân sách của các cấp chính quyền có bám sát theo dự toán đầu năm, một số chỉ tiêu chủ yếu để cân đối đều hoàn thành và vượt kế hoạch được giao. Bên cạnh những điều kiện thuận lợi như: được sự quan tâm lãnh đạo của Huyện Ủy,sự giám sát của HĐND huyện, được Tỉnh giao dự toán sớm trong tháng 10, có sự phối hợp giữa 03 ngành: Tài chính – Thuế - KBNN tích cực làm tốt công tác tham mưu cho UBND Huyện điều hành ngân sách cấp mình, các đơn vị sử dụng kinh phí chủ động trong việc sử dụng dự toán, nêu cao tinh thần tiết kiệm và trách nhiệm trong các đơn vị,….. thì khó khăn cũng không ít đã có ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách. Nhưng với sự cố gắng, phấn đấu của cơ quan tài chính các cấp, và những thuận lợi đã nêu trên kết quả đạt được đã vượt kế hoạch đề ra, tổng chi NSĐP tr6en địa bàn là 115.640.128.461 đồng. So với dự toán năm 2007 đạt 144,72% tăng 44,72%, tương ứng tăng 35.736.128.461 đồng. So với quyết toán năm 2007 thì đạt 104,23% tăng 4,23% tương ứng tăng 4.693.970.617 đồng, còn so với dự toán năm 2008 thì đạt 147,04% tăng 47,04% tương ướng tăng 36.995.128.461 đồng.

- Với điều kiện khó khăn nhiều hơn thuận lợi, để đạt được kết quả trên là sự phấn đấu của toàn ngành tài chính thể hiện qua công tác quản lý chi NSNN. * Mặt làm được:

- Về chi TX: đảm bảo kịp thời và đáp ứng đầy đủ các khoản kinh phí theo dự toán của các ngành, các xã, thị trấn. Các ngành, các xã cũng đã nâng cao tính chủ động của mình trong tiêu chí và điều hành NS.

* Mặt chưa làm được:

- Về chi XDCB: công tác tư vấn trong đầu tư XDCB như: lập báo cáo đầu tư, thiết kế, dự toán chất lượng còn thấp, không sát hiện trường, lập dự toán sao quy định về đơn giá, định mức, thường bị kiểm tra, kiểm toán, gấy ảnh hưởng đến khâu quyết toán và thu hồi.

- Về chi TX:

+ Đối với ngành: Đây là năm thứ 3 thực hiện theo cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ – CP ngày 25/04/2006 nhưng một số đơn vị còn lúng túng chưa theo kịp với cơ chế.

+ Đối vớ xã, thị trấn: dự toán ngân sách trình HĐND xã còn chậm so với thời gian quy định, mẫu biểu trình HĐND chưa đầy đủ, chưa nắm bắt được tinh thần tự chủ tài chính của cấp ngân sách xã, theo phân cấp mà chủ động cân đối nguồn kinh phí để sử dụng, để xảy ra tình trạng xin hổ trợ kinh phí.

+ Các xã ít quan tâm tìm hiểu Luật NSNN, các văn bản hướng dẫn về công tác quản lý chi, dẫn đến tình trạng chi tiêu không hiệu quả.

Tóm lại: Năm qua, ngành Tài chính tỉnh đã cơ bản hoàn thành xuất sắc nhiệm

vụ chi ngân sách trên địa bàn mà Tỉnh và HĐND huyện giao cho, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển bền vững kinh tế huyện nhà.

Một phần của tài liệu Công tác quản lý chi ngân sách trên địa bàn huyện Trà Ôn năm 2008.doc (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w