Các hạn chế trong khả năng cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt
Nam là bề dày kinh nghiệm kinh doanh ngân hàng còn hạn chế. Các ngân hàng
nước ngoài với hàng trăm năm kinh nghiệm đã thật sự lão luyện trong việc liên tục duy trì và cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho tất cả các đối tượng khách hàng trên toàn cầu. Hệ thống quản lý kinh doanh, quản lý sản phẩm của các ngân hàng nước ngoài được thiết lập một cách chặt chẽ nhằm đánh giá, theo dõi tất cả các rủi ro có thể xảy ra đối với sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng mình. Ngoài khả năng thống kê xuất sắc để phát hiện ra các bất thường bất lợi hoặc các cơ hội kinh doanh mới, các ngân hàng nước ngoài rất mạnh trong việc kết nối các sản phẩm tín dụng với các hoạt động dịch vụ kèm theo nhằm thu phí tối đa từ khách hàng. Trong khi các ngân hàng trong nước lấy hoạt động tín dụng là nguồn thu chính (hơn 80%) thì
các ngân hàng nước ngoài dùng hoạt động tín dụng như một bàn đạp nhằm khai
thác các cơ hội thu phí từ khách hàng.
Ngoài ra, bằng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng phong phú cung cấp cho các
cá nhân, doanh nghiệp, các ngân hàng nước ngoài luôn cố gắng làm cho hoạt động
thường ngày của các thành viên trong xã hội phải dựa nhiều vào dịch vụ của ngân
hàng. Xây dựng được một thói quen dùng dịch vụ ngân hàng cho các cá nhân,
doanh nghiệp là một quá trình hoạt động bền bỉ trong các năm qua của ngân hàng thương mại ở các nước phát triển. Sự thành công này của họ gắn liền với bề dày
kinh nghiệm trong việc cung cấp và thu phí dịch vụ từ khách hàng. Kinh nghiệm
của các ngân hàng thương mại nước ngoài còn thể hiện trong cách thiết kế, sắp xếp
các văn phòng ngân hàng luôn đảm bảo mang lại sự thuận tiện, tiện nghi, sang
trong cho tất cả các khách hàng. Tất cả nghiên cứu về tâm lý khách hàng đều được áp dụng vào thực tế nhằm không ngừng nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng.
Nói chung, các ngân hàng thương mại Việt Nam xét về mặt kinh nghiệm cung
cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng thì còn thua kém rất nhiều so ngân hàng của các nước có nền kinh tế phát triển. Chính vì vậy, các ngân hàng trong nước vẫn chưa
thể gia tăng nhanh doanh số thu phí từ các khách hàng giao dịch qua ngân hàng
mình. Sự chậm chạp, phiền hà kèm với sự kém sáng tạo đã làm hạn chế sự kết gắn
giữa khách hàng và ngân hàng thương mại Việt Nam. Ngoài ra, mặc dù có số lượng
ít hơn tại Việt Nam (xét kể cả về mạng lưới) nhưng các ngân hàng nước ngoài có mặt tại Việt Nam luôn là các đối thủđáng gờm đối với các ngân hàng Việt Nam và
36
họ cũng đang chia sẻ một thị phần không nhỏ trong hoạt động cung cấp và thu phí dịch vụ cho các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam. Hiện
tại các ngân hàng nước ngoài như HSBC, ANZ, UOB đang đẩy mạnh quyết liệt các
sản phẩm dịch vụ của mình cho các cá nhân và doanh nghiệp Việt Nam nhằm xây
dựng cho mình một cơ sở khách hàng có thu nhập cao, hoạt động kinh doanh mạnh
để gia tăng doanh số thu phí và là nền tảng cho việc thuyết phục ngày càng nhiều khách hàng về giao dịch. Họ đang tiến hành các hoạt động này với các bước đi bài bản (kết hợp quảng bá, PR, dịch vụ hậu mãi..), khoan thai vì với kinh nghiệm hơn hẳn các ngân hàng thương mại Việt Nam, họ biết phải làm gì và vào lúc nào…