Phân tích nguồn tài trợ

Một phần của tài liệu Tình hình quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công Ty Cổ Phần SX & DV XNK Rau Quả Sài Gòn.doc (Trang 63)

2.5.1. Vốn tự có

2.5.1.1. Kết cấu vốn tự có

Vốn tự có của công ty bao gồm vốn do các cổ đông và vốn tự bổ sung từ lợi nhuận để lại hàng năm cùng các quỹ của công ty chưa sử dụng:

Bảng 2.24.Bảng kết cấu vốn tự có

ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch

07 - 08 Chêng lệch 08 -09 Vốn của chủ sở hữu 4,000,000,000 8,230,000,000 12,500,000,00 0 4,230,000,000 4,270,000,000 Vốn tự bổ sung 839,729,649 214,729,649 473,908,118 (625,000,000) 259,178,469 Vốn các quỹ tạo lập 10,878,035,98 6 7,219,047,879 4,055,881,181 (3,658,988,107) (3,163,166,698) Tổng 15,717,765,63 5 15,663,777,52 8 17,029,789,29 9 (53,988,107) 1,366,011,771 Nguồn: Phòng Kế Toán – Tài Vụ

Bảng 2.25. Bảng phân tích tỷ trọng vốn tự có ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch 07 - 08 Chêng lệch 08 -09 Vốn của chủ sở hữu 25.45 52.54 73.4 27.09 20.86 Vốn tự bổ sung 5.34 1.37 2.78 (3.97) 1.41 Vốn các quỹ tạo lập 69.21 46.09 23.82 (23.12) (22.27) Tổng 100 100 100 0 0

Nguồn: Phòng Kế Toán Tài Vụ Nhận xét: Ta thấy năm 2008 tỷ trọng của vốn tự bổ sung và tỷ trọng vốn từ các quỹ đều giảm hơn so với năm 2007, nhưng tỷ trọng vốn đầu tư của chủ sở hữu lại tăng lên. Điều này cho thấy năm 2008 Công ty làm ăn đã gặp phải nhiều khó khăn nên lợi

nhuận để lại ít. Năm 2009 Công ty đã lấy lại được thế cân bằng, vốn tự bổ sung và các quỹ đã có phần tăng lên nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ là do năm 2009 Công ty tiếp tục gia tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu.

2.5.1.2. Bảo toàn và phát triển vốn tự có:

Trong năm 2008, doanh lợi vốn tự có đạt 16.72% ( ROE = 16.72%), tức là trong năm này cứ 100 đồng vốn tự có tạo ra được 16.72 đồng lợi nhuận sau thuế cho Công ty. Mức doanh lợi này không bảo toàn được vốn tự có theo thời giá của tiền tệ, bởi trong năm này chi phí sử dụng vốn là 6%/năm, ngoài ra lãi suất tiền gửi trong năm là 18%/năm. Như vậy với tổng lợi nhuận sau thuế trong năm thì công ty nộp dủ thu trên vốn, tức bảo toàn được vốn đầu tư của chủ sở hữu nhưng không đảm bảo được toàn bộ vốn cho công ty.

Trong năm 2009, doanh lợi vốn tự có giảm đi không đáng kể do vốn chủ sở hữu tăng lên, đạt mức ROE = 15.36%, nhưng trong năm này lãi suất tiền gửi đã giảm đi xuống còn 8%/năm, vì vậy Công ty đã bảo toàn được chi phí sử dụng vốn. Đây là một lỗ lực phấn đấu của toàn bộ cán bộ công nhân viên công ty, hiệu quả sử dụng vốn trong năm 2009 đã được nâng cao, Công ty cần tiếp tục phát huy.

2.5.2. Vốn vay và nợ phải trả

2.5.2.1.Tình hình nợ phải trả của Công Ty Cổ Phần Sản Xuất & Dịch Vụ XNK Rau Quả Sài Gòn trong hai năm 2008 -2009

Bảng 2.26. Bảng phân tích tỷ trọng các loại nợ trong tổng nợ phải trả

ĐVT: VNĐ

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch Mức Tỷ trọng Mức Tỷ trọng Mức Tỷ trọng 1/Vay ngắn hạn 2,088,415,280 31.76 0 (2,088,415,280) (31.76) 2/Phải trả cho người bán 1,757,971,623 26.73 1,057,800,634 31.47 (700,170,989) 4.74 3/Người mua trả tiền trước 616,727,298 9.38 0 (616,727,298) (9.38) 4/Phải trả Nhà nước 277,173,879 4.21 360,187,335 10.72 83,013,456 6.5 5/Phải trả CBCNV 76,078,268 1.16 202,683,224 6.03 126,604,956 4.87 6/Phải trả phải nộp khác 1,759,606,430 26.76 1,740,305,685 51.78 (19,300,745) 25.02 Cộng 6,575,972,778 100 3,360,976,878 100 (3,214,995,900) 0

Qua bảng phân tích cho thấy biến động nợ phải trả trong hai năm 2008 – 2009 như sau:

_ Năm 2008: trong tổng nợ phải trả thì nợ vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất (31.76%), kế đến là hai khoản chiếm tỷ trọng cũng đáng kể là nợ phải trả cho người bán (26.73%), phải trả phải nộp khác (26.76%), còn lại các khoản khác chiếm tỷ trọng nhỏ hơn 10%. Điều này cho thấy trong năm này các khoản vốn chiếm dụng của công ty tương đối đều nhau.

_ Năm 2009: Cơ cấu nợ đã có sự thay đổi so với năm 2008, hầu hết các khoản nợ của Công ty đều giảm so với năm 2008, công ty không sử dụng nợ vay ngắn hạn ngân hàng và nợ do người mua trả tiền trước. Trong năm này Công ty chủ yếu sử dụng các khoản nợ tự do, đây là những khoản nợ mà Công ty chiếm dụng không phải chịu lãi suất và không làm tăng chi phí hoạt động của Công ty, điều này sẽ giúp Công ty gia tăng lợi nhuận.

2.5.2.2. Nợ vay ngắn hạn

Tại Công Ty Cổ Phần Sản Xuất & Dịch Vụ XNK Rau Quả Sài Gòn, vốn vay dài hạn rất ít, mà chủ yếu là nợ vay ngắn hạn ngân hàng. Hình thức vay chủ yếu vay theo món, nên gây không ít bất lợi cho Công ty cả về nhu cầu bổ sung vốn lưu động và chi phí lãi vay. Công ty luôn bị thiếu vốn lưu động và đôi khi bị phụ thuộc vào vốn vay khi cần vốn cho nhu cầu kinh doanh. Năm 2008 nợ vay của Công ty chiếm tỷ trọng lớn nhất nhưng đến năm 2009 do Công ty đầu tư thêm vốn chủ sở hữu nên nhu cầu về vốn của Công ty ít đi. Công ty sử dụng bằng toàn bộ nợ vay tự do, sẽ làm gia tăng lợi nhuận cho công ty, áp lực lên tình hình tài chính của công ty giảm.

Mức dư nợ cao hay thấp chỉ nói lên tỷ lệ nợ mà Công ty đang sử dụng là cao hay thấp mà thôi chứ không nói lên hoạt động quản lý vốn lưu động của Công ty.

2.5.2.3. Nợ phải trả

Đây là khoản nợ chiếm dụng sử dụng của Công ty do tận dụng thời hạn trả nợ của các khoản nợ. Khoản nợ này không phải chịu lãi suất, không phải có tài sản thế chấp, mặc dù mức gia tăng của nó cũng làm gia tăng áp lực trả nợ cho Công ty. Tại Công Ty Cổ Phần Sản Xuất & Dịch Vụ XNK Rau Quả Sài Gòn, trong hai năm khoản nợ này bao gồm:

•Phải trả người bán: Số dư có tài khoản 331, đây là khoản vốn chiếm dụng được của

nhà cung cấp do mua chịu. Thường để tận dụng khoản vốn này công ty sẽ trả nợ cho người bán vào ngày đến hạn và để giữ uy tín với người bán nên công ty không để nợ quá hạn. Thời hạn chiếm dụng thường vào khoản từ 7 đến 20 ngày. Thấp hơn thời hạn thu tiền khách hàng của công ty.

Tuy nhiên do hàng hóa là hàng nông sản nên Công ty thường phải thanh toán ngay trong ngắn hạn dưới 15 ngày thường chiếm 54% đến 65% doanh số mua vào của công ty.

Phân tích khoản phải trả người bán trong quan hệ với giá vốn hàng bán thực hiện trong kỳ:

Bảng 2.27.Kỳ trả tiền bình quân

ĐVT: VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch

Doanh thu 46,819,593,484 89,676,731,849 42,857,138,365

Kỳ trả tiền bình quân 13.517 4.246 (9.271)

Phải trả người bán 1,757,971,623 1,057,800,634 (700,170,989)

Nguồn: Phòng Kế Toán – Tài Vụ Như vậy trong năm 2009, khoản chiếm dụng từ người bán giảm 700,170,989 đồng do kỳ trả tiền bình quân giảm, điều đó có nghĩa là vốn chiếm dụng của người bán giảm so với năm 2008. Mặc dù doanh thu tăng nhưng khoản phải trả khách hàng lại giảm sẽ làm thiếu hụt vốn lưu động, công ty phải tìm nguồn tài trợ từ nguồn khác trong đó có khoản nợ vay ngắn hạn ngân hàng phải chịu lãi suất sẽ làm gia tăng chi phí hoạt động của công ty.

Ta có khoản phải trả khách hàng tính theo điều kiện khác nhau:

Bảng 2.28.Bảng phân tích khoản phải trả người bán theo yêu cầu.

ĐVT: VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2008 KH năm 2009 Năm 2009

Doanh thu 46,819,593,484 60,865,471,529 89,676,731,849

Kỳ trả tiền bình quân 13.517 13.517 4.246

Khoản phải trả người bán 1,757,971,623 2,285,363,110 1,057,800,634

Nguồn: Phòng Kế Toán – Tài Vụ Qua bảng trên ta thấy:

_ Doanh thu năm 2009 tăng so với năm 2008, theo yêu cầu kế hoạch thì khoản phải trả người bán sẽ tăng:

2,285,363,110 - 1,757,971,623 = 527,391,487 đồng

_ Nhưng kỳ trả tiền bình quân giảm 9.271 ngày so với dự toán, nên khoản phải trả người bán giảm

1,057,800,634 - 2,285,363,110 = -1,227,562,476 đồng _ Tổng hợp hai nhân tố, khoản phải trả người bán năm 2009 527,391,487 + (-1,227,562,476) = -700,170,989 đồng

Nhận xét: Như vậy trong năm 2009 kỳ trả tiền cho người bán giảm 9.271 ngày nên khoản vốn chiếm dụng từ người bán giảm 700,170,989 đồng , giảm so với kế hoạch dự toán là 1,227,562,476 đồng. Trong năm 2009 này tài trợ từ khoản phải trả người bán hoàn toàn không tăng, trong khi đó còn giảm thêm 700,170,989 đồng nợ. Công ty nên thương lượng với người bán kéo dài thêm thời hạn trả nợ nếu việc giảm thời hạn trả tiền trên là do chủ quan của người bán. Bởi vì nếu công ty không đạt kỳ trả tiền bình quân như kế hoạch (cũng như năm 2008) thì một sự gia tăng trong doanh thu thì càng làm cho tình hình vốn đã khó khăn càng khó khăn hơn do thiếu nguồn tài trợ như kế hoạch đã định. Mặt khác đây cũng là khoản tài trợ không có chi phí nên công ty cần phải tận dụng khoản vốn này tốt hơn là phải vay ngắn hạn ngân hàng.

•Nợ tự do khác Khoản nợ này gồm:

_ Người mua trả tiền trước: Số dư Có TK 131

_ Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước: Tổng số dư có các TK thuộc nhóm 333. Gồm:

+ Thuế doanh thu: thường công ty nộp vào giữa tháng, tức chiếm dụng được 15 ngày số tiền thuế phải nộp.

+ Thuế thu nhập doanh nghiệp: khoản này được tính khi duyệt quyết toán cuối năm, khoản thuế này công ty được chiếm dụng lâu nhất.

+ Thuế xuất khẩu.

+ Các loại phải trả phải nộp khác

_ Phải ttrả cán bộ công nhân viên: số dư tài khoản 334, thường công ty trả lương cho cán bộ công nhân viên vào ngày 15 và 30 mỗi tháng, nên thời gian chiếm dụng của này là 15 ngày.

_ Phải trả đơn vị nội bộ: số dư tài khoản 336, là các khoản vay, chuyển vốn lẫn nhau giữa các công ty thnàh viên trong tổng Công Ty Rau Quả Việt Nam.

_ Phải trả phải nộp khác:số dư tài khoản 338, là các khoản phải trả về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và các khoản phải trả phải nộp khác

_Nợ phải trả khác: gồm chi phí phải trả ( số dư TK 335) và nhận thế chấp ký quỹ ký cược ngắn hạn ( số dư Tk 344)

Bảng 2.29. Bảng tình hình nợ phải trả không phải người bán

ĐVT: VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch

Người mua trả tiền

trước 616,727,298 0 -616,727,298

Phải trả CBCNV 76,078,268 202,683,224 126,604,956

Phải trả phải nộp khác 1,759,606,430 1,740,305,685 -19,300,745

Cộng 2,729,585,875 2,303,176,244 -426,409,631

Nguồn: Phòng Kế Toán – Tài Vụ

Chỉ tiêu Năm 2008 KH năm 2009 Năm 2009

Doanh thu 46,819,593,484 60,865,471,529 89,676,731,849

Kỳ trả tiền bình

quân 20.988 20.988 9.246

Khoản phải trả

người bán 2,729,585,875 3,548,461,638 2,303,176,244

Nhận xét chung: Do kỳ trả tiền bình quân năm 2009 giảm so với kế hoạch năm 2008 nên khoản vốn là nợ phải trả chiếm dụng được giảm so với yêu cầu kế hoạch dự toán. Với khoản giảm sút này, Công Ty Cổ Phần Sản Xuất & Dịch Vụ XNK Rau Quả Sài Gòn phải tìm nguồn tài trợ khác để tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động tăng thêm năm 2009.

2.5.2.4. Đòn cân nợ và tác động của đòn cân nợ.

Do hiện tại Công Ty Cổ Phần Sản Xuất & Dịch Vụ XNK Rau Quả Sài Gòn, tỷ số nợ của hai năm phân tích khá cao nhưng chủ yếu là nợ ngắn hạn. Vì lãi vay ngắn hạn được coi như chi phí biến đổi trong kỳ. Do vậy lợi nhuận của công ty không chịu tác động của đòn cân nợ.

Tuy nhiên việc sử dụng tỷ số nợ của công ty sẽ có liên quan đến chỉ tiêu doanh lợi vốn tự có, thông qua phân tích tài chính bằng phương pháp phân tích DU- PONT.

2.6. Nhận xét đánh giá tình hình quản lý và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh tại Công ty. tại Công ty.

2.6.1. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn.2.6.1.1. Các tỷ số hoạt động. 2.6.1.1. Các tỷ số hoạt động.

Trong các phần phân tích trên, chúng ta đã đề cập đến cách xác định một số chỉ tiêu, vì vậy phần này chỉ lấy kết quả.

Bảng 2.30. Bảng các tỷ số hoạt động

ĐVT: VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch

Hiệu suất sử dụng TSCĐ (Rf) 16.73 12.83 -3.90

Kỳ thu tiền bình quân (ACP) 70 26 -44

Nguồn: Phòng kế toán – Tài vụ

Nhận xét: Ta thấy trong năm 2009 công ty đã làm tốt được khoản phải thu, kỳ thu tiền bình quân giảm xuống giúp cho đồng vốn của công ty ít bị chiếm dụng, tăng vốn đưa vào lưu thông. Mặc dù vòng quay tài sản năm 2009 cao hơn so với năm 2008 nhưng hiệu suất sử dụng tài sản cố định chưa cao, do một số tài sản cố định công ty còn để đó chưa đem vào sử dụng. Hiệu quả sử dụng hàng tồn kho năm 2009 thấp hơn so với năm 2008, công ty cần có biện pháp thúc đẩy công tác marketing tốt hơn nữa để đồng vốn không bị ứ đọng.

2.6.2. Các tỷ số doanh lợi.

Các tỷ số này nói lên hiệu quả sử dụng đồng vốn vào trong sản xuất kinh doanh. Việc nâng cao các tỷ số này có liên quan đến nhiều yếu tố như: công suất hoạt động của tài sản, yếu tố chi phí hoạt động, doanh thu tiêu thụ,..

Bảng 2.31. Bảng các tỷ số doanh lợi

ĐVT: VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch

Doanh lợi tiêu thụ (LN/DT) 0.04 0.03 (0.01)

Doanh lợi tài sản (LN/TTS) 0.12 0.15 0.03

Doanh lợi vốn tự có (LN/VCSH) 0.21 0.19 (0.02)

Nguồn: Phòng Kế Toán – Tài Vụ

Nhận xét:Nhìn chung tài sản được công ty sử dụng tốt, năm 2009 cứ 100 đồng tài sản tạo ra 15 đồng doanh thu cao hơn năm 2008 là 3 đồng, nhưng hiệu quả đạt được lại không cao.

Để thấy rõ hơn hiệu quả quản lý vốn ta phân tích: Phương trình phân tích DU-PONT như sau:

Lợi tức sau thuế Lợi tức sau thuế Doanh thu thuần Tổng tài sản = x x

Vốn tự có Doanh thu thuần Tổng tài sản Vốn tự có

Từ phương trình Dupont cho thấy để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tự có thì công ty phải:

_ Nâng cao mức sinh lời trên một đồng doanh thu đạt được. Điều này có nghĩa là với một đồng chi phí tối thiểu công ty phải đạt được doanh thu tối đa, khi đó lợi nhuận sau thuế hiển nhiên được nâng cao. Việc giảm thiểu chi phí hoạt động là yêu cầu chính yếu của tỷ số này.

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch

Tỷ lệ chi phí giá vốn/doanh thu 90.84 97.37 6.53

Tỷ lệ chi phí bán hàng/doanh thu 2.68 0.83 (1.84)

Tỷ lệ chi phí quản lý DN/doanh thu 3.13 1.8 (1.33)

Nguồn: Phòng Kế Toán – Tài Vụ Qua bảng phân tích trên cho thấy công ty đã nỗ lực phấn đấu giảm các loại chi phí để nâng cao tỷ số doanh lợi nhưng năm 2009 vẫn thấp hơn năm 2008 là do chi phí giá vốn của công ty tăng cao.

_Tăng tốc độ chu chuyển của tài sản:

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch

Vòng quay tài sản (lần) 2.99 5.27 2.28

Thời gian chu chuyển TS (tháng) 4.01 2 -1.74

Vòng quay tồn kho (lần) 264.43 182.08 -82.35

Thời gian chu chuyển TK (ngày) 16.34 23.73 7.39

Năm 2009 số vòng quay hàng tồn kho của công ty giảm so với năm 2008, điều này sẽ làm cho tốn chi phí khi tồn trữ hàng ngày, công ty cần tìm kiếm khách hàng mới để mở rộng thị trường tiêu thụ hơn nữa, đòi hỏi công tác marketing của công ty phải làm tốt hơn nữa. _Tăng tỷ số Tổng tài sản/Vốn tự có Ta biết rằng: Vốn tự có = Tổng tài sản – Tổng nợ Nên: Tổng tài sản Tổng tài sản 1 = = Vốn tự có Tổng tài sản – Tổng nợ 1- Tỷ số nợ

Công thức trên cho thấy việc gia tăng sử dụng nợ , tức là gia tăng tỷ số nợ (thay đổi cơ cấu tài chính), nếu sử dụng nợ có hiệu quả sẽ làm gia tăng tỷ số doanh lợi/vốn tự có. Tuy nhiên việc sử dụng tỷ số nợ cao có thể gia tăng áp lực nợ lên tình hình tài

Một phần của tài liệu Tình hình quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công Ty Cổ Phần SX & DV XNK Rau Quả Sài Gòn.doc (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w