Quản lý khoản phải thu

Một phần của tài liệu Tình hình quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công Ty Cổ Phần SX & DV XNK Rau Quả Sài Gòn.doc (Trang 56)

2.4.2.1. Những vấn đề chung

Khoản phải thu của Công ty bao gồm tất cả những khoản đã chi ra trước nay phải thu về cho Công ty như bán chịu cho khách hàng, trả trước cho người bán, tạm ứng cho cán bộ đi công tác, thu mua hàng hóa và các khoản phải thu khác. Như vậy tại Công ty trong hai năm 2008 -2009 khoản phải thu gồm hai loại chính: khoản phải thu từ khách hàng do bán chịu và khoản phải thu không phải từ khách hàng (trong bài này em gọi là khoản phải thu khác). Để thấy rõ hơn tính chất của từng loại phải thu, bài luận văn này sẽ phân tích khoản phải thu theo hai khoản:

_ Khoản phải thu từ khách hàng thuần: Số dư nợ tài TK 131 (Phải thu khách hàng) và số dư nợ TK 139 (Dự phòng phải thu khó đòi).

Khoản phải thu này liên quan tới hoạt động doanh số của công ty. Việc gia tăng hay giảm bớt khoản nợ phải thu này phụ thuộc vào chính sách tài trợ vốn cho khách hàng của công ty. Mặc dù đây cũng là khoản vốn bị chiếm dụng của công ty, nhưng việc gia tăng khoản nợ này chưa cho thấy là tốt hay xấu, bởi đây có một phần do chủ quan của Công ty.

_ Khoản phải thu khác gồm:

+ Số dư nợ TK 132 (Phải trả người bán): Trả trước cho người bán + Số dư TK 138 (Phải thu khác)

+ Số dư TK 141 (Phải thu tạm ứng)

+ Các khoản chi phí trả trước, ký cược ngắn hạn

Khoản phải thu này cho thấy vốn của Công ty thật sự bị chiếm dụng, việc giảm tối đa cho khoản phải thu khác này sẽ giúp cho Công ty giải phóng đồng vốn nhanh chóng đưa đồng vốn vào sản xuất kinh doanh.

2.4.2.2.Tổng quan tình hình phải thu của công ty

Tổng quan tình hình nợ phải thu của công ty trong hai năm 2008 -2009 như sau:

Bảng 2.19. Bảng tỷ lệ các khoản phải thu

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch

Mức Tỷ lệ Mức Tỷ lệ Mức Tỷ lệ

Tỷ lệ các

khoản phải thu _Phải thu khách hàng 5,959,546,969 65.21 2,250,975,114 34.8 (3,708,571,855) (30.41) _Phải thu khác 3,178,861,330 34.79 4,216,753,331 65.2 1,037,892,001 30.41 Tổng khoản phải thu 9,138,408,299 100 6,467,728,445 100 (2,670,679,854) 0.00 So sánh với vốn lưu động _Phải thu khách hàng 5,959,546,969 46.32 2,250,975,114 22.42 (3,708,571,855) (23.9) _Phải thu khác 3,178,861,330 24.71 4,216,753,331 41.99 1,037,892,001 17.29 Tổng khoản phải thu 9,138,408,299 71.3 6,467,728,445 64.41 (2,670,679,854) (6.61)

Nguồn: Phòng Kế Toán – Tài Vụ

Nhận xét: Qua bảng phân tích trên cho thấy:

_Tỷ trọng khoản phải thu khách hàng năm 2008 chiếm tỷ trọng chủ yếu là 65.21% nhưng đến năm 2009 thì tỷ trọng khoản phải thu khác lại chiếm chủ yếu là 65.2%. Khoản phải thu khách hàng năm 2009 giảm 3,708,571,855 đồng tỷ lệ giảm 62.22%, ngược với sự giảm của khoản phải thu khách hàng khoản phải thu khác lại tăng lên từ 3,178,861,330 đồng năm 2008 lên 4,216,753,331 đồng năm 2009 tốc độ tăng 41.87%.

_ Tỷ trọng khoản phải thu so với tài sản lưu động cũng chiếm một tỷ lệ tương đối cao năm 2008 là 71.3% nhưng đến năm 2009 giảm xuống còn 68.11%.

Ta thấy khoản phải thu là phần vốn mà công ty bị chiếm dụng, trong khi đó khoản phải thu khác là phần chiếm dụng vốn có tính chất tiêu cực nhưng lại gia tăng hơn so với khoản phải thu khách hàng. Mặc dù tổng thể khoản phải thu giảm đi cho thấy vốn của Công ty đã được đầu tư vào tài sản khác có lợi hơn, xong chúng ta cần phân tích rõ hơn để thấy được sự tích cực trong công tác quản lý khoản phải thu.

2.4.2.3. Phân tích quản lý khoản phải thu.

Khoản phải thu khách hàng:

Ta xem xét bảng phân tích sau:

Bảng 2.20. Bảng phân tích khoản phải thu khách hàng

ĐVT: VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2008 KH năm 2009 Năm 2009

Daonh thu 46,819,593,484 60,865,471,529 89,676,731,849

Kỳ thu tiền bình

quân 45.823 45.823 10.016

Khoản phải thu

KH 5,959,546,969 7,747,411,060 2,495,077,248

Nguồn: Phòng Kế Toán – Tài Vụ Với :

Khoản phải thu

Kỳ thu tiền bq = x 360

Doanh thu trong kỳ Qua bảng trên ta thấy:

_ Doanh thu thực tế năm 2009 tăng so với năm 2008 nhưng khoản phải thu khách hàng là 5,959,546,969 - 2,495,077,248 = 3,464,469,721 đồng.

_ Kỳ thu tiền bình quân giảm 45.823 - 10.016 = 35.81 ngày nên làm giảm khoản phải thu khách hàng so với kế hoạch là:

7,747,411,060 - 2,495,077,248 = 5,252,333,812

Nhận xét: Do trong năm 2009 Công ty quản lý tốt khoản phải thu khách hàng hiệu quả hơn năm 2008 nên kỳ thu tiền bình quân giảm đi đáng kể 35.81 ngày. Như vậy công ty ít bị ứ đọng vốn trong khâu thanh toán, giúp cho công ty có đồng vốn để quay vòng nhanh đem lại doanh thu cao cho công ty.

•Khoản phải thu khác:

Xem xét tình hình khoản phải thu khác qua bảng sau:

Bảng 2.21.So sánh khoản phải thu theo các yêu cầu:

ĐVT: VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2008 KH năm 2009 Năm 2009

Doanh thu 46,819,593,484 60,865,471,529 89,676,731,849

Nguồn: Phòng Kế Toán – Tài Vụ Qua bảng phân tích trên cho thấy:

_ Doanh thu thực tế năm 2009 tăng so với năm 2008 vượt kế hoạch dự toán nhưng lại làm giảm khoản phải thu khác so với kế hoạch đề ra. Mặt khác công ty cũng giảm được kỳ thu tiền bình quân xuống từ 24.443 ngày (năm 2008) xuống còn 15.948 ngày (năm 2009).

Như vậy mặc dù khoản nợ phải thu khác này gia tăng là một điều gây bất lợi cho Công ty vì nó không liên quan tới doanh số hoạt động của Công ty nhưng kỳ thu tiền bình quân lại giảm xuống cho thấy Công ty đã có sự quản lý tốt khoản phải thu này, vốn của Công ty ít bị chiếm dụng.

Kết quả chung: Tổng quát quản lý khoản phải thu trong hai năm 2008 – 2009, ta lập bảng so sánh sau:

ĐVT: VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2008 KH năm 2009 Năm 2009

Doanh thu 46,819,593,484 60,865,471,529 89,676,731,849

Kỳ thu tiền bình quân 70.266 70.266 25.964

Khoản phải thu KH 9,138,408,299 11,879,930,789 6,467,728,445

Qua phân tích tổng quát cho thấy:

_ Năm 2009, do doanh thu tăng làm gia tăng khoản phải thu theo yêu cầu kế hoạch: 11,879,930,789 - 9,138,408,299 = 2,741,522,490 đồng.

_ Cũng trong năm do giảm được kỳ thu tiền bình quân nên đã giảm được khoản phải thu chung là:

89,676,731,849 x ( 25.964 - 70.266 )/ 360 = -11,035,682,618 đồng Kết quả khoản phải thu giảm chung:

2,741,522,490 + (-11,035,682,618) = -8,294,160,128 dồng

Như vậy do quản lý tốt khoản phải thu khác, giảm được kỳ thu tiền bình quân nên trong năm 2009, công ty đã tiết kiệm được một số vốn là 11,035,682,618 đồng, tức là công ty đã giảm bớt nhu cầu vốn lưu động, giảm được nợ vay ngắn hạn ngân hàng. Nếu trong tương lai công ty tiếp tục phát huy thì sẽ giảm bớt được tình hình khó khăn về vốn lưu động.

2.4.3. Hàng tồn kho

2.4.3.1. Tổng quan tình hình tồn kho:

Là một đơn vị sản xuất thương mại với ngành nghề là mua bán nông sản tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, nên vốn lưu động tồn tài dưới dạng tồn kho cũng khá lớn. Tình hình tồn kho hai năm 2008 -2009 của công ty như sau:

Bảng 2.22. Bảng phân tích tình hình tồn kho hai năm 2008 -2009

ĐVT: VNĐ

Loại tồn kho Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch Mức Tỷ lệ %

1/Hàng mua đang đi

đường 48,602,979 109,434,820 60,831,841 125.2 2/Nguyên vật liệu 2,036,190 5,811,570 3,775,380 185.4 3/Công cụ dụng cụ 2,832,961 8,077,098 5,244,137 185.1 4/Sản phẩm dở dang 5/Thành phẩm tồn kho 36,562,897 103,377,000 66,814,103 182.7 6/Hàng hóa tồn kho 87,025,007 265,805,482 178,780,475 205.4 Cộng 177,060,034 492,505,970 315,445,936 178.2 Nguồn: Phòng Kế Toán – Tài Vụ Trong hai năm 2009 tồn kho tăng so với năm 2008 tổng cộng là 315,445,936 đồng với tỷ lệ tăng là 178.2%.

Do đặc điểm ngành nghề kinh doanh là nông sản và nông sản chế biến, ngoài ra còn kinh doanh xăng dầu thì ngoài mặt hàng xăng dầu là ổn định quanh năm còn các mặt hàng khác thường biến động theo mùa kinh doanh. Theo kinh nghiệm thống kê của Công ty thì trong quý 1 và quý 4 thường doanh số tăng cao, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu cả năm.

Các mặt hàng nông sản như bắp, đậu, hạt điều, cà phê, mì sắn,.. thường khi vào mùa vụ chính thì số lượng cung ứng từ nông thôn lớn, giá cả tương đối hạ. Nên công ty thường đẩy mạnh kinh doanh, đẩy mạnh công tác marketing tìm kiếm thị trường và khách hàng mới, mở rộng doanh thu hoạt động. Thường các mặt hàng này là kinh doanh nội địa cho Công ty, xưởng bánh kẹo trong nước, và một phần xuất khẩu sang các nước Canada, Đông Âu, Đài Loan,… Tuy nhiên đây là các loại nông sản thuộc nguyên liệu thô nên giá trị kinh tế không cao.

+ Mặt hàng gạo xuất khẩu: đây là mặt hàng kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn trong doanh số của Công ty. Thị trường tiêu thụ là nội địa và xuất khẩu trong đó xuất khẩu là chủ yếu và chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số hoạt động hàng năm.

+ Các mặt hàng nông sản do Công ty thực chế biến hoặc gia công như: ớt, gừng, muối, hành, tiêu, tỏi, nấm muối, các loại trái cây,…

+ Các loại trái cây tươi tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Đặc điểm nổi bật của loại hàng này là thời gian tồn trữ trong kho rất lớn, hàng năm doanh số của mặt hàng này chiếm tỷ trọng đáng kể.

Mỗi mặt hàng có thời gian tồn trữ cho phép khác nhau, đồng thời cũng tùy theo tình hình hợp đồng mà Công ty quyết định tồn trữ cho từng mặt hàng. Những mặt hàng có thời gian tồn trữ cao là các mặt hàng nông sản như: hạt điều, cà phê, gạo,…

2.4.3.2. Quản lý tồn kho tại Công ty.

Xem xét chỉ tiêu thời gian tồn trữ trung bình và tốc độ vòng quay hàng tồn kho theo quan hệ với chỉ tiêu doanh thu cùng năm. Ta có:

Tồn kho

Thời gian tồn kho = x 360 Doanh thu thuần

Doanh thu thuần

Tốc độ luân chuyển = Tồn kho

Bảng 2.23. Hoạt động tồn kho qua hai năm 2008 - 2009

ĐVT: VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch

Doanh thu thuần 46,819,593,484 89,676,761,849 42,857,168,365

Tồn kho trung bình 177,060,034 492,505,970 315,445,936 Kỳ TK bình quân (ngày) 1.36 1. 98 0.62 Tốc độ luân chuyển TK 264.43 182.08 (82.35)

Nguồn: Phòng Kế Toán – Tài Vụ Qua bảng phân tích trên cho thấy quản lý tồn kho của công ty năm 2009 chưa được tốt so với năm 2008, cụ thể:

+ Doanh thu năm 2009 tăng so với năm 2008 là 42,857,138,365 đồng đạt tỷ lệ tăng 91.54%, chính điều này đã làm gia tăng tồn kho trong năm 2009.

+ Kỳ tồn kho bình quân năm 2009 tăng so với năm 2008 là 0.62 ngày cho thấy hàng hóa đã bị tồn đọng chưa nhanh chóng đem đi tiêu thụ, vì vậy doanh số chưa đạt được tối đa.

+ Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho giảm đi so với năm 2008 là 82.35 vòng cũng cho thấy công ty kéo dài thời gian tồn trữ.

Để thấy được kết quả quản lý hàng tồn kho của công tác tài chính năm 2009 tại Công Ty Cổ Phần Sản Xuất & Dịch Vụ XNK Rau Quả Sài Gòn, chúng ta sẽ nghiên cứu mức tồn kho trung bình trong quan hệ với các yếu tố: doanh thu và tốc độ chu chuyển hàng tồn kho.

Ta có bảng phân tích sau:

ĐVT: VND

Chỉ tiêu Năm 2008

DT 2009/Tốc độ

TK Năm 2009

Doanh thu thuần 46,819,593,484 89,676,731,849 89,676,849

Tốc độ luân chuyển 264.43 264.43 182.08

Tồn kho 177,060,034 399,132,216 492,505,970

Qua bảng phân tích trên cho thấy:

+ Doanh thu năm 2009 tăng làm tăng tồn kho theo yêu cầu quản lý kế hoạch là: 399,132,216 – 177,060,034 = 222,072,182 đồng.

+ Nhưng tốc độ luân chuyển tồn kho trong năm lại giảm xuống 182.08 lần nên đã làm tăng mức tồn kho so với kế hoạch là:

492,505,970 – 399,132,216 = 93,373,754 đồng, tăng so với kế hoạch đề ra. + Kết quả tổng tồn kho trung bình năm 2009 tăng:

222,072,182 + 93,373,754 = 315,445,936 đồng.

Tức là Công ty đã tăng một khoản vốn cho tồn kho là 93,373,754 đồng so với kế hoạch do trong kỳ Công ty đã giảm tốc độ chu chuyển hàng tồn kho 82.35 lần so với năm 2008 và kế hoạch đề ra.

Công tác quản lý hàng tồn kho tại Công ty:

Do đặc điểm ngành nghề kinh doanh nên trong công tác quản lý hàng tồn kho không thể áp dụng các biện pháp hay mô hình tốn kho EOQ tối ưu do tình hình kinh doanh có biến động theo thời vụ. Việc giảm đến mức tối đa vốn ứ đọng trong kho đồng thời cũng nhằm giảm đến mức tối thiểu chi phí, hư hao tài sản có thể có luôn được Công ty coi trọng. Trong công tác thu mua hàng hóa, thường Công ty luôn giữ quan hệ tốt với các cơ sở đầu mối cung cấp hàng hóa ổn định, đồng thời cũng để được hưởng các ưu đãi trong mua bán chịu do người bán cung cấp. Bên cạnh đó công tác marketing luôn được công ty thúc đẩy nhằm tìm kiếm thêm khách hàng mới nhanh chóng giảm bớt số hàng hóa đang tồn trữ.

2.4.4. Nhận xét và đánh giá

Với việc nợ dài hạn ít tài trợ cho vốn lưu động, mà vốn lưu động dài hạn chủ yếu là vốn tự có nên Công ty luôn phải đối đầu với vấn đề thiếu vốn lưu động khi mở rộng hoạt động sản xuất. Với tỷ số nợ thấp hơn 50% như hiện nay thì áp lực nợ không còn đè nặng tình hình tài chính của Công ty. Tuy nhiên nếu dùng tài trợ hoàn toàn bằng vốn tự có Công ty sẽ không được hưởng những ưu đãi của phần vốn đi vay mang lại.

Trong hai năm phân tích, công tác quản lý vốn lưu động năm 2009 tích cực hơn năm 2008, Công ty đã phần nào quản lý tốt các loại vốn bằng tiền, tồn kho, khoản phải thu khách hàng, tiết kiệm được vốn cho kinh doanh. Tuy nhiên trong công tác khoản phải thu khác Công ty cần có biện pháp thu hồi nhanh chóng, tránh để bị chiếm dụng vốn gây lãng phí.

Trong thời gian tới, ngoài việc tích cực quản lý tốt hơn vốn lưu động, Công ty còn phải cố gắng giảm nợ phải thu, giảm kỳ hạn vốn bị chiếm dụng để đưa đồng vốn vào lưu thông.

2.5. Phân tích nguồn tài trợ2.5.1. Vốn tự có 2.5.1. Vốn tự có

2.5.1.1. Kết cấu vốn tự có

Vốn tự có của công ty bao gồm vốn do các cổ đông và vốn tự bổ sung từ lợi nhuận để lại hàng năm cùng các quỹ của công ty chưa sử dụng:

Bảng 2.24.Bảng kết cấu vốn tự có

ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch

07 - 08 Chêng lệch 08 -09 Vốn của chủ sở hữu 4,000,000,000 8,230,000,000 12,500,000,00 0 4,230,000,000 4,270,000,000 Vốn tự bổ sung 839,729,649 214,729,649 473,908,118 (625,000,000) 259,178,469 Vốn các quỹ tạo lập 10,878,035,98 6 7,219,047,879 4,055,881,181 (3,658,988,107) (3,163,166,698) Tổng 15,717,765,63 5 15,663,777,52 8 17,029,789,29 9 (53,988,107) 1,366,011,771 Nguồn: Phòng Kế Toán – Tài Vụ

Bảng 2.25. Bảng phân tích tỷ trọng vốn tự có ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch 07 - 08 Chêng lệch 08 -09 Vốn của chủ sở hữu 25.45 52.54 73.4 27.09 20.86 Vốn tự bổ sung 5.34 1.37 2.78 (3.97) 1.41 Vốn các quỹ tạo lập 69.21 46.09 23.82 (23.12) (22.27) Tổng 100 100 100 0 0

Nguồn: Phòng Kế Toán Tài Vụ Nhận xét: Ta thấy năm 2008 tỷ trọng của vốn tự bổ sung và tỷ trọng vốn từ các quỹ đều giảm hơn so với năm 2007, nhưng tỷ trọng vốn đầu tư của chủ sở hữu lại tăng lên. Điều này cho thấy năm 2008 Công ty làm ăn đã gặp phải nhiều khó khăn nên lợi

nhuận để lại ít. Năm 2009 Công ty đã lấy lại được thế cân bằng, vốn tự bổ sung và các quỹ đã có phần tăng lên nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ là do năm 2009 Công ty tiếp tục gia tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu.

2.5.1.2. Bảo toàn và phát triển vốn tự có:

Trong năm 2008, doanh lợi vốn tự có đạt 16.72% ( ROE = 16.72%), tức là trong năm này cứ 100 đồng vốn tự có tạo ra được 16.72 đồng lợi nhuận sau thuế cho Công ty. Mức doanh lợi này không bảo toàn được vốn tự có theo thời giá của tiền tệ, bởi trong năm này chi phí sử dụng vốn là 6%/năm, ngoài ra lãi suất tiền gửi trong năm là 18%/năm. Như vậy với tổng lợi nhuận sau thuế trong năm thì công ty nộp dủ thu trên vốn, tức bảo toàn được vốn đầu tư của chủ sở hữu nhưng không đảm bảo

Một phần của tài liệu Tình hình quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công Ty Cổ Phần SX & DV XNK Rau Quả Sài Gòn.doc (Trang 56)