Khả năng trả nợ vay dài hạn (cần >1)

Một phần của tài liệu Các phương pháp chủ yếu được áp dụng trong thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Thanh Xuân. Thực trạng và một số ý kiến đề xuất.doc (Trang 59 - 62)

2.2.2.4. Các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong thẩm định tài chính DAĐT taị Chi nhánh NHCT Thanh Xuân. DAĐT taị Chi nhánh NHCT Thanh Xuân.

Một dự án đầu tư được coi là khả thi khi đảm bảo các điều kiện: số liệu đầy đủ và chính xác, đảm bảo các nguồn lực cho dự án hoạt động, đảm bảo các đủ và chính xác, đảm bảo các nguồn lực cho dự án hoạt động, đảm bảo các yêu cầu về hiệu quả và mức độ rủi ro có thể chấp nhận được. Muốn đảm bảo xác định được dự án có đáp ứng các yêu cầu trên hay không, dự án phải được thẩm định đầy đủ và chính xác, theo phương pháp thẩm định khoa học kết hợp với các kinh nghiệm quản lý thực tiễn và các nguồn thông tin đáng tin cậy. Việc thẩm định có thể tiến hành theo các phương pháp khác nhau tùy thuộc vào nội dung và yêu cầu đối với dự án đó.

Ở Chi nhánh NHCT Thanh Xuân, các CBTD chủ yếu sử dụng các phương pháp như: Phương pháp so sánh đối chiếu các chỉ tiêu, phương pháp phân pháp như: Phương pháp so sánh đối chiếu các chỉ tiêu, phương pháp phân tích độ nhạy và phương pháp triệt tiêu rủi ro để thẩm định tài chính dự án đầu tư. Cụ thể các phương pháp đó được sử dụng như sau:

* Phương pháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu

Phương pháp này khá phổ biến và đơn giản, các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của dự án được so sánh với các chỉ tiêu đã được định sẵn. Các chỉ tiêu này có thể là của các dự án đã có sẵn, có thể là đang được xây dựng, có thể là do yêu cầu của các bên có liên quan.

Đây là phương pháp thường hay được sử dụng trong thẩm định tài chính DAĐT. Nội dung này là so sánh, đối chiếu nội dung tài chính dự án với các chuẩn mực luật pháp quy định, các tiêu chuẩn, định mức kinh tế thích hợp, thông lệ trong nước và quốc tế cũng như các kinh nghiệm thực tế, phân tích, so sánh để lựa chọn phương án tối ưu. Tại Chi nhánh NHCT Thanh Xuân phương pháp so sánh được tiến hành theo một số chỉ tiêu sau đây: - Tiêu chuẩn về thiết kế, xây dựng hoặc điều kiện tài chính mà dự án có thể chấp nhận được.

- Tiêu chuẩn về công nghệ, thiết bị trong quan hệ chiến lược đầu tư công nghệ quốc gia, quốc tế.

- Tiêu chuẩn đối với loại sản phẩm của dự án mà thị trường đòi hỏi - Các chỉ tiêu tổng hợp như cơ cấu vốn đầu tư, suất đầu tư

- Các định mức về sản xuất, tiêu hao năng lượng, nguyên liệu, nhân công, tiền lương, chí phí quản lý…của ngành theo các định mức kinh tế chính thức hoặc các chỉ tiêu kế hoạch và thực tế.

Trong quá trình thẩm định, CBTD đã sử dụng những kinh nghiệm đúc kết trong quá trình thẩm định các dự án tương tự để so sánh, kiểm tra tính hợp lý, tính thực tế của các giải pháp lựa chọn (mức chi phí đầu tư, cơ cấu khoản mục chi phí, các chỉ tiêu tiêu hao nguyên vật liệu, nhiên liệu hay chi phí nói chung…)

- Các chỉ tiêu về hiệu quả đầu tư (ở mức trung bình tiên tiến)

- Phân tích so sánh lựa chọn các phương án tối ưu (địa điểm xây dựng, chọn công nghệ thiết bị, giải pháp kỹ thuật và tổ chức xây dựng…)

- Các tỷ lệ tài chính doanh nghiệp phù hợp với hướng dẫn hiện hành của Nhà nước, của ngành đối với từng loại hình doanh nghiệp.

Trong việc sử dụng phương pháp so sánh này, các CBTD đã rất lưu ý đến các chỉ tiêu dùng để tiến hành so sánh phải được vận dụng phù hợp với điều kiện và đặc điểm cụ thể của dự án và doanh nghiệp, tránh khuynh hướng so sánh máy móc cứng nhắc.

* Một số khó khăn cho việc thực hiện phương pháp so sánh, đối chiếu:

Hoạt động thẩm định nói chung và công tác thẩm định tài chính DAĐT nói riêng liên quan chặt chẽ với nhiều văn bản pháp luật như: Luật Doanh nghiệp, Luật đối với các TCTD, các Nghị định, Thông tư quy định hướng dẫn thực hiện các quy định về tín dụng…Tuy nhiên, hệ thống các văn bản này ở Việt Nam đang trong giai đoạn xây dựng và sửa đổi nên còn chồng chéo, rườm rà, đôi chỗ chưa đầy đủ gây khó khăn cho công tác thẩm định tài chính DAĐT của CBTD, của Chi nhánh.

* Phương pháp phân tích độ nhạy

Phương pháp này thường được CBTD dùng để kiểm tra tính vững chắc về hiệu quả tài chính của một dự án đầu tư khi có những tình huống bất lợi có thể xảy ra như: giá nguyên liệu đầu vào tăng, chi phí đầu tư vượt qua tổng dự toán, sản lượng thấp, khó tiêu thụ, nhu cầu thị trường giảm…Từ đó khảo sát sự thay đổi hiệu quả của dự án thông qua các chỉ tiêu như NPV, IRR, T…Căn cứ vào đó CBTD có thể kết luận được về tính vững chắc và ổn định của dự án. Các CBTD đã xây dựng việc phân tích theo bảng sau:

Phân tích độ nhạy của dự án là xem xét sự thay đổi các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án (lợi nhuận, thu nhập thuần, tỷ suất hoàn vốn nội bộ…) khi chính của dự án (lợi nhuận, thu nhập thuần, tỷ suất hoàn vốn nội bộ…) khi các yếu tố có liên quan đến chỉ tiêu đó thay đổi. Phân tích độ nhạy nhằm xem xét mức độ nhạy cảm của dự án đối với sự biến động của các yếu tố có liên quan. Hay nói một cách khác, phân tích độ nhạy nhằm xác định hiệu quả của dự án trong điều kiện biến động của các yếu tố có liên quan đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính đó. Phân tích độ nhạy của dự án giúp cho NH biết dự án nhạy cảm với các yếu tố nào hay yếu tố nào gây nên sự thay đổi nhiều nhất của chỉ tiêu hiệu quả xem xét, để từ đó có biện pháp quản lý chúng trong quá trình đầu tư. Chính vì vậy, phân tích độ nhạy là một trong các phương pháp thường được CTBD sử dụng trong thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư.

Theo phương pháp này, trước hết CBTD phải xác định được những yếu tố gây ảnh hưởng lớn đến các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án. Sau đó dự gây ảnh hưởng lớn đến các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án. Sau đó dự kiến một số tình huống bất trắc có thể xảy ra trong tương lai theo chiều hướng xấu đối với dự án như: vượt chi phí đầu tư, giá các chi phí đầu vào tăng và giá tiêu thụ sản phẩm giảm, có thay đổi về chính sách thuế theo hướng bất lợi…Đánh giá tác động của các yếu tố đó đến hiệu quả tài chính của dự án.

Mức độ sai lệch so với dự kiến của các yếu tố ảnh hưởng đến dự án trong những tình huống xấu thường được Chi nhánh chọn từ 10% đến 20% dựa những tình huống xấu thường được Chi nhánh chọn từ 10% đến 20% dựa trên cơ sở phân tích những tình huống đó đã xảy ra trong quá khứ, hiện tại và dự báo trong những năm tương lai. Nếu dự án vẫn đạt được hiệu quả kể

Yếu tố thay đổi thay đổi

Mức thay đổi Tiêu thức hiệu quả bị tác động tác động

% thay đổi của tiêu thức-20% -20%

-10%0% 0% 10% 20%

cả trong trường hợp có nhiều bất trắc phát sinh đồng thời thì đó là những dự án có độ an toàn cao. Trong trường hợp ngược lại, cần phải xem lại khả năng án có độ an toàn cao. Trong trường hợp ngược lại, cần phải xem lại khả năng xảy ra các tình huống xấu đó để đề xuất các biện pháp hữu hiệu nhằm khắc phục hay hạn chế chúng.

* Phương pháp triệt tiêu rủi ro

Vòng đời của dự án thường rất dài, trong khi đó dự án được xây dựng trên cơ sở các dữ liệu giả định cho tương lai, từ khi thực hiện dự án đến khi dự án cơ sở các dữ liệu giả định cho tương lai, từ khi thực hiện dự án đến khi dự án đi vào khai thác có thể phát sinh nhiều rủi ro ngoài ý muốn. Để đảm bảo tính vững chắc về hiệu quả của dự án, phải dự đoán một số rủi ro có thể xảy ra để có biện pháp kinh tế và hành chính thích hợp, hạn chế thấp nhất các tác động rủi ro hoặc phân tán rủi ro cho các đối tác có liên quan đến dự án.

Rủi ro thường được các CBTD chia ra để có biện pháp khắc phục cụ thể như sau: sau:

Một phần của tài liệu Các phương pháp chủ yếu được áp dụng trong thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Thanh Xuân. Thực trạng và một số ý kiến đề xuất.doc (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w