Đối với chính phủ và Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cho vay tiêu dùng tại AGRIBANK - Chi nhánh Quận 5 - Tp.HCM.doc (Trang 58 - 59)

NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG

3.2.1Đối với chính phủ và Ngân hàng Nhà nước

Hiện nay ở Việt Nam trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của Ngân hàng Nhà nước đã đi vào hoạt động nhưng vẫn chưa thật hoàn thiện. Ngân hàng Nhà nước và chính phủ nên phối hợp với các cơ quan chức năng khác thành lập trung tâm CIC có độ tin cậy cao. Trung tâm CIC sẽ hoạt động trên cơ sở cung cấp các thông tin cần thiết cho các Ngân hàng thương mại và các tổ chức kinh tế khác khi có quan hệ làm ăn kinh tế. Tuy nhiên, các thông tin cung cấp phải có chất lượng cao, có chọn lọc và chính xác:

- Về hệ thống văn bản pháp lý:

Nhà nước cần tạo lập một hệ thống pháp lý đầy đủ để các Ngân hàng có điều kiện hoạt động an toàn và hiệu quả hơn. Cụ thể là, cần triển khai một cách đồng bộ, đầy đủ hệ thống vản bản pháp quy, những hướng dẫn cần thiết cho việc thực hiện tốt luật của Ngân hàng Nhà nước và luật các tổ chức tín dụng. Trên cơ sở đó, hoạch định các chính sách tiền tệ theo nội quy mới và hoàn thiện các công cụ thực thi chính sách. Mặt khác kiểm tra lại các văn bản không đồng bộ và không phù hợp với tình hình thực tế của nền kinh tế nước ta.

- Về lãi suất:

Việc nới rộng sự chênh lệch giữa lãi suất tiền gởi và lãi suất cho vay vì lợi nhuận là không được khuyến khích vì điều này rất tai hại cho Ngân hàng về lâu dài. Ngược lại các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý , sử dụng hiệu quả tài sản nợ, tài sản có cùng một chính sách đầu vào, đầu ra hợp lý cũng như rủi ro lãi suất, các biện pháp quản trị rủi ro lãi suất nên được quan tâm đặc biệt hơn.

Ngân hàng Nhà nước nên kiểm tra việc quy định lãi suất của các Ngân hàng Thương mại, các chi phí dịch vụ, ngăn chặn kịp thời việc cạnh tranh không lành mạnh.

Khi xác định lãi suất cơ bản Ngân hàng Nhà nước không nên chỉ căn cứ vào một số Ngân hàng Thương mại nổi bật vì nó không mang tính đại diện và dẫn đến việc các Ngân hàng khác không chủ động được trong kinh doanh do lãi suất là một yếu tố cạnh tranh có tính nhạy cảm cao. Ngân hàng Nhà nước cần bám sát thị trường và các chính sách để điều chỉnh và xây dựng chính sách lãi suất thích hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

- Nâng cao năng lực thẩm định dự án:

Mỗi cán bộ tín dụng phải thường xuyên cập nhật những quy định mới của Ngân hàng Nhà nước có liên quan đến lĩnh vực Ngân hàng và thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn.

Nghiên cứu và ban hành hệ thống các tiêu chuẩn cho phép đối với từng ngành nghề, từng khách hàng.

- Kích cầu tiêu dùng

Chính phủ cần có chính sách kích cầu tiêu dùng của người dân như đầu tư vào các lĩnh vực sự nghiệp, y tế, giáo dục… để thu hút nhân lực, giảm thất nghiệp và phát triển kinh tế.

Đẩy mạnh kích cầu thông qua tín dụng Ngân hàng làm đòn bẩy cho tăng trưởng kinh tế.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cho vay tiêu dùng tại AGRIBANK - Chi nhánh Quận 5 - Tp.HCM.doc (Trang 58 - 59)