- Tên tiếng Anh: V.pin one member company limited Tên vi ết tắt: V.pin one member Co., Ltd
Hình 2.5: Biểu đồ so sánh lượng máy có trên thị trường (ĐVT: máy)
0500 500 1000 1500 2000 2008 2009 2010
Miền Nam Miền Trung Miền Bắc
Nguồn: phòng kinh doanh của VPin
Từ số liệu cũng như biểu đồ ta thấy trong 3 năm kinh doanh thẻ mềm của Công ty đã có từng bước đi lên rõ rệt nhất là thị trường Việt Nam. Bước đầu để thị trường hiểu được và chấp nhận mã thẻ của Vpin là rất khó khăn và đầy thử thách. Tuy nhiên dần dần trên thị trường cũng đã ổn định và càng ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn nữa cụ thể:
Thị trường Miền Bắc trong năm 2008 sử dụng máy Vpin vẫn còn thấp vì để có được sự tin tưởng của khách hàng là rất khó khăn do thị trường mã thẻ là rất phổ biến mà trong đó mã thẻ trả trước như Vpin đưa ra chưa phổ biến trên thị trường. Mặt khác, mã thẻ mà công ty đưa ra trên thị trường Miền Bắc chỉ là một chi nhánh nhỏ nên khách hàng cũng như người tiêu dùng còn lo ngại. Nhưng thị trường Miền
Bắc cũng chiếm 26% trên tổng số máy mà công ty đưa ra thị trường trên cả nước. Năm 2009 chiếm 24% nhưng với tổng số lượng máy là 1514 mã máy. Năm 2010 chiếm 25% mã máy với 827 máy trên tổng số 3334 máy.
Thị trường Miền Trung bước đầu vẫn còn thấp do thị trường này rất kén chọn trong việc in thẻ cũng như dịch vụ mua thẻ vẫn còn thấp kém. Năm 2008 thị trường Miền Trung chỉ chiếm 5% với số máy 30 máy trong tổng số máy là 561 máy. Năm 2009 tỷ lệ máy đã có chiều hướng tăng mạnh nhưng vẫn còn thấp hơn thị trường Miền Bắc và thị trường Miền Nam với 198 máy trên tổng số 1514 máy chiếm 13%. Năm 2010 chiếm 17% với 553 máy trên tổng số 3334 máy. Tuy thị trường Miền Trung có sự tăng về máy in thẻ nhưng thị trường này vẫn còn thấp trong việc in thẻ, sử dụng thẻ vẫn còn ít.
Thị trường Miền Nam là thị trường mạnh nhất về mã thẻ, cụ thể: năm 2008 chiếm 69% trong 386 máy với tổng số máy là 561. Năm 2009 với tỷ lệ 63% nhìn chung thấp hơn tỷ lệ của năm 2008 nhưng số lượng máy tăng theo tổng số máy mà công ty đưa ra thị trường trong cả nước là 1514 máy trong đó Miền Nam là 952 máy. Năm 2010 tỷ lệ % giảm xuống còn 59% nhưng số lượng máy tăng là 1954 máy cao hơn so với thị trường Miền Bắc và thị trường Miền Trung.
Trong năm 2010 doanh nghiệp đã từng bước đổi mới hệ thống phần mềm bằng cách thay thế máy Vega bằng hệ thống phần mềm A4 giúp cho khách hàng dễ dàng hơn trong việc in thẻ, nhất là những khách hàng sỉ. Còn những khách hàng có nhu cầu cho việc in thẻ bằng máy Vega thì công ty vẫn hỗ trợ và tu dưỡng lại máy, thay đổi mã máy nhằm dễ dàng trong việc theo dõi đơn hàng cũng như công nợ mà mỗi khách hàng đặt hàng tại công ty.
Nhìn chung thị trường Miền Nam là thị trường phát triển mạnh nhất về mã thẻ ĐTDĐ, nhất là thị trường TP. Hồ Chí Minh. Đặc biệt trong 3 năm trở lại đây nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càng tăng cao về dịch vụ mã thẻ,
tính an toàn và sự tin cậy của khách hàng đã giúp công ty từng bước phát triển hệ thống mạng cũng như hệ thống phần mềm mà công ty đưa ra thị trường. Bên cạnh đó hiện nay công ty còn cung cấp cho những khách hàng sỉ thẻ “ Vật lý” bằng chứng thư, giải ngân hàng và chính lợi thế này công ty bán mạnh hơn trong việc cung cấp mã thẻ “ Điện tử” mà công ty đang phân phối. Cụ thể công ty đang ký kết hợp đồng về mã thẻ ĐTDĐ trả trước 1 tháng lấy chứng thư 200 tỷ đồng, chưa kể đến chứng thư cũng như giải ngân mã thẻ” Vật lý” 30 tỷ/ ngày. Mặt khác không riêng thị trường Miền Nam mà công ty còn phân phối cả 2 loại mã thẻ ra thị trường Miền Bắc bằng cách khách hàng lấy thẻ qua ngân hàng ở Miền Bắc nhờ công ty giải ngân ra, hoặc một số khách hàng lẻ mỗi lần lấy hàng khoảng trên 1 tỷ trở lên thì công ty sẽ gửi bằng đường hàng không qua cho khách hàng và buộc khách hàng phải chuyển tiền trước vào ngân hàng. Hiện nay công ty là nhà độc quyền về Mobifone trên toàn quốc.
Quy trình lấy hàng của mỗi mã máy dựa vào bảng sau:
Bảng 2.3: Bảng cơ cấu sản phẩm ( Được tính theo ngày. ĐVT: thẻ)
Ngày: 26/10 Mã máy: 8037 Quận: 10
Mệnh giá Viettel Mobi Vina Sfone EVN
10.000 100 500 100 120 20.000 1000 120 100 30.000 50.000 150 20 20 100.000 150 100 10 10 200.000 25 50 5 300.000 5 10 500.000 10 5
Qua bảng trên cho thấy mỗi một mã máy lấy từng mã thẻ riêng, phụ thuộc vào người tiêu dùng từng địa điểm khác nhau thì nhu cầu của từng mã máy lấy hàng khác nhau. Trên thị trường thành phố Hồ Chí Minh mỗi một quận có khoảng từ 30- 70 mã máy, và nhu cầu của mỗi mã máy về mã thẻ là khác nhau. Cụ thể ở thị trường quận Thủ Đức khách hàng lấy mã thẻ Viettel nhiều hơn các mã thẻ khác do nhu cầu người dân ở đây chủ yếu là các công nhân tỉnh lẻ nên người dân ở đây dùng sim Viettel nhiều hơn, do ở thị trường này đều là công nhân và sinh viên nên sử dụng thẻ 10.000 đồng, 20.000 đồng là nhiều hơn các thị trường khác. Còn thị trường các quận lân cận sử dụng mã thẻ Mobi nhiều hơn và người tiêu dùng sử dụng mã thẻ 10.000 đồng, 20.000 đồng nhiều, khi có khuyến mãi thì sử dụng mã thẻ mệnh giá 50.000 đồng, 100.000 đồng là chủ yếu. Còn mệnh giá từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng thường sử dụng cho nạp sau và những lúc có khuyến mãi lớn. Bên cạnh đó mỗi một nhân viên bán hàng quản lý ít nhất 2 quận, riêng thị trường tỉnh có 1 nhân viên quản lý nhằm giúp thu hồi công nợ nhanh và chăm sóc khách hàng tốt hơn. Mỗi nhân viên bán hàng nhìn vào mã máy có thể nhận ra mã máy nào thường xuyên lấy sản phẩm nào và hiểu rõ từng khách hàng nhằm chăm sóc dễ dàng hơn và thu hồi công nợ nhanh chóng cho công ty hơn. Qua đó cho thấy sử dụng mã thẻ ĐTDĐ trả trước này khách hàng thường lấy thẻ nào là chủ yếu nhằm giúp công ty dữ trữ hàng, mua hàng nào cho hợp lý để không để quá nhiều hàng tồn trong kho nhằm tránh trường hợp hàng thì tồn nhiều, còn hàng mà khách hàng cần thì không có mà phân phối ra thị trường. Do vậy công ty đưa ra chiến lược cạnh tranh phù hợp cho từng sản phẩm trên từng thị trường.
2.4 Đánh giá tình hình cạnh tranh trên thị trường
Công ty tiếp tục thực hiện kế hoạch năm 2010 trên cơ sở điều chỉnh, bổ sung phù hợp với năng lực doanh nghiệp, tình hình kinh tế của đất nước, Vpin khẳng định vị thế dẫn đầu và là ngành kinh doanh chủ lực của hệ thống.
Đầu tư mới 2352 đĩa dùng để cài phần mềm A4 trên cơ sở đầu tư trên sự phát triển của phòng kinh doanh qua các nhân viên kinh doanh ngoài thị trường các nguồn vốn từ nội lực, liên doanh liên kết và huy động từ bên ngoài và có kế hoạch thanh lý 950 máy Vega do máy đã hết hạn hợp đồng và thu hồi những máy đã quá hạn sử dụng để thay vào đó là hệ thống phần mềm A4 sao cho thuận lợi trong việc in thẻ.
Dự kiến đến cuối năm 2011, số lượng hệ thống phần mềm đưa ra thị trường kinh doanh trong toàn hệ thống đạt 4.429 máy các loại, tăng 62% so với năm 2010.
Năm 2011 chất lượng dịch vụ mã thẻ của Vpin sẽ được hoàn thiện hơn, khẳng định vị thế dẫn đầu trong ngành mã thẻ ở Việt Nam, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng và mở rộng thị trường trên tất cả các tỉnh, thành trong nước. Thành lập công ty mã thẻ ĐTDĐ trả trước trên cơ sở sáp nhập các đơn vị mã thẻ tại Tp.HCM và đầu tư thêm ra trong tất cả các tỉnh thành trong nước.
Mở thêm dịch vụ nạp thẻ điện thoại qua EZ, bắn thẻ qua máy điện thoại, bán thẻ game, bán card quốc tế…
Song song với việc đầu tư mã thẻ trả trước, công ty sẽ chú trọng phát triển các công cụ hỗ trợ tích cực cho hoạt động kinh doanh mã thẻ như:
- Ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thông trong quản lý: liên kết với phần mềm các mạng dịch vụ nhằm nâng cao, hỗ trợ khách hàng dễ dàng, nhanh gọn nhất.
- Xây dựng hệ thống bán hàng và kinh doanh của Vpin và các nhà mạng để quản lý hoạt động kinh doanh.
- Khai thác khách hàng quảng cáo: Đẩy mạnh khai thác quảng cáo trên phương tiện viễn thông, mục tiêu doanh thu là 10 tỷ đồng/ngày.
- Tiếp tục thực hiện quản lý chuỗi, đại lý tại các khu vực. Đây là dự án nối kết các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Vpin một cách đầy đủ nhất, chuỗi dự án không chỉ mang lại lợi ích cho riêng Vpin mà còn góp phần nâng cao năng lực dịch vụ mã thẻ Việt Nam.
Mục tiêu chiến lược năm 2011:
- Phát triển ngành thẻ chiếm 70% doanh thu toàn công ty. Phát triển nhân viên từ 150 nhân viên lên 300 nhân viên.
Bước sang năm 2011 công ty đã có bước nhảy đột phá là hệ thống thẻ cào đang ngày càng phát triển mạnh. Cụ thể: công ty lấy chứng thư của các mạng điện thoại rồi gửi hàng ở hệ thống ngân hàng, rồi bán cho khách hàng giao dịch qua ngân hàng nhằm thu hồi vốn nhanh hơn, bán hàng có trình tự hơn, qua đó công ty quay đầu vốn nhanh hơn.
Tình hình chiến lược cạnh tranh của công ty thông qua hệ thống các doanh nghiệp có các đối thủ tiềm năng giúp doanh nghiệp cạnh tranh ngày càng hiệu quả hơn. Qua đó, ta có các đối thủ cạnh tranh mà công ty quan tâm: