Dự đoán diễn biến của thị trường

Một phần của tài liệu Dự án sản xuất, kinh doanh Kim Chi của nhóm BKC..doc (Trang 28 - 33)

- Kể từ khi Việt Nam tiến hành đổi mới, kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Thu nhập của người dân tăng lên nhanh chóng, dẫn đến tiêu dùng Việt Nam cũng phát triển theo. Có thể nhận biết rõ hơn sức tiêu dùng tăng nhanh của người dân. Theo thông cáo báo chí của Tổng cục Thống kê, những năm qua tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng Việt Nam tăng khoảng 24% đến 25% mỗi năm. Nếu loại trừ yếu tố giá thì tăng khoảng 14%. Cá biệt có năm 2008 do tình hình lạm phát nên tăng tới 30% theo giá thực tế nhưng nếu bỏ qua yếu tố giá thì chỉ tăng 6,5%. Nhưng đến năm 2010 tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu

dùng quý I/2010 theo giá thực tế ước tính đạt 364,5 nghìn tỷ đồng, tăng 24,1% so với cùng kỳ năm 2009; nếu loại trừ yếu tố giá thì tăng 14,4%. Như vậy, nhìn chung, thị trường tiêu dùng Việt Nam phát triển nhanh và đều qua các năm. Đặc biệt là mặc hàng tiêu dùng ăn uống hàng ngày là mặc hàng thiết yếu.

- Giá một số loại rau củ quả tại các chợ ở Hà Nội 6 tháng đầu năm 2011 tăng từ 500 - 1.000 đ/kg hoặc 1 mớ tuỳ loại.Các siêu thị tại Hà Nội đã đông nghẹt người mua hàng sau những ngày mưa liên tục,thời tiết khắc nghiệt các loại sản phẩm chế biến sẵn hút hàng. Các siêu thị đều khẳng định: doanh số thực phẩm ăn liền và thực phẩm chế biến sẵn tăng mạnh đặc biệt những ngày qua, sức mua của mặt hàng này tăng gấp đôi, gấp ba so với ngày thường. Đây là dấu hiệu tốt dự báo cho khả năng tiêu thụ sản phẩm kim chi của công ty hiện nay vì theo dự báo thì khí hậu thiên nhiên sẽ ngày càng khắc nghiệp hơn sẽ gây khó khăn hơn cho người trồng rau.

- Từ sự vận động nền kinh tế vĩ mô dự báo sản phẩm kim chi sẽ được tiêu dùng mạnh. Thị trường Việt Nam đang bị chiếm lĩnh bởi thế hệ người tiêu dùng trẻ tuổi. Theo Tiến sỹ Nguyễn Minh Phong, Viện Nghiên cứu Kinh tế - Xã hội Hà Nội đã nhận định thì gần 50% dân số Việt Nam đang trong độ tuổi dưới 30. Đặc biệt, thói quen mua sắm của những người dưới 30 tuổi là những loại hàng giá không quá đắt, mỗi lần mua không nhiều, chỉ vài món nhưng lại mua thường xuyên. Văn hóa Hàn và ẩm thực Hàn Quốc nói chung cũng như kim chi nói riêng được giới trẻ đón nhận tích cực. Giới trẻ đã và đang xác lập nên một thị trường hàng hóa dành cho nhu cầu của riêng họ. Nhờ khả năng tiếp cận các phương tiện truyền thông đại chúng và nhất là từ Internet, giới trẻ cũng có khả năng nắm bắt và lan truyền thông tin nhanh hơn. Chính vì vậy mà họ có khả năng tạo lên những làn sóng tiêu dùng hiện đại. kim chi cũng sẽ dễ dàng tiếp cận hơn. Thị trường sản phẩm dịch vụ công ty cung cấp sẽ tạo ra hình ảnh về ẩm thực Hàn. Công ty sẽ xây dựng hình ảnh nhanh chóng hơn nhờ sự lan truyền văn hóa Hàn trong cộng đồng.

- Cạnh tranh từ các sản phẩm cùng ngành như Kim chi nhập khẩu, các công ty Miền Nam sản xuất và kinh doanh kim chi, các sản phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh ngày càng gia tăng sự có mặt trên thị trường VIệt. Đó chính là xu hướng xuất hiện các sản phẩm thay thế do chính sách mở cửa nền kinh tế của nước ta. Sản phẩm của công ty sẽ cạnh tranh gay gắt hơn.

- Số lượng khách hàng tiềm năng ( trong đó khách hàng trẻ sẽ chiếm tỷ lệ 86%) + trong 3 năm: 90 triệu lượt mua

+ Trong 5 năm tăng lên 200 triệu lượt

- Dung lượng thị trường: 60% thị phần sản phẩm tại Việt Nam - Tốc độ tăng: 8% năm

IV. Hình thành các phân đoạn thị trường chiến lược cho doanh nghiệp.

Tại thị trường Hà Nội công ty sẽ phân đoạn thị trường thành 3 phân khúc dựa trên đặc điểm mua hàng và nghề nghiệp

Theo đặc điểm mua hàng( dựa vào số lượng mỗi lần mua ) phân đoạn cá nhân và tập thể. Vì vậy theo kế hoạch xây dựng, công ty sẽ xây dựng đại lí gần với khách hàng, tạo thuận lợi cho người mua về di chuyển và đi lại. đồng thời phân phối sản phẩm tới khách hàng tập thể là các siêu thị lớn, các khu chợ thực phẩm

Theo nghề nghiệp( dựa trên mức thu nhập của người tiêu dùng) có học sinh, sinh viên, công chức

V. Phân tích cạnh tranh.

Biểu phân tích cạnh tranh

Các tiêu thức so sánh

Doanh nghiệp Nhà cạnh tranh 1(cùng ngành) Nhà cạnh tranh 2(sp thay thế) Trọng số Đánh giá Trọng số Đánh giá Trọng số Đánh giá Độ bền sản phẩm 0,1 8 0,05 7 0,05 6 Kiểu dáng 0,05 7 0,15 6 0,1 6

Bao bì 0,05 7 0,15 6 0,1 5 Uy tín 0,2 5 0,1 8 0,1 7 Giá bán 0,1 7 0,1 7 0,1 6 Nhân công 0,04 6 0,1 7 0,15 6 Công nghệ 0,2 8 0,1 6 0,1 7 Tài chính 0,16 5 0,15 7 0,15 8 Đội ngũ bán hàng 0,1 6 0,1 5 0,15 6 Tổng cộng 1 1 1

Qua bảng số liệu phân tích ta có Điểm số của doanh nghiệp : 6,44

Điểm số của nhà cạnh tranh cùng nghành (công ty TNHH ShinSang): 6,5 Điểm số của nhà cạnh trạnh sản phẩm thay thế (công ty thực phẩm ): 6,4

Nhìn vào điểm số của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh ta thấy doanh nghiệp đạt số điểm tương đối cao do phát huy những điểm mạnh sau:

- Công ty đầu tư vào công nghệ sản phẩm được nhập khẩu Hàn Quốc. Đây là công nghệ mới nhằm đảm bảo quá trình lên men của sản phẩm vẫn giữ hương liệu tự nhiên của rau.

- Công ty tập trung điểm mạnh trên bao bì sản phẩm, kiểu dáng mới thu hút sự quan tâm của khách hàng.

- Độ bền sản phẩm của công ty so với các đối thủ khác tăng lên 6 tháng bên cạnh đó công ty còn có một số điểm yếu sau:

+ Công ty mới gia nhập vào thị trường chưa tạo dựng hình ảnh, chưa có uy tín thương hiệu so với công ty TNHH Shinsang. Và công ty thực phẩm.

+ Nguồn lực tài chính còn thấp, công ty cần huy động thêm vốn để đầu tư cho công nghệ sản xuất, cho các chi phí bán hàng

+ Đội ngũ bán hàng chưa có kinh nghiệm tiếp cận người tiêu dùng cần đào tạo bồi dưỡng thêm.

 Để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ chú trọng xây dựng hình ảnh qua chuỗi đại lí, nắm bắt công nghệ mới…

Công ty sẽ áp dụng vệ sinh an toàn thực phẩm Haccp đảm bảo vệ sinh cho người tiêu dùng, xây dựng hình ảnh thân thiện với khách hàng.

CHƯƠNG 6

KẾ HOẠCH MARKETING

I. Mục tiêu marketing.

Trong kế hoạch, Công ty sẽ xây dựng uy tín trong thị trường nội địa mà trước tiên là thị trường Hà Nội với những mặt hàng chủ lực. Hệ thống phân phối rộng khắp trong thành phố, bên cạnh nâng cao chất lượng sản phẩm Công ty sẽ quảng bá rộng hơn nữa để người tiêu dùng biết đến hình ảnh của Công ty. Thực hiện các hoạt động marketing nhằm giúp Công ty tăng doanh thu, tăng thị phần trên địa bàn TP Hà Nội.

Một phần của tài liệu Dự án sản xuất, kinh doanh Kim Chi của nhóm BKC..doc (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w