Yêu cầu đối với công tác thẩm định nói chung và thẩm định tài chính dự án đầu tư cho vay vốn tại Chi nhánh NHCT Thanh Xuân trong bối cảnh

Một phần của tài liệu Các phương pháp chủ yếu được áp dụng trong thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Thanh Xuân. Thực trạng và một số ý kiến đề xuất.doc (Trang 97 - 98)

- Lợi nhuận từ thu ngoại bản g: Đạt trên 37 tỷ đồng

3.1.3.Yêu cầu đối với công tác thẩm định nói chung và thẩm định tài chính dự án đầu tư cho vay vốn tại Chi nhánh NHCT Thanh Xuân trong bối cảnh

dự án đầu tư cho vay vốn tại Chi nhánh NHCT Thanh Xuân trong bối cảnh hiện nay

3.1.3.1. Định hướng về hoạt động tín dụng

- Phấn đấu đạt mức tăng trưởng dư nợ tín dụng hàng năm từ 15 - 17% trở lên.

- Tăng tỷ lệ dư nợ tín dụng trung và dài hạn lên 10 - 12%. Hiện nay tỷ lệ này chỉ đạt 7,5%. - Mở rộng các nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh.

- Duy trì và phát triển các biện pháp huy động vốn hữu hiệu, có khả năng cạnh tranh cao, thu hút vốn nhàn rỗi của dân cư và doanh nghiệp, củng cố uy tín trong và quốc tế, tranh thủ tiếp nhận các nguồn uỷ thác.

- Hoạt động tín dụng đảm bảo: tăng trưởng - tốc độ tăng trưởng tín dụng phù hợp với tăng trưởng và nhu cầu vốn trong nền kinh tế; an toàn - tập trung vào các dự án hiệu quả, bảo vệ nguồn vốn của NH, đồng thời đảm bảo các chỉ tieu an toàn trong hoạt động; hiệu quả - lợi nhuận, NH phải đạt được mức lợi nhuận tối thiểu đề ra, lợi nhuận là thước đo đánh giá hiệu quả hoạt động của Ngân hàng.

- Phải tận dụng lợi thế của mình trong hoạt động. Do là NHTM mục tiêu trước mắt là phải tăng cường chất lượng đi đôi dần mở rộng sang cho vay dài hạn. Để tăng cường chất lượng thì cần có các giải pháp về khai thác tài sản cầm cố thế chấp, xử lý nợ khó đòi… nhằm thu hồi và bảo toàn vốn cho NH.

Để thực hiện tốt định hướng trên thì chất lượng công tác thẩm định phải nâng cao tương xướng. Muốn vậy công tác thẩm định tài chính dự án phải được chú trọng đúng mức cả về nhận thức, tổ chức thực hiện.

Kiểm soát quy mô tăng trưởng tín dụng, đảm bảo việc tăng trưởng phải thống nhất với đảm bảo chất lượng dịch vụ của NH, cơ cấu tín dụng hợp lý. Việc phát triển về quy mô cũng cần có sự cân nhắc, tránh tình trạng có thể trở thành người khồng lồ chậm chạp trong

môi trường hết sức sôi động của ngành NH. Cần phát huy thành quả hoạt động của hệ thống hiện tại: quy mô không lớn nhưng hoạt động thực sự hiệu quả.

Để các nguồn vốn đó thực sự hiệu quả thì trong thời gian tới nên có những sự điều chỉnh sao cho phù hợp hơn với xu thế phát triển của thời đại. Cụ thể là đối với nguồn vốn huy động, cần đẩy cao hơn nữa các nguồn vốn huy động dài hạn để phục vụ cho các hoạt động đầu tư, cho vay trung dài hạn, như vậy sẽ đem lại nguồn lợi nhuận lớn hơn tuy nhiên đi liền với đó là phải nâng cao được chất lượng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng để đảm bảo đem lại khoản lợi nhuận chắc chắn. Ngoài ra về cơ cấu cho vay, việc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đang ngày một phát triển, năng động hơn và trưởng thành hơn là một thực tế của nền kinh tế nước ta chính vì vậy để thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của thành phần kinh tế này cũng như tìm đến những khoản lợi nhuận mà các DN này đem lại cho NH trong tương lai nên có một cơ cấu cho vay hợp lý hơn, tăng tỷ trọng cho vay đối với các DN ngoài quốc doanh và giảm tỷ trọng đối với các DN quốc doanh sẽ là một chiến lược đúng đắn trong thời gian tới.

3.1.3.2. Yêu cầu về công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư

Để thực thi một cách hữu hiệu các giải pháp cho công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư, Chi nhánh đã đưa ra những yêu cầu sau:

- Thẩm định tài chính phải đứng trên quan điểm của người cho vay để xem xét tính khả thi, hiệu quả của dự án, nhận thức rõ lợi ích của Ngân hàng gắn bó với lợi ích của chủ dự án.

- Công tác thẩm định tài chính dự án phải được quán triệt trong toàn hệ thống. Việc thẩm định không chỉ riêng của cán bộ tín dụng mà còn của cả các bộ phận liên quan.

- Công tác thẩm định không chỉ diễn ra một lần mà thường xuyên trong các giai đoạn của quá trình vay vốn và thẩm định phải tiến hành với tất cả các dự án xin vay.

- Thẩm định tài chính dự án phải được quy trình hoá, công nghệ hoá, nhưng phải chú trọng sự phù hợp với định hướng phát triển hoạt động cho vay của chi nhánh. Quy trình này không phải bất biến mà phải đòi hỏi có sự linh hoạt trong phân tích. Tuy nhiên, trong thời gian ngắn khó có thể thực hiện ngay được điều này.

- Thẩm định tài chính dự án phải đóng vai trò quan trọng và là quyết định trong việc ra quyết định cho vay.

Một phần của tài liệu Các phương pháp chủ yếu được áp dụng trong thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Thanh Xuân. Thực trạng và một số ý kiến đề xuất.doc (Trang 97 - 98)