trị trên 5 triệu USD. Thanh toán 26 món L/C nhập khẩu trị giá 11,8 triệu USD. Thông báo 27 L/C xuất khẩu giá trị hơn 438 triệu USD. Thanh toán 18 bộ L/C chứng từ xuất khẩu trị giá 837 ngàn USD. Thông báo 46 món nhờ thu đến với tổng giá trị trên 1.398 ngàn USD. Thanh toán 42 món nhờ thu đến với tổng số tiền là 1.296 ngàn USD.
Công tác phát hành bảo lãnh cũng được phát triển rất mạnh, đây là dịch vụ mang lại nguồn thu phí dịch vụ rất lớn. Tổng số bảo lãnh phát hành năm mang lại nguồn thu phí dịch vụ rất lớn. Tổng số bảo lãnh phát hành năm 2008 là 450 món tương đương với số tiền là 111,6 tỷ đồng, số món tăng 63% và giá trị tăng 13% so với năm 2007. Toàn bộ số dư bảo lãnh trên đều nằm trong tầm kiểm soát của NH. Trong năm 2008 không có trường hợp nào NH phải thực hiện nghĩa vụ trả thay. Tổng thu phí dịch vụ của hoạt động tài trợ Thương mại đạt 1,4 tỷ đồng bằng 213% so với năm 2007.
Bảng 2.5. Tình hình kinh doanh đối ngoại của chi nhánh NHCT Thanh Xuân Thanh Xuân
Đơn vị: 1000 USDNăm Năm
Chỉ tiêu
2005 2006 2007 2008
Kinh doanh đối ngoại
- Doanh số mua bán ngoại tệ- Doanh số chi trả kiều hối - Doanh số chi trả kiều hối - - Doanh số tín dụng chứng từ - Doanh số nhờ thu 110.365 267.356 537.876 14.749 122.718 183.606 316.737 24.864 45.000 17.868 8.450 32.107 64.400 1.215 11.283 3.686,25
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHCT Thanh Xuân các năm)Hoạt động kinh doanh đối ngoại thời gian qua gặp nhiều khó khăn nguyên Hoạt động kinh doanh đối ngoại thời gian qua gặp nhiều khó khăn nguyên do tỷ giá đồng USD giảm giá mạnh, cạnh tranh giữa các NH càng gay gắt, hoạt động kinh doanh ngoại tệ tập trung vào mục đích là giữ vững, củng cố quan hệ kinh doanh giữa NH và khách hàng, phục vụ cho tăng trưởng dư nợ và hiệu quả chung của Chi nhánh. Doanh số mua ngoại tệ năm 2008 đạt 64 400 000 USD tăng so với cùng kỳ năm 2006 là 19,4 triệu USD tương ứng với tốc độ tăng 43%. Lãi mua bán ngoại tệ trong năm qua đạt trên 860 triệu đồng.
2.2. Thực trạng áp dụng các phương pháp chủ yếu trong thẩm định tài chính dự án tại Chi nhánh NHCT Thanh Xuân thời gian qua. chính dự án tại Chi nhánh NHCT Thanh Xuân thời gian qua.
2.2.1. Quy trình thẩm định dự án đầu tư
Sơ đồ 2.2. Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh NHCT Thanh Xuân Thanh Xuân
Quy trình thẩm định được tiến hành trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ của khách hàng đối với những dự án vay vốn ngắn hạn và không quá 30 ngày với những dự án vay vốn trung và dài hạn.
2.2.2. Nội dung và các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong thẩm định tài chính dự án đầu tư mà Chi nhánh NHCT Thanh Xuân đã sử dụng.
Công tác thẩm định tài chính DAĐT đã được Chi nhánh tổ chức xem xét đánh giá một cách khách quan, khoa học và toàn diện các nội dung cơ bản có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thực hiện và hiệu quả của dự án để từ đó ra quyết định tài trợ vốn cho dự án. Đây là một quá trình kiểm tra đánh giá các nội dung cơ bản của dự án một cách độc lập, tách biệt với quá trình soạn thảo dự án. Công tác thẩm định tài chính DAĐT tạo cơ sở vững chắc cho hoạt động đầu tư có hiệu quả. Các kết luận rút ra từ quá trình thẩm định là cơ sở để Chi nhánh ra quyết định đầu tư hay không, cho phép tài trợ cho dự án.
2.2.2.1. Mục đích cho công tác thẩm định tài chính DAĐT mà Chi nhánh đã đưa ra.
Mục đích của thẩm định tài chính DAĐT nhằm lựa chọn được những dự án có tính khả thi cao, đem lại lợi nhuận cho chủ đầu tư cũng như NH cho vay vốn. Bởi vậy, mục đích cụ thể mà Chi nhánh đặt ra cho công tác thẩm định tài chính DAĐT là:
- Đánh giá tính hiệu quả của dự án: hiệu quả của dự án được xem xét trên phương diện là hiệu quả tài chính.
- Đánh giá khả năng thực hiện của dự án: Đây là mục đích hết sức quan trọng trong quá trình thẩm định. Một dự án hợp lý và hiệu quả cần phải có khả năng thực hiện.
2.2.2.2. Yêu cầu về công tác thẩm định tài chính DAĐT tại Chi nhánh
Yêu cầu chung mà Chi nhánh đặt ra cho các CBTD để công tác thẩm định tài chính DAĐT đạt chất lượng tốt như sau:
- Các CBTD phải nắm vững chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nướ, của ngành, của địa phương và các quy chế, luật pháp về quản lý kinh tế, quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành của Nhà nước.
- Hiểu biết về bối cảnh, điều kiện và đặc điểm cụ thể của dự án, tình hình và trình độ kinh tế chung của địa phương, đất nước và thế giới. Nắm vững tình hình SXKD, các số liệu tài chính của DN, các quan hệ tài chính - kinh tế tín dụng của DN (hoặc của chủ đầu tư khác), với NH và ngân sách Nhà nước.
- Biết khai thác số liệu trong báo cáo tài chính của DN (hoặc chủ đầu tư), các thông tin về giá cả, thị trường để phân tích hoạt động chung của DN, từ đó có thêm căn cứ vững chắc để quyết định cho vay vốn.
- Biết xác định và kiểm tra được các chỉ tiêu kinh tế quan trọng của dự án, đồng thời thường xuyên thu thập, đúc kết, xây dựng các chỉ tiêu định mức kinh tế tổng hợp trong và ngoài nước để phục vụ cho công tác thẩm định tài chính DAĐT.
- Đánh giá khách quan, khoa học và toàn diện nội dung tài chính của dự án, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn, các chuyên gia trong và ngoài ngành có liên quan ở trong và ngoài nước.
- Thẩm định kịp thời, tham gia ý kiến ngay từ khi nhận được hồ sơ.
- Thường xuyên hoàn thiện quy trình thẩm định, phối hợp và phát huy được trí tuệ tập thể. 2.2.2.3. Nội dung thẩm định tài chính DAĐT tại Chi nhánh
* Kiểm tra mức độ hợp lý của tổng vốn đầu tư và tiến độ bỏ vốn: