CỦA CÔNG TY ANGIME

Một phần của tài liệu ứng dụng thương mại điện tử vào việc quảng bá thương hiệu cho ngành hàng gạo xuất khẩu.doc (Trang 50 - 51)

Thương mại điện tử được phân chia thành 3 cấp độ là thương mại thông tin, thương mại giao dịch và thương mại tích hợp. Như đã phân tích ở chương 4, hiện tại ANGIMEX mới bước vào cấp độ 1- thương mại thông tin, website chỉ mới được thiết kế, cung cấp các thông tin cơ bản nhất và còn nhiều mặt cần hoàn chỉnh để thật sự đạt được cấp độ 1. Theo chiến lược của Công ty, ANGIMEX sẽ triển khai ứng dụng thương mại điện tử cấp độ 2 vào năm 2010, vì vậy kế hoạch ứng dụng thương mại điện tử vào việc quảng bá thương hiệu cần phải đạt được mục tiêu là hoàn thành cấp độ 1 và chuẩn bị chuyển sang cấp độ 2 từ tháng 10 năm 2008 đến năm 2010.

5.1. Xác định thị trường mục tiêu cho việc ứng dụng thương mại điện tử trong quảng bá thương hiệu gạo Angimex

Công ty đã phân khúc thị trường theo hành vi tiêu dùng gạo như sau:

• Khu vực Châu Á: Tại thị trường này, Công ty có một số khách hàng truyền thống là Indonesia, Malaysia và Philippines

 Indonesia: Đặc điểm của thị trường này là ưa chuộng gạo loại hạt ôvan, được đánh bóng, màu sắc trắng, trong, mới xay xát, có mùi thơm, dẻo, tỷ lệ tấm ít thường không quá 20%

 Malaysia: Tầng lớp Hoa kiều thích gạo trắng, hạt dài, cấp loại tốt, tỷ lệ tấm thấp. Tầng lớp dân nghèo thường dùng hạt dài, tỷ lệ tấm cao từ 15% đến 25%. Tiêu dùng gạo nếp thường xuyên chiếm khoảng 5% lượng nhập khẩu vì hàng năm có rất nhiều ngày lễ cổ truyền.

 Singapore: Người dân nước này thích gạo trắng, hạt dài có đánh bóng kỹ, tỷ lệ tấm thường là 5%, đòi hỏi chất lượng cao. Loại gạo thơm cũng được ưu chuộng với mức giá cao.

 Philippines: Thị trường này ưa chuộng hạt gạo dài hoặc trung bình nhưng phải được đánh bóng kỹ, màu sắc trắng trong và có mùi thơm, không yêu cầu dẻo.

 Iran: Quốc gia này ưa thích gạo trắng, hạt dài, tỷ lệ tấm thấp từ 5% đến 15%, yêu cầu số hạt thóc lẫn không quá 8 hạt trong 1 kg gạo.

 HongKong: Người dân thích gạo trắng, hạt dài chất lượng cao, xay xát kỹ và đánh bóng. Các loại gạo thơm đặc sản của Việt Nam rất ưa chuộng tại đây.

 East Timor: Nước này thường nhập loại gạo 10%-15% tấm.

• Khu vực Châu Phi:

Đây là thị trường có dân số đông, nên nhu cầu gạo mỗi năm sẽ tăng thêm. Vì ở đây mức thu nhập thấp, khả năng thanh toán thanh toán thấp nên thường tiêu thụ gạo có chất lượng trung bình thấp, có tỷ lệ tấm cao, có khi có cả gạo 100% tấm.

• Khu vực Châu Mỹ:

Người tiêu dùng châu Mỹ thích gạo xay vừa phải, còn cám hoặc gạo lức, riêng Braxin lại thích gạo trắng, hạt dài, tẩy cám, đánh bóng kỹ, tỷ lệ tấm thấp từ 5% đến 10%. Số hạt thóc lẫn không quá 5 hạt trong 1 kg gạo.

• Khu vực Châu Âu:

GVHD: Th.S Huỳnh Phú Thịnh SVTH: Lê Ngọc Tuyền Trang 44

Ứng dụng thương mại điện tử vào việc quảng bá thương hiệu

cho ngành hàng gạo xuất khẩu của Công ty cổ phần Xuất Nhập Khẩu An Giang

Với thị trường này, gạo chỉ là lương thực phụ trợ sau lúa mỳ, sản phẩm tiêu thụ tốt là gạo trắng, hạt dài, đòi hỏi vệ sinh công nghiệp cao.

Trên đây là những phân khúc thị trường gạo xuất khẩu hiện tại của Công ty. Trong đó bao gồm việc cung cấp các loại gạo cao cấp, trung bình, thấp, gạo thơm, tấm và nếp. Do đặc trưng ngành hàng gạo có những rủi ro về mùa vụ, thị trường, cạnh tranh, đặc biệt là phụ thuộc vào chính sách xuất khẩu lương thực của Chính phủ nên Công ty có xu hướng giảm số lượng xuất khẩu gạo. Nhưng, Chính phủ cho các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng gạo thơm và nếp bình thường nhằm có thị trường và khách hàng ổn định, vì đây là một ngành hàng có giá trị kim ngạch xuất khẩu cao và việc xuất khẩu mặt hàng không ảnh hưởng nhiều đến vấn đề an ninh lương thực. Đồng thời, đặc trưng của gạo chất lượng cao, gạo thơm và nếp là những mặt hàng có thể tạo ra giá trị gia tăng cao về mặt chất lượng sản phẩm và về mặt dịch vụ. Đây cũng là thị trường giúp Công ty từng bước xây dựng thương hiệu gạo cho riêng mình. Từ đó, Công ty đã đẩy mạnh hướng phát triển sản xuất, kinh doanh những mặt hàng gạo chất lượng cao như gạo 5%, gạo thơm và nếp, tăng tỷ trọng doanh thu loại gạo này trong cơ cấu doanh thu lương thực. Để thực hiện chiến lược này, Công ty đã đầu tư máy móc, trang thiết bị nhằm cải tiến chất lượng gạo, như máy tách màu.

Trong số những thị trường xuất khẩu gạo trên, ta thấy chỉ có một số thị trường tiêu thụ gạo cao cấp như Indonesia, Malaysia, Singapore, Philippines, Iran, Hong Kong, Châu Mỹ và Châu Âu. Nhưng nói về sản lượng tiêu thụ thì chỉ có một số là thị trường chính tiêu thụ gạo cao cấp.

Bảng 5.1: Thống kê chủng loại gạo xuất khẩu chủ yếu trong tháng 02 và hai tháng đầu năm 200711

Tháng 2/2007 So T1/2007 (%)

Chủng loại TTXK Chính Lượng(tấn) Trị giá USD Lượng(tấn) Trị giá USD

Gạo 15% tấm Indonesia. Singapore 162,538 50,401,383 322.18 338.10 Gạo nếp 10% tấm Indonesia. Singapore.

Philippines. Đài Loan 21,812 9,628,356 259.82 258.49 Gạo 25% tấm Philippines 7,000 2,162,650 -32.76 -32.65

Gạo 5% tấm Philippines. Indonesia. Singapore. USA. Bungari

1,598 571,754 552.24 613.35

Gạo thơm 5% tấm Singapore. Guam.

Hong Kong. Canada 197 79,747 -14.35 -6.24 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Gạo 10% tấm Singapore 169 49,142 238.00 332.97

Gạo 3% tấm New Zealand. Gana 72 26,400

Gạo nếp 5% tấm Singapore 50 24,750 -91.12 -89.64

Gạo giống Nhật 5% tấm Malaysia 42 23,100 -58.42 -64.56 Như bảng thống kê trên, ta thấy gạo 5% tấm, gạo 10% tấm, gạo nếp 10% tấm và gạo thơm 5% tấm có thị trường chủ yếu là Indonesia, Singapore, Philippines.

Nhưng để thực hiện việc ứng dụng thương mại điện tử trong xúc tiến, ta cần chọn lọc lại những thị trường có khả năng tiếp cận bởi thương mại điện tử. Ta có thể dựa vào một số chỉ tiêu để đánh giá mức độ sẵn sàng của các thị trường tiềm năng, như chỉ số sẵn sàng kết nối NRI (the Networked Readiness Index), chỉ tiêu ICT-OI (Information and Communication Technologies Opportunity Index), chỉ tiêu sẵn sàng thương mại điện tử (e-Readiness).

Một phần của tài liệu ứng dụng thương mại điện tử vào việc quảng bá thương hiệu cho ngành hàng gạo xuất khẩu.doc (Trang 50 - 51)