4. Phạm vi nghiên cứu
1.2.3.2.1. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định
Trong điều kiện cơ chế thị trường, chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá chất lượng và hiệu quả đầu tư cũng như chất lượng sử dụng vốn cố định, tài sản cố định của doanh nghiệp.
Hiệu suất sử dụng tài sản:
Chỉ tiêu này cho biết một đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định đem lại mấy đồng doanh thu thuần.
Sức sinh lời tài sản cố định:
Kết quả Hệ số doanh lợi vốn =
Vốn kinh doanh
Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng tài sản =
Chỉ tiêu này cho biết một đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định đem lại mấy đồng lợi nhuận thuần hay lãi gộp.
Sức hao phí tài sản cố định:
Chỉ tiêu này cho ta thấy để có một đồng doanh thu thuần hay lợi nhuận thuần hay giá trị tổng sản lượng thì phải có bao nhiêu đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định.
Hiệu suất sử dụng vốn cố định:
Trong đó:
Trong trường hợp vốn cố định chỉ bao gồm TSCĐ:
VCĐ đầu kỳ = Nguyên giá TSCĐ đầu kỳ - Khấu hao lũy kế đầu kỳ VCĐ cuối kỳ = Nguyên giá TSCĐ cuối kỳ - Khấu hao lũy kế cuối kỳ
Lợi nhuận ròng Sức sinh lời tài sản cố định =
Nguyên giá bình quân TSCĐ
Nguyên giá TSCĐ Sức hao phí tài sản cố định =
Doanh thu thuần
Doanh thu thuần trong kỳ Hiệu suất sử dụng vốn cố định =
Vốn cố định bình quân
VCĐ đầu kỳ + VCĐ cuối kỳ Vốn cố định bình quân =
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định bình quân doanh nghiệp sử dụng trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu hay nói cách khác trong kỳ vốn cố định của doanh nghiệp luân chuyển được bao nhiêu lần.
Hàm lượng vốn cố định trong kỳ phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu trong kỳ thì hàm lượng vốn cố định cần phải đảm nhiệm là bao nhiêu hay nói cách khác chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng của vốn cố định trong một đồng doanh thu.
Ngoài ra người ta còn sử dụng các chỉ tiêu khác như hệ số hao mòn vốn cố định để xác định số vốn cố định phải tiếp tục thu hồi để bảo toàn, các chỉ tiêu về kết cấu TSCĐ nhằm điều chỉnh cơ cấu đầu tư, nâng cao hiệu suất sử dụng vốn của đơn vị.