Nguồn: Báo cáo thường niên Ngành hàng lúa gạo Việt Nam 2007 và Triển vọng, trang

Một phần của tài liệu ứng dụng thương mại điện tử vào việc quảng bá thương hiệu cho ngành hàng gạo xuất khẩu.doc (Trang 51 - 52)

GVHD: Th.S Huỳnh Phú Thịnh SVTH: Lê Ngọc Tuyền Trang 45

Ứng dụng thương mại điện tử vào việc quảng bá thương hiệu

cho ngành hàng gạo xuất khẩu của Công ty cổ phần Xuất Nhập Khẩu An Giang

Bảng 5.2: Đánh giá mức độ sẵn sàng TMĐT của các thị trường xuất khẩu gạo của ANGIMEX12 NRI (2007) ICT-OI(2007) e-Readiness(2007) Singapore 5 346.68 6 Indonesia 76 67.68 18 Phillipines 81 78.81 65 Việt Nam 73 76.66 54

Singapore là thị trường dẫn đầu về các chỉ số, cho thấy đây là một thị trường mạnh về lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin cũng như thương mại điện tử. Xếp theo chỉ số NRI, Indonesia và Phillipines đứng sau Việt Nam, cũng cho thấy rằng khả năng kết nổi thấp hơn Việt Nam. Bù lại, đối với chỉ số ICT- OI (2007), Phillipines được xếp đồng nhóm trung bình với Việt Nam, Indonesia nằm trong nhóm thấp. Đối với chỉ số e-Readiness cho thấy mức độ sẵn sàng thương mại điện tử của Indonesia khá cao, nằm trong nhóm 20 quốc gia đầu tiên. Với những đánh giá từ các chỉ số này, ta xác định lại thị trường mục tiêu để ứng dụng thương mại điện tử cho việc quảng bá thương hiệu ngành hàng gạo xuất khẩu là Singapore và Indonesia.

Từ các thị trường này, ta phân khúc khách hàng là những công ty, tập đoàn kinh doanh xuất nhập khẩu lương thực thực phẩm. Công ty giao dịch với những khách hàng này dưới hình thức ký hợp đồng, thường là ngắn hạn và sản phẩm được dán nhãn của nhà nhập khẩu nên thương hiệu của Công ty chưa được biết đến trên thị trường tiêu thụ.

Về việc thanh toán, giá gạo ký hợp đồng chủ yếu là giá FOB và thanh toán bằng đồng USD, nên việc giao dịch tương đối thuận lợi. Hình thức thanh toán là T/T, D/P, D/A, kết hợp D/P – T/T.

Phần lớn những khách hàng này do ta tìm đến thông qua các kỳ hội chợ, triển lãm, các buổi báo cáo, các mối quan hệ quen biết. Từ đó, Công ty chào hàng qua e-mai, fax, điện thoại. Còn khách hàng thường tìm đến Công ty bằng những thông tin do Hiệp hội lương thực gạo Việt Nam cung cấp.

Với sự hỗ trợ thương mại điện tử, đa phần các nhà nhập khẩu tìm thông tin đối tác thông qua các cổng thông tin (portal), sàn giao dịch điện tử, trang vàng (yellow pages), trang trắng (white pages)… Những khách hàng này cần thông tin về sản phẩm, giá cả, số lượng cung cấp, phương thức thanh toán, hình thức vận chuyển. Đồng thời, vấn đề về chứng từ, chính sách, pháp luật, tranh chấp cũng được họ lưu ý đến. Một vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến quyết định của khách hàng, đó là uy tín, hình ảnh, thương hiệu Công ty. Với vấn đề này, khách hàng có thể thu thập thông qua kinh nghiệm kinh doanh, các kênh truyền thông.

Vậy thông qua những phân tích trên, ta chọn thị trường gạo chất lượng cao, gạo thơm và nếp để ứng dụng thương mại điện tử trong việc quảng bá thương hiệu ANGIMEX cho ngành hàng gạo xuất khẩu, với phân khúc khách hàng là những công ty, tập đoàn kinh doanh xuất nhập khẩu lương thực thực phẩm của hai thị trường Singapore và Indonesia.

Đối với khách hàng mục tiêu này, điều họ quan tâm tham gia và kinh doanh xuất nhập khẩu là yếu tố chính trị và môi trường xã hội, nhất là đối với những doanh nghiệp Singapore. Do đó, những thị trường xuất khẩu chủ yếu của Singapore là những thị trường truyền thống hoặc là những thị trường được giới thiệu bởi các đối tác tin cậy. Mong muốn chung của các khách hàng này là có thể nhanh chóng tìm được những thông tin chính xác về sản phẩm – dịch vụ, thị trường, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua Internet, các phương tiện truyền thông khác.

Một phần của tài liệu ứng dụng thương mại điện tử vào việc quảng bá thương hiệu cho ngành hàng gạo xuất khẩu.doc (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w