4. Phạm vi nghiên cứu
3.2.4.2. Tỷ suất tự tài trợ
Chỉ tiêu này thể hiện mức độ tự chủ của doanh nghiệp về mặt tài chính, là tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu so với tổng vốn.
Bảng 3.18. Bảng tỷ suất tự tài trợ
Đơn vị tính: đồng
CHỈ TIÊU NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009 CHÊNH LỆCH
07 - 08 08 - 09 NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 15,568,231,271 29,322,074,137 64,055,759,893 88.35% 118.46% TỔNG NGUỒN VỐN 143,044,103,93 6 111,935,457,40 8 128,765,107,270 -21.75% 15.04% TỶ SUẤT TỰ TÀI TRỢ 10.88% 26,20% 49.76% 15.32% 23.55%
Nguồn: Bảng cơ cấu tài sản – nguồn vốn Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư và xây dựng Constrexim
Vốn chủ sở hữu
Tỷ suất tự tài trợ = x 100% Tổng nguồn vốn
Đơn vị tính:đồng
CHỈ TIÊU NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009
CÁC KHOẢN CẦN ĐẦU TƯ(TIỀN MẶT, SẢN XUẤT
HÀNG BÁN, TSCĐ) 35,100,696,400 82,613,383,271 64,709,347,377
NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 15,568,231,271 111,935,457,408 128,765,107,270
NHU CẦU VỐN - 19,532,465,129 6,270,440,660 11,385,904,709
Biểu đồ 3.15. Đồ thị tỷ suất tự tài trợ
0 20,000,000,000 40,000,000,000 60,000,000,000 80,000,000,000 100,000,000,000 120,000,000,000 140,000,000,000 160,000,000,000
NĂ M 2007NĂ M 2008NĂ M 2009
Đồ ng 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% % NGUỒN V ỐN CHỦ SỞ HỮ U TỔNG NGUỒN V ỐN TỶ SUẤ T TỰ TÀ I TRỢ
Nguồn: Bảng cơ cấu tài sản – nguồn vốn Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư và xây dựng Constrexim
Nhìn chung mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp khá thấp so với tổng nguồn vốn. Giai đoạn 2007 – 2008: Khi tiến hành phân tích về mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp để tài trợ cho các khoản như: khoản thanh toán bằng tiền, đầu tư tài sản cố định phục vụ sản xuất kinh doanh và sản xuất hàng bán, ta nhận thấy doanh nghiệp không đủ khả năng tự tài trợ bằng vốn chủ sở hữu khi bị thiếu vốn là 19,532,465,129 đồng. Do vậy cơ cấu vốn của doanh nghiệp nghiêng về hướng sử dụng đòn cân nợ, tỷ suất tự tài trợ là 10,88%, đây là tỷ số khá thấp chứng tỏ doanh nghiệp không đảm bảo đủ nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh và khi đó vay nợ là cách lựa chọn để đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh. Hệ quả là tỷ số nợ do sử dụng đòn cân nợ của doanh nghiệp trong năm quá cao lên đến 89,13% trong tổng nguồn vốn, đặt doanh nghiệp đứng trước nguy cơ mất kiểm soát do rủi ro tài chính tăng cao. Giai
đoạn 2008 -2009: Đến năm 2008 tỷ suất tự tài trợ là 26,20% (so với năm 2007 thì đã tăng 15,32%), đây là sự lựa chọn đúng đắn và kịp thời để giảm dần nguy cơ tài chính trước tác động của đòn cân nợ. Ta thấy rằng tỷ số nợ trong tổng nguồn vốn đang được kéo giảm xuống còn 74%. Nguyên nhân là do nguồn vốn chủ sở hữu tăng trong khi đó tổng nguồn vốn lại giảm. Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2008 tăng chủ yếu là từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng, và tăng quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ khác thuộc nguồn vốn chủ sở hữu và có đủ khả năng tự tài trợ cho nhu cầu vốn bị thiếu hụt là 6,270,440,660 đồng. Trong giai đoạn này tỷ suất tự tài trợ tiếp tục tăng lên, từ 26,20% năm 2008 lên 49,75% ở năm 2009, điều này cho thấy khả năng chủ động về tài chính của doanh nghiệp ngày càng được nâng lên và dần tiến lên 49,75% trong vai trò tự chủ. Có thể thấy đây là nỗ lực rất lớn của doanh nghiệp khi hạ dần tỷ số nợ trong tổng nguồn vốn còn 50%. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên chủ yếu từ thặng dư vốn cổ phần tăng lên trong năm 2009 là 5,547,000,000 đồng, và do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng từ 3,459,790,786 đồng ở năm 2008 lên 19,514,418,456 đồng trong năm 2009, đồng thời sự tăng lên của các nguồn quỹ doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh 11,385,904,709 đồng.
Nhận xét chung: doanh nghiệp trong 3 năm hoạt động từ 2007 đến 2009 có tỷ suất tự tài trợ được nâng dần lên để giảm thiểu nguy cơ rủi ro tài chính do việc sử dụng đòn cân nợ, kết quả trên góp phần là sáng sủa hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong tương lai. Mục tiêu của doanh nghiệp khi sử dụng đòn cân nợ đề tối đa hóa lợi nhuận công ty và cổ đông, và minh chứng là lợi nhuận của công ty ngày càng tăng. Tuy nhiên hiện nay đòn cân nợ mà doanh nghiệp sử dụng vẫn còn khá cao về mức độ rủi ro, do vậy trong những năm tới doanh nghiệp cần có giải pháp tích cực để giảm tỷ số nợ một cách tốt hơn trong cơ cấu vốn của mình.