Yêu cầu về quản lý vốn bằng tiền tại Công Ty Cổ Phần Sản Xuất & Dịch Vụ XNK Rau Quả Sài Gòn luôn là đòi hỏi không thể thiếu trong công tác quản lý tài chính của bộ phận kế toán tài vụ cũng như ban lãnh đạo của công ty. Ngoài việc đảm bảo nhu cầu chi tiêu của Công ty bộ phận kế toán tài vụ còn phải dung hòa lượng tiền mặt sao cho có lợi nhất không gây lãng phí vốn nhưng vẫn đảm bảo vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh.
•Tổng quan tình hình vốn bằng tiền tài công ty trong hai năm 2008 – 2009: Xem xét mức dự trữ tiền mặt của công ty qua bảng phân tích sau:
Bảng 2.17. Tỷ lệ vốn bằng tiền qua hai năm 2008 – 2009
ĐVT: VND Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch
Mức dự trữ Tỷ lệ Mức dự trữ Tỷ lệ Mức dự trữ Tỷ lệ _Tỷ lệ từng loại
tiền
Tiền gửi ngân hàng 191,384,478 77.59 520,471,455 77.76 329,086,977 0.17
Cộng mức dự trữ 246,661,267 100 669,330,575 100 422,669,308 0.00 _So với tổng tài sản
Tiền mặt tại quỹ 55,276,789 0.35 148,859,120 0.87 93,582,331 0.52 Tiền gửi ngân hàng 191,384,478 1.22 520,471,455 3.06 329,086,977 1.83
Cộng mức dự trữ 246,661,267 1.57 669,330,575 3.93 422,669,308 2.36 _So với TSLĐ
Tiền mặt tại quỹ 55,276,789 0.43 148,859,120 1.48 93,582,331 1.05 Tiền gửi ngân hàng 191,384,478 1.49 520,471,455 5.18 329,086,977 3.7
Cộng mức dự trữ 246,661,267 1.92 669,330,575 6.67 422,669,308 4.75
Nguồn: Phòng Kế Toán – Tài Vụ Qua bảng phân tích trên cho thấy mức dự trữ của vốn bằng tiền trong năm 2009 tăng so với năm 2008 là 422,669,308 đồng và tỷ lệ cũng tăng lên so với tài sản lưu động là 4.75% trong đó:
+ Tiền mặt tại quỹ tăng 93,528,331 đồng, tỷ lệ tăng là 1.05% + Tiền gửi ngân hàng tăng 329,086,977 đồng, tỷ lệ tăng 3.7%
Mức dự trữ tăng lên là do doanh thu năm 2009 tăng so với năm 2008 nên vốn bằng tiền cũng tăng tương ứng, mặt khác năm 2009 tài sản lưu động giảm do doanh nghiệp tập trung đầu tư vào tài sản cố định. Điều này cho thấy quản lý vốn lưu động năm 2009 tích cực hơn năm 2008. Phân tích hiệu quả quản lý vốn bằng tiền qua bảng phân tích sau:
Bảng 2.18.Bảng phân tích mức dự trữ tiền mặt theo mức doanh thu từng năm
ĐVT: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2008 KH năm 2009 TH năm 2009
_Doanh thu 46,819,593,484 60,865,471,529 89,676,731,849
_Tỷ lệ so với DT 0.53% 0.53% 0.75%
Tiền mặt tại quỹ 0.12% 0.12% 0.17%
Tiền gửi ngân hàng 0.41% 0.41% 0.58%
_Mức dự trữ 246,661,267 320,659,647 669,330,575
Tiền mặt tại quỹ 55,276,789 71,859,826 148,859,120
Tiền gửi ngân hàng 191,384,478 248,799,821 520,471,455
Nguồn: Phòng Kế Toán – Tài Vụ Qua bảng phân tích trên cho thấy:
_ Doanh thu năm 2009 tăng so với năm 2008 làm tăng mức dự trữ tiền mặt là: 669,330,575 - 246,661,267 = 422,669,308 đồng.
Trong đó:
+ Tiền mặt tại quỹ tăng: 93,582,331 đồng + Tiền gửi ngân hàng tăng: 329,086,977 đồng
Theo yêu cầu kế hoạch thì dự trữ tiền mặt sẽ chiếm 0.53% so với doanh thu dự kiến là 60,865,471,529 đồng. Thực tế doanh thu đạt 48,960,939,400 đồng tăng 92% so với năm 2008. Vì vậy mà tỷ lệ dữ trữ vốn bằng tiền tăng so với năm 2008 và yêu cầu kế hoạch theo tỷ lệ năm 2008.
Như vậy trong năm 2009 Công ty đã có sự tích cực trong việc quản lý vốn đầu tư vào các loại tài sản khác đưa đồng vốn quay vòng nhanh tạo doanh thu cao cho Công ty. •Cách thức quản lý tiền mặt tại Công ty:
Nhằm tận dụng đồng vốn đưa vào lưu thông và giảm bớt gánh nặng thiếu vốn lưu động lên tình hình tài chính của Công ty, việc quản lý tốt vốn bằng tiền vừa tránh được lãng phí vốn nhưng đảm bảo cho các nhu cầu chi tiêu của Công ty thì việc quản lý vốn bằng tiền luôn được coi trọng.
_Quản lý tiền mặt tại quỹ:
Trong thanh toán công nợ đối với khách hàng lớn, thanh toán với nhà nước hoặc những khoản thanh toán có thể thanh toán qua ngân hàng thì Công ty sẽ thanh toán qua ngân hàng. Tiền mặt tại quỹ chủ yếu dùng trang trải cho các nhu cầu về quản lý và chi tiêu hàng ngày của Công ty như: chi trả lương cho cán bộ công nhân viên, chi cho các nghiệp vụ kinh doanh, chi cho công tác phí và các khoản chi phí khác thông qua ngân hàng hoặc thanh toán qua ngân hàng không hiệu quả do phải chịu một khoản chi phí ngân hàng.
Với kinh nghiệm tích lũy được, phòng kế toán tài vụ có thể dự toán được những khoản nằm trong kế hoạch chi tiêu và định sẵn một mức dự trữ đảm bảo chi tiêu cho các khoản này.
Đối với những khoản chi tiêu đã dự toán được thì công ty sẽ tận dụng khoảng thời gian chiếm dụng hợp lý để giảm bớt tiền mặt tại quỹ, đến ngày chi trả kế toán mới dành sẵn trước một ngày thậm chí ngay trong ngày mới rút tiền từ ngân hàng về trả ngay.
Ví dụ như chi trả lương cho cán bộ công nhân viên, thường công ty chi trả vào các ngày 15 và 30 hàng tháng. Do lĩnh vực chủ yếu của công ty là lĩnh vực thương mại và ngoại thương, còn lĩnh vực sản xuất chủ yếu là gia công chế biến nông sản theo hợp đồng hoặc sản xuất không ổn định, do vậy khoản lương trả cho công nhân là không ổn định. Còn lương cho cán bộ công nhân viên và công nhân viên làm theo hợp đồng thì quỹ lương ổn định. Với mức lương trung bình 3,500,000 đồng/người thì quỹ lương ổn định của Công ty là 3,500,000 x 28 = 98,000,000 đồng/tháng.
Như vậy mức chiếm dụng từ lương của cán bộ công nhân viên là:
98,000,000 x 15
30
Công ty có thể đầu tư vào tài sản khác 49,000,000 đồng trong thời hạn 15 ngày để sinh lợi thay vì dự trữ sẵn trong quỹ chờ tới ngày chi trả lương.
Quản lý tiền gửi ngân hàng: đây là khoản dự trữ chủ yếu của Công ty dùng trong thanh toán ngân hàng. Để giảm bớt khoản dữ trữ vô ích trong ngân hàng do tiền lãi của tiền gửi không kỳ hạn thấp, Công ty cũng giảm tối đa dự trữ tại ngân hàng chỉ duy trì một khoản đủ thanh toán cho nợ kế hoạch tới hạn. Số tiền chưa dùng đến công ty tài trợ cho các tài sản có nhu cầu khác như gia tăng thu mua hàng hóa khi có cơ hội kinh doanh hay để đầu tư các tài sản ngắn hạn khác như đầu tư vào thị trường chứng khoán.