Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi ngân sách:

Một phần của tài liệu Công tác quản lý chi ngân sách trên địa bàn huyện Trà Ôn năm 2008.doc (Trang 63 - 67)

- Chi an ninh Chi quân sự

4) Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi ngân sách:

Trước những thành tựu và tồn tại trên, mục tiêu cơ bản của công tác tài chính trong thời gian tới là: phát huy sức mạnh nội lực tiếp tục kêu gọi đầu tư phân bổ ngân sách hợp lý, sử dụng hiệu quả NSNN để tập trung các nguồn lực tài chính để thực hiện thành công Nghị quyết Tỉnh Đảng bộ lần thứ XIII nhiệm kỳ 2006 – 2010 đề ra. Để đạt được mục tiêu trên, các ngành các cấp cần phấn đấu thực hiện một số nhiệm vụ và giải pháp sau đây:

4.1) Về phân cấp quản lý ngân sách:

- Thực hiện phân cấp theo đúng quy định của Luật NSNN, các nhiệm vụ thuộc chính quyền địa phương do NSĐP đảm bảo. Việc thực hiện các chế độ chính sách mới liên quan đến nhiệm vụ của chính quyền địa phương thì cả trung ương và địa phương điều phải phối hợp thực hiện; Ngân sách tỉnh tính toán cân đối cho ngân sách huyện, thị xã đầy đủ để xử lý chênh lệch thu chi và đảm bảo dự phòng theo tỷ lệ quy định. Các huyện phải chủ đông điều hành ngân sách cấp mình để thực hiện nhiệm vụ được giao, không trông chờ hoặc ỷ lại cấp trên. - Các huyện cần tập trung ngân sách để đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, thủy lợi, ngư nghiệp,… để thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp.

- Sau khi nhận được phân bổ ngân sách của HĐND Tỉnh, phòng tài chính kế hoạch các huyện khẩn trương tham mưu UBND Huyện phân bổ ngân sách, trình HĐND cùng cấp phê chuẩn, xúc tiến thông báo cho đơn vị thụ hưởng theo nhiệm vụ và tổ chức thu ngay từ đầu năm những nhiệm vụ quan trọng như: xây dựng, tu bổ các công trình cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội; đảm bảo chi thường xuyên và chi ngân sách xã hội của địa phương.

- Các chủ đầu tư công trình dự án được thông báo vốn đầu năm cần phải xúc tiến khởi công; phấn đấu khắc phục những tồn tại cản trở việc giải ngân đầu tư xây dựng cơ bản, các công trình mục tiêu sự nghiệp kinh tế, nghiên cứu khoa học.

- Cơ quan tài chính và kho bạc các cấp thực hiện đúng quy định về cấp phát vốn và kiểm soát chi ngân sách theo quy định của Luật NSNN.

- Phân bổ và điều hành chi ngân sách phải quán triệt nghuên tắc tiết kiệm chống lãng phí.

4.2) Về tổ chức thực hiện có hiệu quả chính sách thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Thực hiện công khai tài chính, nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài sản công:

- Tiếp tục quán triệt đến các cơ quan đơn vị sử dụng ngân sách và các cấp ngân sách, phải thực hiện đầy đủ các biện pháp tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng theo Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật phòng chống tham nhũng. Thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm về việc sử dụng kinh phí từ NSNN đúng mục đích, chế độ, hiệu quả và tiết kiệm.

- Cơ quan tài chính, KBNN phối hợp thực hiện kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng ngân sách đảm bảo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, đúng dự toán, tiết kiệm, chống lãng phí ngân sách trong lĩnh vực: đầu tư, mua sắm, hội họp, công tác,… trong quản lý sử dụng trụ sở làm việc, nhà công vụ, công trình phúc lợi công cộng; quản lý, sử dụng các nguồn viện trợ, tài trợ của nước ngoài; mua

sắm, trang bị, quản lý sử dụng trang thiết bị, phương tiện đi lại; trong sử dụng vốn và tài sản tại các công ty nhà nước… Theo đúng nội dung Quyết định số 25/2006/QĐ – TTg ngày 26/01/2006 của thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 1942/QĐ – UBND ngày 03/10/2006 của UBND Tỉnh.

- Thực hiện chế độ công khai NSNN ở tất cả các cấp, các đơn vị theo đúng tinh thần Quyết định số 192/2004/QĐ – TTg ngày 16/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ: Ban hành quy chế công khai tài chính đối với các cấp NSNN, các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được NSNN hỗ trợ, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng vốn NSNN, các Doanh nghiệp nhà nước, các quỹ có nguồn từ NSNN và các quỹ có nguồn từ khoản đóng góp của nhân dân.

- Phối hợp với các cơ quan dân cử, tổ chức chính trị, xã hội của nhân dân, để thường xuyên giám sát đối với các khoản thu, chi NSNN, các khoản huy động, sử dụng nguồn đóng góp của nhân dân, thực hiện đầy đủ quy chế dân chủ cơ sở. - Tăng cường kiểm tra việc chấp hành quy chế chi tiêu hội họp, quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng điện thoại, ô tô, trụ sở, nhà đất, mua sắm tài sản, vật tư trang thiết bị trong cơ quan hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp Nhà nước.

- Cơ quan tài chính, kho bạc kiểm soát chặc chẽ việc chi tiêu, mua sắm tài sản, xây dựng cơ bản; xử lý các trường hợp vi phạm hợp đồng có cơ chế ràng buộc trách nhiệm đối với thủ trưởng đơn vị có hành vi vi phạm.

- Nội bộ ngành tài chính xây dựng, tổ chức thực hiện các giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tiêu cực, chống tham nhũng. Chi tiêu trong dự toán được duyệt đúng mục đích và triển khai công tác kiểm tra, thanh tra ở tất cả các cấp, các cơ quan, đơn vị trong ngành tài chính.

4.3) Về tăng cường hiệu lực và hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra tài chính – ngân sách:

- Thực hiện nghiêm các quy định mối quan hệ giữa thanh tra tài chính với thanh tra nhà nước,… chống tình trạng chồng chéo, trùng lấp trong công tác kiểm tra đối với các đơn vị; đảm bảo hiệu quả công tác kiểm tra tài chính, chống thất thu, thực hành tiết kiệm.

- Cơ quan tài chính các cấp tăng cường kiểm tra, thanh tra tình hình quản lý, sử dụng tài chính ngân sách xã, phường.

- Tăng cường và nâng cao vai trò, chức năng của kiểm toán nội bộ ở tất cả các đơn vị hành chính sự nghiệp, khu vực sản xuất kinh doanh và tất cả các cơ quan, đơn vị sử dụng NSNN nhằm tăng cường công tác kiểm toán nội bộ, kịp thời phát hiện và ngăn chặn mọi hành vi vi phạm pháp luật quản lý kinh tế - tài chính nhà nước, cũng như các ý kiến đóng góp của thanh tra nhân dân trong mỗi tổ chức cơ quan.

- Giải quyết kịp thời, dứt điểm các kiến nghị của cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhà nước về lĩnh vực tài chính – ngân sách.

4.4) Về hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý hành chính, tăng cường năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước:

- Toàn ngành tài chính phải quán triệt cao chủ trương của Chính phủ, của tỉnh về cải cách hành chính (một trong 6 nhiệm vụ trọng tâm Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo phải tập trung thực hiện trong năm 2009). Tổ chức thực hiện tốt các

nội dung về cải cách hành chính trong hệ thống ngành tài chính, nâng cao chất lượng quản lý nàh nước, kiện toàn tổ chức bộ máy của ngành, đảm bảo thích nghi kịp thời với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, của tỉnh.

- Cơ quan Thuế, Hải quan tiếp tục quán triệt, thực hiện tốt chương trình cải cách hành chính thuế theo đề án của Tổng cục Thuế ban hành, cải cách hành chính và hiện đại hóa ngành Hải quan theo chỉ đạo của Tổng cục Hải quan.

Xóa bỏ các thủ tục phiền hà (nếu có) cho các đối tượng nộp thuế. Chú trọng hoàn chỉnh các qui trình nghiệp vụ thu thuế, hoàn thuế. Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân nộp thuế. Xây dựng mối quan hệ bình đẳng, thân thiện giữa các cơ quan quản lý thuế và đối tượng nộp thuế. - Cơ quan tài chính tiếp tục tổ chức thực hiện tốt quy trình quản lý theo tiêu chuẩn ISO: 9001 – 2000. Đảm bảo vận hành tốt cơ chế một cửa trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Thực hiện tốt quy trình cấp phát kinh phí ngân sách, quy trình giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn sự nghiệp có tính chất xây dựng cơ bản theo qui định.

- Tăng cường công tác quản lý cán bộ gắn liền với việc thường xuyên chấn chỉnh, siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong đơn vị. Tiến hành rà soát lại và kịp thời có biện pháp tăng cường quản lý cán bộ cơ sở. Tổ chức thực hiện chế độ trách nhiệm cán bộ, xây dựng chế độ trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị trong thi hành công vụ.

Trên cơ sở đó tiến hành tổng kết rút kinh nghiệm và đề ra các biện pháp quản lý cán bộ có hiệu quả. Ngăn ngừa hạn chế được các hiện tượng tiêu cực, thúc đẩy việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị ở từng đơn vị thuộc ngành tài chính.

- Phát huy kết quả tích cực của công tác đào tạo các năm qua. Toàn ngành tiếp tục tập trung cho công tác đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ vừa có phẩm chất đạo đức, vừa tinh thông nghiệp vụ để đáp ứng công tác chuẩn hóa cán bộ, vừa đáp ứng yêu cầu hòa nhập trong thời kỳ mới – thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế (vào WTO).

- Tiếp tục thực hiện công tác tăng cường cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy của trường Cao đẳng Kinh tế Tài chính Vĩnh Long, phát huy thành tích đào tạo chính quy, liên doanh liên kết đào tạo bồi dưởng cán bộ - công chức.

Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đối với cán bộ quản lý tài chính địa phương nói riêng, cho khu vực nói chung. Tập trung nhiều hơn cho cấp cơ sở (Xã, Phường, Thị trấn) đủ năng lực thực hiện chức năng tham mưu, quản lý tài chính ngân sách xã và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.

- Tiếp tục hiện đại hóa công nghệ quản lý tài chính, cơ quan tài chính, Thuế, Kho bạc phối hợp thực hiện hoàn chỉnh qui trình xử lý thông tin qua mạng trung tâm, đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng thông tin của lãnh đạo và cập nhật báo cáo tài chính ngân sách.

- Tổ chức đào tạo bồi dưởng kiến thức tin học cho cán bộ ngành Tài chính. Tranh thủ kinh phí các dự án phát triển công nghệ của Trung ương để trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, góp phần hiện đại háo ngành Tài chính và hoàn thành nhiệm vụ được giao.

4.5) Về thực hiện cơ chế tài chính mới:

- Chuẩn bị mọi điều kiện để chỉ đạo mở rộng thí điểm khoán chi hành chính đối với một số đơn vị thụ hưởng ngân sách có điều kiện ổn định về chức năng nhiệm vụ và được phê duyệt về đề án tổ chức.

- Đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với tất cả các đơn vị sự nghiệp có thu có đủ điều kiện thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ – CP.

- Tiếp tục nghiên cứu và đề xuất cho được việc thực hiện xã hội hoá trước hết ở một số lĩnh vực: giáo dục đào tạo, y tế, văn háo, thể dục thể thao,… Đây là chủ trương, chính sách lớn của Đảng và nhà nước để vừa thực hiện cho được việc phân định rõ các đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp, vừa tạo cơ chế để huy động sự đóng góp của mọi thành phần kinh tế, tổ chức, mọi người dân cùng tham gia phát triển các hoạt động sự nghiệp.

Đồng thời tạo điều kiện cho các đơn vị sự nghiệp chủ động và có quyền tự chủ hơn trong việc giải quyết công việc, quyết đinh biên chế, chi trả tiền lương, tiền thưởng nhằm nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ mà đơn vị sự nghiệp cung cấp cho xã hội, đảm bảo cho người lao động phát huy tài năng sáng tạo. Để phát huy hiệu quả tích cực của các chủ trương trên. Ngành tài chính tiếp tục tham mưu cho UNBND Tỉnh chỉ đạo các ngành các cấp:

- Tiếp tục thực hiện triệt để Nghị định 43/2006/NĐ CP đến 100% đơn vị sự nghiệp nhằm phát huy tính huy động của các đơn vị sự nghiệp trong việc sử dụng có hiệu quả tài sản của Nhà nước. Bênh cạnh đó, việc thực hiện cải cách hành chính cũng phải tiến hành triệt để, thực hiện khoán biên chế, khoán kinh phí quản lý hành chính theo Nghị định 130/NĐ – CP đến tất cả các đơn vị hành chính trong toàn tỉnh (riêng khối Đảng thì thực hiện theo hướng dẫn của Ban Tài chính quản trị Trung ương), nhằm ổn định nguồn ngân sách chi cho hành chính, tạo điều kiện để ngân sách có nguồn tập trung hco việc thực hiện các chính sách đảm bảo xã hội, giáo dục, y tế, dạy nghề,… cân đối nhiều hơn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế theo đúng định hướng của Chính phủ.

4.6) Về kiện toàn đội ngũ cán bộ ngành tài chính:

- Từng bước củng cố và hoàn thiện bộ máy quản lý tài chính từ tỉnh đến huyện, xã trên cơ sở triệt để cải cách hành chính, làm rõ các chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, từng cán bộ.

- Hàng năm, cần tổ chức hội thi tay nghề về nghiệp vụ chuyên môn nhằm nâng cao kiến thức trình độ hiểu biết để áp dụng vào công tác chuyên môn.

- Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ, tin học nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ, không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức, tác phong của người cán bộ tài chính, đáp ứng tốt các yêu cầu đổi mới tài chính – tiền tệ hiện nay.

Một phần của tài liệu Công tác quản lý chi ngân sách trên địa bàn huyện Trà Ôn năm 2008.doc (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w