- Lợi nhuận từ thu ngoại bản g: Đạt trên 37 tỷ đồng
3.1.3.3. Một số đề xuất về phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư
Về thẩm định tổng vốn đầu tư: Ngoài nội dung thẩm định như trình bày trên cần phải có sự
tham khảo, so sánh với các dự án tương tự, với trình độ kỹ thuật, tránh tình trạng như hiện nay là chỉ dựa vào kế hoạch chủ đầu tư trình lên. Ngoài ra, vì các dự án là trung và dài hạn vì thế vốn thường bỏ ra trong nhiều năm nên NH cần phải phân tích sự biến động của tổng vốn đầu tư với tình trạng lạm phát và biến động tỷ giá.
Về thẩm định doanh thu và chi phí: Cần phải thấy rằng đây là các dữ liệu quan trọng và
đầu tiên trong việc xác định dòng tiền dự án. Sự chính xác của số liệu này phụ thuộc nhiều vào việc phân tích thị trường đầu ra, đầu vào của sản phẩm. Đặc biệt về chi phí sản xuất, các loại chi phí như chi phí quản lý DN, lãi vay vốn lưu động NH không nên mặc nhiên chấp nhận cách tính toán của DN mà cần phải có sự tính toán lại, so sánh với các dự án tương tự, cần tham khảo các dịnh mức kỹ thuật của ngành nghề kinh doanh. Với các dự án lớn việc thẩm định có những khó khăn nhất định về thẩm định thị trường đầu ra, đầu vào, thẩm định công nghệ, nếu thấy cần thiết thì NH nên thuê tư vấn thẩm định.
Việc xây dựng bảng xếp hạng tín dụng: Cần có sự tham gia đóng góp ý kiến của các cán bộ
tín dụng, các Phòng ban liên quan đặc biệt là cán bộ chủ chốt của các phòng khách hàng DN, các thành viên của Hội đồng tín dụng, phòng kiểm soát rủi ro…Ngoài ra, có thể kết hợp mời một số chuyên gia kinh tế có uy tín cùng tham gia với điều kiện mọi thông tin phải được giữ bí mật bằng việc ký các văn bản cam kết chính thức không tiết lộ thông tin ra bên ngoài.
Không ngừng hoàn thiện các chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp: Việc tính toán các
chỉ tiêu cần thực hiện cẩn thận, kĩ lưỡng, chú ý loại bỏ các khoản mục cần thiết để chỉ tiêu được chính xác hơn như loại trừ các khoản phải thu khó đòi hoặc không có khả năng thu hồi ra khỏi tử số của chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán hiện hành hay kỳ thu tiền bình quân …Việc tính toán cần được vi tính hoá, cán bộ thẩm định chỉ cần nhập các số liệu cần thiết lấy từ báo cáo tài chính của đơn vị qua các năm, máy sẽ tự tính ra hệ thống chỉ tiêu theo yêu cầu. Như thế vừa tiết kiệm thời gian lại đảm bảo chính xác, tránh những sai sót chủ quan trong tính toán thủ công của cán bộ tín dụng. Đồng thời máy tính sẽ tính ra các chỉ tiêu của từng năm và cho phép so sánh chúng một cách triệt để. Phần mềm tính chỉ tiêu tài chính có thể được liên kết với bảng xếp hạng tín dụng để tự động tính điểm cho khách hàng. Tuy nhiên, một đòi hỏi quan trọng với công tác này là sự bảo mật cao, tránh sự xâm nhập của các đối tượng khác (trong hoặc ngoài ngân hàng nhưng không có thẩm quyền, trách nhiệm phân tích tài chính khách hàng) để lấy cắp hoặc sửa chữa thông tin với ý đồ không tốt, làm sai lệch kết quả đánh giá tài chính khách hàng.
Chi nhánh cần đưa thêm một số chỉ tiêu để thẩm định tài chính DAĐT như Giá trị tương lai rong (NFV), Chỉ số doanh lợi (PI), Tỷ lệ nội hoàn có điều chỉnh (MIRR)…
Lựa chọn phương pháp thẩm định hợp lý: Ngân hàng phải luôn có sự vận dụng linh hoạt
các phương pháp cũ đã được kiểm chứng, không được hấp tấp trong việc áp dụng các phương pháp thẩm định mới, hiện đại của các NH hiện đại trong nước và trên thế giới, vì rủi ro xảy đến là rất lớn, vì các phương pháp đó chưa được kiểm chứng cụ thể. Nếu có chỉ là mang tính học hỏi, tham khảo đến lúc nó được sử dụng rộng rãi thì mới chắc chắn. Vấn đề là lựa chọn những phương pháp nào và có sự vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của Chi nhánh ra sao, lựa chọn những chỉ tiêu nào, coi trọng chỉ tiêu nào hơn. Trong công tác thẩm định tài chính DAĐT chú trọng nhất là hai phương pháp phân tích độ nhạy và triệt tiêu rủi ro vì hai phương pháp này đem lại độ chính xác cao và có thể khắc phục được những nhược điểm của nhau.
Việc sử dụng chỉ tiêu để đánh giá tài chính: NH nên coi trọng hơn các chỉ tiêu liên quan có tính đến giá trị thời gian của tiền như NPV, IRR…Đối với các khía cạnh khác như khía cạnh pháp lý, khía cạnh thị trường, kỹ thuật…phải biết vận dụng linh hoạt các phương pháp còn lại để đạt được kết quả thẩm định tốt nhất.
* Về quy định trong việc tính toán dòng tiền hiện nay là:
- Tính thuế thu nhập doanh nghiệp, nếu năm trước thua lỗ thì phần thua lỗ năm trước phải được cộng vào LNTT của năm nay để tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Xử lý các khoản thu hồi: các khoản thu hồi từ dự án , nếu các máy móc đã khấu hao hết thì chuyển toàn bộ giá trị đó vào LNTT để tính thuế TNDN. Còn nếu chưa khấu hao hết thì tách ra 2 phần, một phần khấu hao chuyển vào LNST còn phần còn lại chuyển vào LNTT. Riêng khoản thu hồi tài sản lưu động ròng thì chuyển toàn bộ vào LNST để tính dòng tiền dự án.
- Với các dự án thành lập mới cần lưu ý các văn bản của nhà nước về khuyến khích doanh nghiệp vừa và nhỏ: miễn thuế 2 năm đầu, giảm thuế một vài năm tiếp theo. Còn nếu không phải là dự án thành lập mới thì tính thuế như bình thường từ năm đầu, cần chú ý các lĩnh vực, khu vực được miễn giảm thuế.
* Về phân tích độ nhạy của dự án với trình độ cũng như khả năng cho phép của chi nhánh thì chỉ dừng lại ở phân tích tình huống như sau:
- Xác định một số trường hợp xảy ra: tốt nhất, xấu nhất, xảy ra nhiều nhất. Mỗi trường hợp gắn với một xác suất xảy ra.
- Với mỗi phương án cần tính toán lại các chỉ tiêu tài chính quan trọng: NPV, IRR. - Từ đó so sánh và rút ra kết luận về các khả năng xảy ra của các chỉ tiêu này.