6.1.Kết luận
Với mục tiêu là hoàn thành cấp độ 1 – thương mại thông tin và chuẩn bị chuyển sang cấp độ 2 – thương mại giao dịch, kế hoạch ứng dụng thương mại điện tử vào việc quảng bá thương hiệu cho ngành hàng gạo xuất khẩu cua Công ty Angimex được triển khai từ tháng 10 năm 2008 đến năm 2010.
GVHD: Th.S Huỳnh Phú Thịnh SVTH: Lê Ngọc Tuyền Trang 54
Ứng dụng thương mại điện tử vào việc quảng bá thương hiệu
cho ngành hàng gạo xuất khẩu của Công ty cổ phần Xuất Nhập Khẩu An Giang
Để thực hiện tốt kế hoạch ứng dụng thương mại điện tử, trước hết ta cần phải xác định thị trường, khách hàng mục tiêu phù hợp với việc triển khai thương mại điện tử. Từ cơ sở thị trường xác định được ta mới có thể xác định mục tiêu thông tin, thiết kế thông điệp và lập kế hoạch thông tin tích hợp IMC, cuối cùng là hoạch định ngân sách và đưa ra các cách đo lường hiệu quả kế hoạch.
Với đặc trưng là ứng dụng thương mại điện tử cho ngành hàng gạo xuất khẩu, đặc biệt là gạo cao cấp, thị trường mục tiêu mà ta hướng đến là Singapore và Indonesia. Đây là hai thị trường chính tiêu thụ gạo cao cấp và cũng là hai thị trường truyền thống của Angimex. Phân khúc khách hàng mục tiêu là những công ty, tổ chức nhập khẩu gạo cao cấp của thị trường Singapore và Indonesia. Qua những phân tích ta xác định insight cho nhóm khách hàng này là: Uy tín là tiêu chí quan trọng khi lựa chọn một đối tác xuất nhập khẩu. Từ insight này ta thiết kế thông điệp cho kế hoạch ứng dụng thương mại điện tử là:
ANGIMEX – Nhà xuất khẩu gạo uy tín hàng đầu Việt Nam.
Kế hoạch trải dài trong 15 tháng để Angimex đạt được cấp độ 1 – thương mại thông tin và triển khai cho giai đoạn tiếp theo là chuyển sàng và phát triển cấp độ 2 – thương mại giao dịch. Vì mô hình ta ứng dụng thương mại điện tử là B2B và kinh doanh là mặt hàng gạo cao cấp, nên ta xác định các công cụ truyền thông trực tuyến sử dụng nằm trong hai nhóm truyền thông là Chiêu thị truyền thông tổng hợp và Tiếp cận tổng hợp. Trong các công cụ của Chiêu thị truyền thông tổng hợp, ta đặc biệt phát triển mạnh hai công cụ là Cung cấp thông tin và Công cụ tìm kiếm. Vì đây là hai công cụ giúp website thu hút nhiều người dùng cũng như tạo uy tín, thói quen truy cập cho người dùng. Bên cạnh đó, ta cũng triển khai các công cụ của Tiếp cận tổng hợp để thu hút những khách hàng ngoại tuyến tiếp cận với website.
Ta hoạch định ngân sách cơ bản cho kế hoạch dựa theo những công việc cần thực hiện, ta có một khoảng chi phí là 167,600,000 đồng cho khoảng thời gian 15 tháng thực hiện kế hoạch.
Sau cùng, để đánh giá tính hiệu quả cho kế hoạch này ta có thể tự đo lường theo một số tiêu chí, hoặc thuê dịch vụ bên ngoài. Bên cạnh đó, ta cũng có thể sử dụng một số công cụ đo lường trực tuyến để đánh giá hiệu quả website Công ty.
6.2.Kiến nghị
Để thực hiện tốt đề tài này, Công ty cần có một sự đầu tư thích đáng về trang thiết bị, về nhân sự. Trong đó, yếu tố nhân sự giữ vai trò quan trọng hơn cả. Hiện tại, website Công ty được giao cho hai nhân viên, một đảm nhận về mặt kỹ thuật, một đảm nhận về mặt nội dung. Nhưng để thật sự thực hiện tốt kế hoạch này, ta cần thêm một ekip thu thập, dịch thuật và cung cấp, cập nhật thông tin cho trang web, cũng như chăm lo cho sự hiện diện, duy trì những thông tin mới nhất tại các sàn giao dịch điện tử, cổng thông tin. Từ yêu cầu này, tôi kiến nghị doanh nghiệp tuyển dụng thêm từ 1 đến 2 nhân sự cho bộ phận công nghệ thông tin. Hai nhân viên mới này sẽ chia sẻ công việc với hai nhân viên đã có, vì hiện tại khối lượng công việc cho việc triển khai ứng này rất nhiều.
Đối với website, tôi kiến nghị tiến hành nhanh công tác dịch thuật, cập nhật thông tin lên website. Vì hiện nay, thông tin về thị trường gạo xuất khẩu, cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu gạo rất quan trọng và nóng bỏng trong điều kiện thị trường gạo xuất khẩu có nhiều biến động.
Cuối cùng là, Công ty cần có kế hoạch cho việc thống kê đo lường hiệu quả ứng dụng. Tôi kiến nghị Công ty nên dùng nhiều công cụ đo lượng trực tuyến khác nhau để đánh giá hiệu quả, vì mỗi công cụ có một ưu điểm riêng, cũng như phạm vi đánh giá có trùng với thị trường mục tiêu ta đã xác định là Singapore và Indonesia chưa.
GVHD: Th.S Huỳnh Phú Thịnh SVTH: Lê Ngọc Tuyền Trang 55
Ứng dụng thương mại điện tử vào việc quảng bá thương hiệu
cho ngành hàng gạo xuất khẩu của Công ty cổ phần Xuất Nhập Khẩu An Giang
PHỤ LỤC
BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN CHUYÊN SAU
Phỏng vấn chuyên sâu (1) – Phần này phục vụ cho việc chọn thị trường mục tiêu (những phần này em sẽ đưa vào phần phụ lục sao. )
10. Trong hai năm tới, công ty hướng đến xuất khẩu gạo cho thị trường nào?
GVHD: Th.S Huỳnh Phú Thịnh SVTH: Lê Ngọc Tuyền Trang 56
Ứng dụng thương mại điện tử vào việc quảng bá thương hiệu
cho ngành hàng gạo xuất khẩu của Công ty cổ phần Xuất Nhập Khẩu An Giang
11. Công ty sẽ đẩy mạnh xuất khẩu loại gạo nào? Gạo thẳng hay gạo thơm? 12. Thị trường mục tiêu của loại gạo mà công ty đẩy mạnh xuất khẩu?
13. Công ty đã từng giao dịch tại thị trường này chưa? Nếu có, đó là những công ty nào?
14. Công ty có những công ty đối thủ nào? (cạnh tranh trong ngành hàng xuất khẩu, đặc biệt là loại gạo mà công ty đang nhắm tới đẩy mạnh)
15. Tình hình xuất khẩu của loại gạo công ty đẩy mạnh như thế nào? 16. Tình hình sản lượng của loại gạo công ty đẩy mạnh?
Phỏng vấn chuyên sâu (2)
17. Hiện trạng cơ sở hạ tầng: trang thiết bị (máy vi tính, đường truyền Internet, máy fax, điện thoại), mức độ sử dụng/người (số lượng máy tính hay điện thoại dành cho một người sử dụng), khả năng sửa chữa trang thiết bị, các phần mềm sử dụng.
18. Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong công ty: dùng để trao đổi thông tin, thiết lập cơ sở dữ liệu; mức độ lưu thông thông tin trong công ty, giữa công ty với các đối tác.
19. Nhân sự: ai đảm nhận quản lý công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu, website, quản trị mạng.
20. Khả năng trao đổi thông tin giữa công ty với đối tác (trong và ngoài nước), chủ yếu bằng phương tiện truyền thông nào (e-mail, fax, điện thoại)
21. Ngân sách chi cho công nghệ thông tin.
Bên cạnh đó, phương pháp quan sát dùng để khảo sát khả năng cũng như văn hóa sử dụng các phương tiện truyền thông (e-mail, fax, điện thoại - đặc biệt là e-mail).