Sự thay đổi chi phí trả trước dài hạn

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của công ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí Phương Đông.doc (Trang 103)

Khoản mục này được dự báo bằng cách hồi quy giá trị qua 3 năm từ 2008 – 2010 để dự báo giá trị trong năm 2011, ta có kết quả dự báo là 2,570,996,646 đồng.

vi. Sự thay đổi các quỹ:

Doanh nghiệp hoạt động nếu có lãi sẽ thực hiện trích lập các quỹ theo tỷ lệ như sau:

 Quỹ đầu tư phát triển: mức trích lập là 42% lợi nhuận sau thuế.

 Quỹ dự phòng tài chính: mức trích lập là 8% lợi nhuận sau thuế.

 Quỹ trợ cấp mất việc làm: mức trích lập là 5% lợi nhuận sau thuế.

 Quỹ khen thưởng, phúc lợi: cũng được trích từ lợi nhuận sau thuế, nhưng mức trích lập không theo tỷ lệ phần trăm lợi nhuận sau thuế mà được tính như sau:

Mức trích lập quỹ khen thưởng = Lương bình quân thực tế * 2 * Số lượng công nhân viên.

3.7. Sự thay đổi nguồn vốn kinh doanh:

Nguồn vốn kinh doanh trong năm 2011 được dự báo sẽ bằng nguồn vốn kinh doanh năm 2010 là 117,714,255,199 đồng cộng với phần còn lại của lợi nhuận sau thuế năm 2010 là 1,874,471,182 đồng, như vậy giá trị dự báo vào năm 2011 sẽ là 119,588,726,381 đồng.

3.8. Sự thay đổi khoản mục vay ngắn hạn:

Khoản mục vay ngắn hạn sẽ được dự báo bằng cách cân đối giữa tổng tài sản và tổng nguồn vốn trong năm 2010, phần chênh lệch này sẽ là nguồn vốn thiếu hụt mà doanh nghiệp phải huy động ở bên ngoài.

Từ các phân tích trên ta có bảng cân đối kế toán dự báo trong năm 2011 như sau:

CHỈ TIÊU SỐ DỰ BÁO NĂM 2011 TÀI SẢN A.TSLĐ & ĐTNH 100 40,255,737,570 I.Tiền 110 6,156,056,378

II.Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 7,925,002,175

III.Các khoản phải thu 130 23,067,658,374

IV.Hàng tồn kho 140 629,779,066

V.Tài sản lưu động khác 150 2,477,241,576

B.TSCĐ & ĐTDH 200 188,057,655,012

I.Tài sản cố định ròng 210 170,655,601,205

II.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 220 12,172,670,000

III.Chi phí XDCB dở dang 230 2,658,387,160

IV.Chi phí trả trước dài hạn 241 2,570,996,646

TỔNG TÀI SẢN 250 228,313,392,582

A.Nợ phải trả 300 106,066,279,041

I.Nợ ngắn hạn 310 105,903,036,605

1.Vay ngắn hạn 311 39,515,902,363

2.Nợ dài hạn đến hạn trả 312 -

3.Các khoản phải trả 313 63,804,930,659

4.Lương và các khoản phải trả, phải nộp khác 314 2,582,203,583

II.Nợ dài hạn 320 163,242,436

III.Nợ khác 330 -

B.Nguồn vốn chủ sở hữu 400 122,247,113,541

I.Nguồn vốn quỹ 410 122,247,113,541

1.Nguồn vốn kinh doanh 411 119,588,726,381

2.Chênh lệch đánh giá lại tài sản 412 -

3.Chênh lệch tỷ giá 413 -

4.Quỹ đầu tư phát triển 414 -

5.Quỹ dự phòng tài chính 415 -

6.Lợi nhuận chưa phân phối 416 -

7.Nguồn vốn đầu tư XDCB 417 2,658,387,160

II.Nguồn kinh phí, quỹ khác 420

1.Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm 421 -

2.Quỹ khen thưởng và phúc lợi 422 -

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 430 228,313,392,582

CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY

Bảng thống kê các chỉ số tài chính từ năm 2008- 2010

Chỉ tiêu ĐVT Năm2008 Năm2009 Năm2010

1.1.Bố trí cơ cấu tài sản

Tài sản lưu động/ Tổng tài sản % 50.41% 44.39% 11.15%

Tỷ suất đầu tư tổng quát % 49.59% 55.61% 88.85%

Tỷ suất đầu tư tài sản cố định % 45.36% 49.47% 81.24%

Tỷ suất đầu tư tài chính dài hạn % 3.98% 3.89% 6.56%

1.2.Bố trí cơ cấu nguồn vốn

Tỷ suất nợ % 83.19% 87.37% 36.52%

Tỷ suất tự tài trợ % 16.81% 12.63% 63.48%

2.Nhóm chỉ tiêu tình hình thanh toán và khả năng thanh toán 2.1.Tình hình thanh toán

2.1.1.Khoản phải thu/ Tài sản lưu động % 55.42% 50.49% 31.79% 2.1.2.Khoản phải thu/ Khoản phải trả % 11.27% 10.86% 9.70% 2.2.3.Khoản phải trả / Tài sản lưu động % 492% 465% 328%

2.2.Khả năng thanh toán

2.2.1.Khả năng thanh toán trong ngắn hạn

Vốn luân chuyển triệu -530,762 -433,548 -47,805

Hệ số thanh toán hiện hành lần 0.22 0.24 0.30

Hệ số thanh toán nhanh lần 0.16 0.19 0.28

Hệ số thanh toán bằng tiền lần 0.03 0.02 0.12

2.2.2.Khả năng thanh toán trong dài hạn

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay lần 3.28 (12.56) 1.35

Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu lần 4.96 6.93 0.58

3.Nhóm chỉ tiêu về khả năng luân chuyển vốn 3.1.Luân chuyển hàng tồn kho

Số vòng quay hàng tồn kho vòn

g 8.74 10.45

Thời gian tồn kho bình quân ngày 41 34

3.2.Luân chuyển khoản phải thu

Số vòng quay khoản phải thu vòn

g 4.04 4.96

Kỳ thu tiền bình quân ngày 89 73

3.3.Luân chuyển vốn lưu động

Số vòng quay vốn lưu động vòn

g 2.15 2.38

Số ngày của một vòng quay ngày 168 151

Hệ số đảm nhiệm lần 0.466 0.419

3.4.Luân chuyển vốn cố định

g

Số ngày của một vòng quay ngày 168 289

3.5.Luân chuyển vốn chủ sở hữu

Số vòng quay vốn chủ sở hữu vòn

g 2.55 1.8

Số ngày của một vòng quay ngày 141 200

3.6.Luân chuyển toàn bộ vốn

Số vòng quay toàn bộ vốn vòn

g 1.02 0.76

Số ngày của một vòng quay ngày 354 472

4.Nhóm chỉ tiêu hiệu quả hoạt động kinh doanh

4.1.Tỷ trọng giá vốn trong doanh thu % 96.64% 102.28% 92.15% 4.2.Tỷ trọng chi phí bán hàng trong

doanh thu

%

0.16% 0.29% 2.64%

4.3.Tỷ trọng chi phí quản lý trong doanh thu

%

1.30% 16.11% 2.27%

4.4.Hiệu suất sử dụng chi phí lần 1.02 0.84 1.03

Qua toàn bộ quá trình phân tích trên đã giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát về tình hình tài chính của Công ty Du Lịch Phương Đông như sau:

Thứ nhất:

Về cơ cấu tài chính

Nhìn chung qua 3 năm từ năm 2008–2010 qui mô của doanh nghiệp ngày càng được mở rộng, trong đó:

 V ề cơ cấu tài sản : Tỷ trọng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn có xu hướng giảm xuống,tuy nhiên các khoản phải thu giảm chậm và luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản lưu động,chứng tỏ mặc dù doanh nghiệp có cố gắng trong việc thu hồi nợ nhưng lượng vốn bị tồn đọng trong khâu thanh toán vẫn còn nhiều,công ty cần đưa lượng vốn bị chiếm dụng nàyvào đầu tư kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Tỷ suất đầu tư của doanh nghiệp có xu hướng tăng dần,điều này thể hiện sự chú trọng của công ty vào đầu tư đổi mới tài sản giúp cho cơ sở vật chất của doanh nghiệp ngày càng tăng cường và qui mô về năng lực sản xuất ngày càng mở rộng. Do doanh

nghiệp đang trong thời kỳ đổi mới nên đây là sự thay đổi hợp lý.

 V ề cơ cấu nguồn vốn : Nguồn tài trợ qua các năm đều có xu hướng giảm cả về vốn chủ sở hữu lẫn vốn vay. Tuy nhiên nếu xét về mặt kết cấu thì tỷ suất nợ của doanh nghiệp có xu hướng tăng nhẹ rồi giảm mạnh, như vậy doanh nghiệp đã không sử dụng đòn bẩy tài chính,tức là vay và chiếm dụng vốn nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh,điều này cũng có nghĩa là mức độ rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng giảm. Ngược với sự giảm của tỷ suất nợ thì tỷ suất tự tài trợ lại có chiều hướng tăng, chứng tỏ tính tự chủ trong kinh doanh của doanh nghiệp tăng. Nhìn chung cơ cấu nguồn vốn của công ty hiện nay chưa hợp lý lắm.

Thứ hai: Về tình hình thanh toán và khả năng thanh toán

Tình hình thanh toán của doanh nghiệp không khả quan lắm. Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng cao hơn các khoản phải trả.Doanh nghiệp có cố gắng trong việc thu hồi nợ, bằng chứng là tỷ trọng khoản phải thu trong tổng tài sản lưu động có chiều hướng giảm, do đó doanh nghiệp cần tiếp tục đề ra các giải pháp hữu hiệu hơn nữa để đẩy nhanh tốc độ thu hồi nợ. Các khoản phải trả giảm mạnh,cho thấy yêu cầu thanh toán của doanh nghiệp ngày càng giảm. Khả năng thanh toán của công ty cũng có chiều hướng tăng, trong đó cần đặc biệt quan tâm đến khả năng thanh toán bằng tiền vì chỉ số này khá thấp,mức độ đảm bảo nợ vay bằng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cũng giảm.

Thứ ba: Về hiệu quả sử dụng vốn

Dựa vào việc phân tích tốc độ luânc huyển vốn kết hợp với tỷ suất sinh lời các loại vốn ta thấy hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp có xu hướng tăng, thời hạn thu tiền của doanh nghiệp ngày càng ngắn, chứng tỏ khả năng thu hồi vốn nhanh,vốn của doanh nghiệp không bị các đơn vị khác chiếm dụng và doanh nghiệp có điều kiện tích luỹ. Công tác quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp rất tốt giúp công ty tiết kiệm được tương đối vốn dự trữ hàng tồn kho, giải phóng vốn dự trữ để đưa vốn vào sản xuất kinh doanh góp phần tăng lợi nhuận của công ty khi đang hoạt động có lãi.

Cuối cùng là về hiệu quả hoạt động kinh doanh:

Doanh thu của công ty có sự sụt giảm nhanh,trong đó giảm mạnh nhất là vào năm 2010 chỉ đạt 191,154,917,793 đồng, tương ứng là giảm xấp xỉ 40% so với năm 2009.

Hiệu quả sử dụng chi phí của doanh nghiệp ngày càng tốt hơn góp phần nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp.Tuy nhiên tỷ trọng giá vốn trong tổng doanh thuvẫn còn cao mà chủ yếu là do trong giai đoạn này doanh nghiệp đầu tư xây dựng mới và nâng cấp hệ thống nhà hàng, khách sạn nhằm thu hút khách hàng và nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch nên khoản chi phí khấu hao tài sản cố định tính vào giá vốn rất cao, đây là khoản chi phí không thể tránh khỏi trong giai đoạn đầu các cơ sở mới đi vào hoạt động, nhưng trong những nămtiếp theo những cơ sở này sẽ mang lại lợi ích cho công ty; ngoài ra giá vốn tăng còn do sự gia tăng giá vốn ở mảng thương mại. Do đó trong những năm tiếp theo để giảm giá vốn doanh nghiệp cần có những biện pháp giảm giá vốn của mặt hàng giúp tăng lợi nhuận của công ty.

CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP VÀ KẾT LUẬN 1. Giải pháp - Kiến nghị:

1.1. Về tình hình huy động vốn:

Dựa vào kết quả phân tích ta nhận thấy hiện nay Công ty Du Lịch Phương Đông đang sử dụng một cơ cấu vốn với nguồn tài trợ chủ yếu từ vốn tự có. Như vậy công ty đã không sử dụng đòn bẩy tài chính để tối đa hoá lợi nhuận. Việc sử dụng đòn bẩy tài chính sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu khi doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả, nhưng đồng thời cũng làm gia tăng rủi ro cho nguồn vốn của doanh nghiệp và có thể dẫn đến tình trạng doanh nghiệp mất khả năng chi trả. Do đó trong những năm tới để tăng tỷ suất sinh lời, công ty nên tăng nguồn vốn vay và nhanh chóng thu hồi các khoản nợ để đưa vốn vào sản xuất.

ii. Về tình hình thanh toán và khả năng thanh toán:

Công ty cần cải thiện hơn nữa tình hình thanh toán và khả năng thanh toán, đặc biệt là khả năng thanh toán bằng tiền. Để thựchiện được điều đó công ty cần phải quản trị tốt tiền mặt và các khoản phải thu.Việc quản trị tốt các khoản mục này mộtmặt giúp công ty giảm lượng vốn bị ứ đọng, vốn bị chiếm dụng, mặt khác có thể tận dụng các khoản vốn này một cách hiệu quả hơn vào sản xuất hoặc dùng để đáp ứng một cách kịp thời việc thanh toán tránh tình trạng thanh toán chậm trễ làm mất lòng tin đối với các nhà cho vay.

Quản trị khoản phải thu:

dụng liên quan đến mức độ, chất lượng và rủi ro của doanh thu. Chính sách tín dụng bao gồm các yếu tố: Tiêu chuẩn bán chịu, thời hạn bán chịu, thời hạn chiết khấu, tỷ lệ chiết khấu.Việc hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu hoặc mở rộng thời hạn bán chịu, hay tăng tỷ lệ chiết khấu đều có thể làm cho doanh thu và lợi nhuận tăng, đồng thời kéo theo các khoản phải thu, cùng với những chi phí đi kèm các khoản phải thu này cũng tăng và có nguy cơ phát sinh nợ khó đòi. Do đó công ty khi quyết định thay đổi một yếu tố nào cũng cần cân nhắc, so sánh giữa lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể có được với mức rủi ro do gia tăng nợ không thể thu hồi mà doanh nghiệp phải đối mặt để có thể đưa ra chính sách tín dụng phù hợp.

Ngoài ra, công ty cần chú ý đến việc phân tích uy tín của khách hàng trước khi quyếtđịnh có nên bán chịu cho khách hàng đó hay không.

Theo dõi các khoản phải thu thường xuyên để xác định đúng thực trạng của chúng và đánh giá tính hữu hiệu của các chính sách thu tiền. Nhận diện những khoản tín dụng có vấn đề và thu thập những tín hiệu để quản lý những khoản hao hụt.

Có sự ràng buộc chặt chẽ trong hợp đồng bán hàng.

Quản trị tiền mặt:

Tăng tốc độ thu hồi tiền mặt bằng cách tăng tốc độ thu hồi cheque và giảm tốc độ thanh toán, tức là gia tăng khoảng thời gian giữa thời điểm phát hành cheque và thời điểm cheque được xuất trình.Đem lại cho khách hàng những khoản lợi để khuyến khích họ sớm trả nợ. Áp dụng những chính sách chiết khấu đối với những khoản thanh toán trước hay đúng hạn vì nợ được thanh toán tốt thì tiền đưa vào càng nhanh.

Lập lịch trình luân chuyển tiền mặt để luân chuyển tiền mặt hiệu quả giữa doanh nghiệp và ngân hàng. Lựa chọn phương thức chuyển tiền phù hợp, đúng thời hạn yêu cầu, chi phí không cao. Hoạch định ngân sách tiền mặt, thiết lập mức tồn quỹ tiền mặt.

Đầu tư các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi bằng cách mua chứng khoán ngắn hạn cho tới khi tiền được huy động vào kinh doanh.

iii. Giảm bớt tỷ trọng các loại tài sản cố định không cần dùng, không đảm bảo kỹthuật và năng lực sản xuất:

Đối với tài sản cố định chưa dùng công ty nên nhanh chóng đưa vào lắp đặt và vận hành nhằm phục vụ sản xuất.

trực thuộc của công ty nếu có nhu cầu về tài sản đó, hoặc công ty có thể cho thuê, nhượng bán nhằm nhanh chóng thu hồi vốn.

Đối với các tài sản cố định chờ thanh lý công ty cần nhanh chóng tăng cường công tác thanh lý các tài sản này nhằm thu hồi vốn để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh.

iv. Các biện pháp nâng cao khả năng sinh lời của công ty:

Nâng cao khả năng sinh lời của công ty cụ thể là nâng cao doanh thu,lợi nhuậnvà nâng cao khả năng sinh lời trên vốn sản xuất kinh doanh.

Để nâng cao khả năng sinh lời thì biện pháp hữu hiệu hơn cả là phải gia tăng lợi nhuận. Việc gia tăng lợi nhuận chịu ảnh hưởng của 2 nhân tố chủ yếu là doanh thu và chi phí. Như vậy để gia tăng lợi nhuận công ty phải tăng doanh thu và giảmchi phí.

Một số biện pháp giúp tăng lợi nhuận:

Các phòng ban của công ty cần có các bộ phận quản lý riêng biệt theo từng lĩnh vực hoạt động để thuận tiện trong việc quản lý, dễ dàng phát hiện những sai sót và có những giải pháp thích hợp cũng như hoạch định những chiến lược cụ thể hơn, giúp doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả hơn.

Doanh nghiệp cần có đội ngũ nghiên cứu thị trường để có thể nắm bắt kịp thời,chính xác những thông tin về nguyên liệu, về thị trường tiêu thụ nhằm tránh những thiệt hại do sự biến động giá cả trên thị trường gây ra và giúp doanh nghiệp mở rộng thêm các mối quan hệ kinh tế.

Hiện nay doanh thu của công ty có giảm và giá vốn cao nên lợi nhuận giảm mạnh, vì vậy để đẩy nhanh tốc độ tăng của lợi nhuận công ty cần phải quản lý tốt chi phí và giá thành hơn bằng cách nâng cao trình độ quản lý của lãnh đạo các phòng ban, ngoài ra công ty cũng cần sắp xếp lại nhân sự, giảm bớt lượng nhân viên thừa ở mảng du lịch để từ đó giảm bớt chi phí

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của công ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí Phương Đông.doc (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w