Nguồn vốn của doanh nghiệp qua 3 năm có xu hướng giảm, riêng trong năm 2010 vào cuối năm cũng giảm so với đầu năm là 553.257 triệu đồng, tức là giảm 74,9%, trong đó:
Biểu đồ 1.4 : Nguồn vốn
Biểu đồ 1. 5 : Nguồn vốn chủ sở hữu:
Quan sát giá trị nguồn vốn chủ sở hữu ta nhận thấy nguồn vốn chủ sở hữu vào thời điểm cuối năm 2010 là 117.714 triệu đồng, tức là tăng 26,1% so với đầu năm. Nguyên nhân là do nguồn vốn kinh doanh tăng 24.552 triệu đồng, tức là tăng 26,4%. Xét về tỷ trọng ta thấy tỷ trọng của vốn chủ sở hữu trên tổng vốn vào năm 2010 đã tăng 50,9% so với năm 2009.
o Kết Luận:
nhà nước tiếp tục cấp vốn để hoạt động. Ngoài ra tỷ trọng của vốn chủ sở hữu trên tổng vốn tăng thể hiện mức độ tự chủ của doanh nghiệp trong kinh doanh ngày càng tăng.
Biểu đồ 1. 6 : Nợ phải trả
Năm 2010, tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn giảm rõ rệt. Cụ thể, ta sẽ phân tích nguồn vốn tín dụng và nguồn vốn bị chiếm dụng của doanh nghiệp.
Bảng 1.2 : Bảng phân tích vốn tín dụng và ngồn vốn đi chiếm dụng năm 2009 và 2010 Đơn vị tính: triệu đồng
CHỈ TIÊU 2008 2009 2010
% theo quy mô chung Chênh lệch
2008 2009 2010 Tuyệt đối Tương đối 08-09 09-10 08-09 09-10 Vay ngắn hạn 50,000 128,74 0 53,598 5.5% 17.4% 28.9% 78,740 (75,142) 157.5% -58.4% Nợ dài hạn đến hạn trả - - - - - - - - - - Nợ dài hạn 50,000 50,000 - 5.5% 6.8% - 0 (50,000) 0.0% -100.0% Nguồn vốn tín dụng 100,00 0 178,74 0 53,598 11.0% 24.2% 28.9% 78,740 (125,142) 78.7% -70.0%
Phải trả cho người bán 18,359 10,278 10,867 2.0% 1.4% 5.9% (8,081) 589 -44.0% 5.7% Người mua trả tiền trước - 2,417 62 - 0.3% 0.03% 2,417 (2,355) - -97.4% Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 64 31 519 0.007% 0.004% 0.3% (33) 488 -51.2% 1566.6% Phải trả người lao động 586 653 - 0.1% 0.1% - 66 (653) 11.3% -100.0% Phải trả cho các đơn vị nội bộ - - - - - - - - - - Các khoản phải trả, phải nộp khác 297 544 2,710 0.03% 0.1% 1.5% 247 2,166 83.4% 398.2% Nợ khác 10,161 3,690 4 1.1% 0.5% 0.002% (6,471) (3,686) -63.7% -99.9%
TỔNG NGUỒN VỐN 910,88 2 738,69 9 185,44 2 100% 100% 100% (172,183) (553,257) -18.9% -74.9%
Nguồn vốn tín dụng năm 2010 giảm 125.142 triệu đồng, tức là giảm 70% so với năm 2009, nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn, trong đó chủ yếu là do doanh nghiệp giảm các khoản vay: vay ngắn hạn giảm 58,4% và giảm hoàn toàn khoản vay dài hạn. Như vậy nguồn vốn tín dụng của doanh nghiệp giảm về giá trị nhưng lại tăng tỷ trọng do tổng nguồn vốn của doanh nghiệp giảm, đây là hiện tượng hợp lý vì trong giai đoạn doanh nghiệp đang mở rộng qui mô hoạt động và lượng vốn tự có lại không đủ trang trải thì việc vay vốn sẽ giúp cho doanh nghiệp có đủ lượng vốn phục vụ cho kinh doanh. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp vay quá nhiều thì rủi ro sẽ cao, doanh nghiệp có thể mất khả năng chi trả.
Nguồn vốn đi chiếm dụng cũng giảm 3.451 triệu đồng, tức là giảm 19,6% so với năm 2009, trong đó chủ yếu do khoản tiền lương phải trả cho người lao động đã được thanh toán, do người mua trả tiền trước và các khoản nợ khác giảm. Điều này chứng tỏ trong năm 2010 doanh nghiệp không còn chiếm dụng vốn của các đơn vị nội bộ và tiền lương phải trả cho nhân viên để bổ sung vốn kinh doanh, mặt khác thể hiện ở thời điểm cuối năm doanh nghiệp chấp hành kỷ luật tín dụng và kỷ luật thanh toán, làm nghĩa vụ của mình đối với ngân sách nhà nước tốt hơn so với đầu năm.
o Kết Luận:
Qua quá trình phân tích trên ta thấy qui mô của doanh nghiệp ngày càng tăng, đặc biệt kết cấu vốn chủ sở hữu trong tổng vốn thì tăng thể hiện tính chủ động trong kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng tăng. Mặt khác các khoản nợ phải trả lại giảm xuống mà chủ yếu là lượng vốn tín dụng. Nếu kết hợp phân tích theo chiều ngang ta thấy tốc độ giảm của vốn chủ sở hữu chậm hơn so với tốc độ giảm của nợ phải trả, đây là dấu hiệu tốt vì nó cho thấy khả năng đảm bảo nợ vay bằng nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đang có chiều hướng tăng dần. Do đó trong những năm tới doanh nghiệp nên bố trí lại cơ cấu vốn sao cho phù hợp hơn bằng cách giảm bớt lượng vốn vay và nâng dần tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng vốn.