ANGIMEX Phòng Bán hàng

Một phần của tài liệu ứng dụng thương mại điện tử vào việc quảng bá thương hiệu cho ngành hàng gạo xuất khẩu.doc (Trang 34 - 37)

CHƯƠNG 4: HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI CÔNG TY ANGIMEX VÀ CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH

ANGIMEX Phòng Bán hàng

Phát triển chiến lược Phòng

Tài chính Kế toán

Bộ phận Công nghệ thông tin

Bộ phận Marketing Bộ phận

Chiến lược & Kế hoạch Kinh doanh

Bộ phận Dự án Giám đốc

lương thực

Giám đốc Trung tâm Honda

ANGIMEX

Giám đốc

Trung tâm Kinh doanh Tổng hợp ANGIMEX

Giám đốc Trung tâm Đào tạo

ANGIMEXPhòng Bán hàng Phòng Bán hàng Phòng điều hành Kế hoạch lương thực Chi nhánh lương thực ANGIMEX Long Xuyên Chi nhánh lương thực ANGIMEX Thoại Sơn Cửa hàng ANGIMEX 3 Chi nhánh Honda Châu Đốc Chi nhánh Honda Long Xuyên Bộ phận kinh doanh Thức ăn chăn nuôi Bộ phận kinh doanh Điện thoại Bộ phận kinh doanh Phân bón

Ứng dụng thương mại điện tử vào việc quảng bá thương hiệu

cho ngành hàng gạo xuất khẩu của Công ty cổ phần Xuất Nhập Khẩu An Giang 4.1.3 Sơ lược về ngành xuất khẩu gạo của Công ty

•Mối quan hệ với nền sản xuất nông nghiệp trong nước:

Công ty có lợi thế là có vùng nguyên liệu tại Đồng bằng sông Cửu Long. Đây là nguồn cung chính cho xuất khẩu, là vùng có diện tích lúa lớn nhất trong cả nước. Nhưng thời tiết thất thường, hạn hán, lũ lụt cùng dịch bệnh cũng gây nhiều thiệt hại, làm mất mùa, ảnh hưởng phần nào đến nguyên liệu đầu vào cho việc xuất khẩu gạo. Điều này góp phần làm tăng giá lúa gạo trong những năm gần đây. (dẫn chứng). Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu từ Campuchia đã giúp bổ sung cho nguồn cung thị trường.

•Chính sách của Chính phủ:

Ngành lương thực chịu sự điều tiết của Chính phủ về sản lượng xuất khẩu hàng năm, cụ thể trong năm 2006, 2007 giá cao liên tục và để đảm bảo an ninh lương thực nên Thủ tướng đã có những lần điều chỉnh tạm dừng xuất khẩu gạo, lần gần đây nhất là vào ngày 2/4/2008. Vấn đề này đã làm ảnh hưởng hạn chế đến kế hoạch kinh doanh của Công ty trong các thời điểm rất thuận lợi cho việc xuất khẩu, đó là những lúc giá bán cao, nhu cầu thị trường tiêu thụ mạnh, Công ty có tồn kho đáp ứng được cho xuất khẩu. Tuy nhiên, với nếp và gạo thơm thì vẫn được cho tiếp tục ký các hợp đồng xuất khẩu bình thường.

•Tình hình thị trường:

Giá gạo thế giới trong hai năm trở lại đây có những biến động mạnh, đặc biệt là trong thời gian gần đây. Nguyên nhân là do nhu cầu tăng mạnh, nhất là thị trường Châu Phi, Trung Đông; thêm vào đó do nguồn cung cũng khan hiếm ở một số nước xuất khẩu, như trường hợp của Thái Lan, sau khi đẩy mạnh xuất khẩu, đã phải mở cửa kho dự trữ để cung cấp cho nội địa, cả Ấn Độ và Việt Nam cũng hạn chế xuất khẩu nhằm đảm bảo nguồn cung trong nước. Bên cạnh đó, do tình trạng đầu cơ trục lợi cũng góp phần đẩy giá gạo tăng cao.

Tại thị trường xuất khẩu, từ tháng 2 đến đầu tháng 5 năm 2008, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng liên tục, trong ba tháng tăng thêm 830 USD/tấn, từ 370 USD/tấn (tháng 2) lên 500-600 USD/tấn (tháng 3) rồi lên 600-800 USD/tấn và cuối cùng là 1.200 USD/tấn (tại cuộc đấu thầu ở Philippines giữa tháng 4 của Hiệp hội lương thực Việt Nam). Vào lúc này, giá gạo của Thái Lan cũng đã đạt 1.000 USD/tấn (FOB – 100%B), 980 USD/tấn (FOB 5% tấm). Như vậy, so với cùng kỳ năm 2007, giá bán gạo của Thái Lan tăng 209%-211%, gạo Việt Nam tăng 220%-223%.

Đối với thị trường nội địa, bên cạnh do giá gạo xuất khẩu tăng còn do tình trạng đầu cơ nên đã gây ra giá gạo tăng cao trong thời gian gần đây.

•Hoạt động kinh doanh:

Theo cơ cấu hình thức tiêu thụ, Công ty đã đạt được số lượng xuất khẩu như sau:

GVHD: Th.S Huỳnh Phú Thịnh SVTH: Lê Ngọc Tuyền Trang 29

Ứng dụng thương mại điện tử vào việc quảng bá thương hiệu

cho ngành hàng gạo xuất khẩu của Công ty cổ phần Xuất Nhập Khẩu An Giang

Biểu đồ 4.1: Biểu đồ hình thức tiêu thụ năm 20066

71.79%4.09% 4.09%

24.12%

Xuất khẩu trực tiếp Cung ứng

Ủy thác

Công ty kinh doanh xuất khẩu gạo với ba hình thức là xuất khẩu trực tiếp, cung ứng và ủy thác. Trong đó, xuất khẩu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn nhất (71.79%), đến xuất khẩu ủy thác chiếm 24.12% và cung ứng chiếm 4.09%.

Tính theo cơ cấu loại gạo, Công ty xuất khẩu gạo cao cấp 5%-10% tấm, gạo cấp trung bình 15% tấm, gạo cấp thấp 25% tấm, gạo sắt, gạo thơm, nếp và tấm.

Bảng 4.1: Tỷ trọng xuất khẩu gạo qua các năm 2003, 2004, 2005 và 20067

Chỉ tiêu 2003 Tỷ trọng 2004 Tỷ trọng 2005 trọngTỷ 2006 Tỷ trọng Gạo 5% 37,633 11.34% 63,055 24.34% 87,490 27.47% 74,583 41.79% Gạo 10% 45,614 13.75% 6,469 2.50% - - - - Gạo 15% 109,600 33.03% 81,364 31.41% 115,990 36.42% 34,288 19.21% Gạo 25% 109,828 33.10% 84,218 32.51% 81,846 25.70% 52,481 29.41% Tấm 1,778 0.54% 17,805 6.87% 26,793 8.41% 11,321 6.34% Nếp 12,500 3.77% 4,757 1.84% 4,493 1.41% 2,149 1.20% Gạo sắt - - - - - - 2,164 1.21% Gạo thơm - - - - - - 1,475 0.83% Tấm nếp - - - - 1,182 0.37% - - Jasmine 526 0.16% 925 0.36% 701 0.22% - - Gạo khác 14,363 4.33% 480 0.19% - - - - Tổng cộng 331,842 100.00% 259,073 100.00% 318,495 100.00% 178,461 100.00%

Trong đó, gạo 5%, 15% và 25% luôn chiếm tỷ lệ cao. Trong khi gạo 5% có xu hướng tăng dần thì gạo 15% và 25% thu hẹp dần, điều này là do Công ty chủ trương xuất khẩu gạo cao cấp, có giá trị gia tăng cao với kim ngạch xuất khẩu cao hơn các loại gạo cấp thấp. Đồng thời cũng do các thị trường Công ty xuất đến có những yêu cầu cao về chất lượng gạo.

•Thị trường xuất khẩu trực tiếp

6 Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2006 và phương hướng năm 2007 của Công ty ANGIMEX

7 Tổng hợp từ các Báo cáo của Công ty Cố phần Xuất Nhập An Giang

GVHD: Th.S Huỳnh Phú Thịnh SVTH: Lê Ngọc Tuyền Trang 30

Ứng dụng thương mại điện tử vào việc quảng bá thương hiệu

cho ngành hàng gạo xuất khẩu của Công ty cổ phần Xuất Nhập Khẩu An Giang

Bảng 4.2: Sản lượng xuất khẩu gạo trực tiếp tại các thị trường8 ĐVT: tấn

Thị trường 2003 2004 2005 2006

Châu Á 269,469 71,104 144,408 84,159

Châu Phi 4,000 142,030 152,905 78,255

Châu Đại Dương - - - 5,650

Châu Âu 245 - 118 3,234

Châu Mỹ - - - 5,000

Tổng 273,714 213,134 297,430 176,298

Thị trường chủ yếu của Công ty là Châu Á, luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất, nhưng sau đó có xu hướng giảm dần, vì Công ty chủ trương mở rộng sang các thị trường khác. Đó là thị trường Châu Phi, qua bốn năm liên tiếp Angimex đã tăng số lượng xuất, từ 1.46% tổng số lượng tiêu thụ năm 2003 tăng lên 44.39% vào năm 2006. Đến năm 2006, Công ty mở rộng sang hai thị trường mới là Châu Đại Dương với 5650 tấn và Châu Mỹ với 5000 tấn.

Một phần của tài liệu ứng dụng thương mại điện tử vào việc quảng bá thương hiệu cho ngành hàng gạo xuất khẩu.doc (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w