- Thuế trước bạ 500.000 0.16%
- Chi phí dự phòng 2.280.687 0.74%
Cơ cấu vốn đầu tư
Tổng vốn đầu tư 318.290.127 100%
Trong đó: + Vốn tự có 60.638.127 19.00%
+ Vốn vay quỹ HTPT 202.147.000 63.53% Đã có HĐTD
+ Vốn vay NHQĐ 55.405.000 17.47%
(Trích từ: Tờ trình thẩm định dự án đóng tàu 22.500DWT)
Cơ cấu nguồn vốn tham gia vào dự án là hợp lý.
1.3- Thị trường sản phẩm của dự án:
1.3.1 Tổng quan về hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam từ năm 1995 đến nay và dự báo đến năm 2010
- Hoạt động xuất khẩu đã có sự đa dạng về mặt hàng xuất khẩu. Ngoài một số các sản phẩm xuất khẩu chủ lực như dầu thô, than đá, cà phê, gạo, dệt may, thuỷ sản thì một số sản phẩm mới nổi trong năm 2003 và 2004 như phụ tùng xe đạp, linh kiện điện tử, đồ thủ công mỹ nghệ… Nhưng nói chung, các sản phẩm truyền thống vẫn luôn chiếm tỷ trọng lớn.
- Hoạt động nhập khẩu vẫn tiếp tục tăng cao với những mặt hàng mà Việt Nam không có khả năng sản xuất để phục vụ cho phân tích kinh tế : xăng dầu, máy móc thiết bị, sắt thép… đây là những mặt hàng luôn chiếm tỷ nhập khẩu cao trong nhiều năm.
- Kim ngạch xuất nhập khẩu: diễn biến của kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam ít chịu ảnh hưởng của tình hình thương mại toàn cầu những vẫn phản ánh chính xác xu hướng thương mại toàn cầu trên các chỉ tiêu kinh tế và tăng trưởng trong quá khứ và tương lai.
Việt Nam đang ngày càng nhập siêu đối với các loại hàng hoá tiêu dung, thiết bị và các sản phẩm công nghiệp nhằm phục vụ cho sự phát triển kinh tế. Sự tăng trưởng xuất nhập khẩu là một trong những chỉ tiêu chính đóng góp vào tăng trưởng kinh tế mạnh trong các năm từ 2001 đến 2004.
- Xu hướng kim ngạch xuất nhập khẩu đến 2010: theo định hướng chiến lược phát triển xuất nhập khẩu theo hai phương án:
+ Phương án 1: có tính chất đột biến được xây dựng trên cơ sở có thêm các mặt hàng xuất khẩu lớn, mở rộng thị trường, trong đó các thị trường Mỹ, gia nhập WTO, thu hút vốn ĐTNN… Theo đó, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ bình quân là 15%/năm vào năm 2005 và 62,7 tỷ USD vào năm 2010, tức gấp hơn 4 lần năm 2000. Nhập khẩu hàng hoá tăng 14%/năm, nhập khẩu dịch vụ tăng 11%/năm, với tổng kim ngạch từ 15,7 tỷ USD (năm2000) lên 31,2 tỷ USD (năm2005) và 57,14% tỷ USD (năm2010).
+ Phương án 2: Tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ bình quân 13%/năm từ 15 tỷ USD lên 29,7 tỷ USD (năm 2005) và 52,6 tỷ USD (năm 2010), tức tăng 3,4 lần năm 2000. Nhập khẩu hàng hoá tăng 12%/năm, nhập khẩu dịch vụ tăng 9%/năm, với tổng kim ngạch từ 15,7 tỷ USD lên 28,6 tỷ USD (năm2005) và 45 tỷ USD (năm 2010). Theo phương án này, đến năm 2002 sẽ cần bằng xuất nhập khẩu và xuất siêu tăng dần đến năm 2010 đạt 4,7 tỷ USD.
1.3.2 - Tổng quan về thị trường biển
- Các loại hàng hoá vận chuyển bằng đường biển :
+ Các mặt hàng nông sản : lúa mì, gạo, thức ăn gia súc, đường, thực phẩm đông lạnh, dầu ăn, phân bón
+ Các mặt hàng kim khí : phôi thép, than đá, quặng sắt, các sản phẩm thép… + Các mặt hàng lâm sản: gỗ, giấy và các sản phẩm liên quan tới gỗ khác
+ Các nguyên liệu công nghiệp khác: xi măng, muối, thạch cao, cát công nghiệp, hoá chất…
+ Các sản phẩm công nghiệp khác: hàng dệt may, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, hàng hoá tiêu dùng.
1.3.3 - Thị trường cho thuê tàu biển và giá cước vận tải quốc tế:
Theo purchasing.com và Baltic Exchange Index ( chỉ số đánh giá giá thuê và giá cước vận chuyển hàng hoá của các loại tàu trên thế giới) thì giá cước vận tải và cho thuê tàu đã đạt tới điểm thấp nhất trong năm vào giữa tháng 5. Giá cước vận chuyển của thị trường Hàng Hải thường giảm sút mạnh vào mùa hè và tăng mạnh vào cuối năm do nó biến động theo mùa.
Cũng theo đánh giá trên thì thời điểm hiện nay mang tính chất tạm thời tổng lượng cung khả năng vận tải vượt quá nhu cầu vận tải nhưng xét về tổng thể nhu cầu vận tải biển vẫn không có nhiều biến động mạnh. Giá cước vận tải, giá cho thuê tầu biển đang làm cho các chủ đầu tư mạnh hơn vào việc đóng tàu và cung cấp năng lực vận tải nhiều hơn. Việc đưa thêm các tàu vào thị trường sẽ gây ra áp lực làm cho giá cho thuê và giá cước vận tải sẽ giảm trong thời gian tới.
Việc giá dầu tăng cao và chưa có dấu hiệu giảm giá cũng sẽ làm cho chi phí quản lý và các chi phí vận hành kinh doanh vận tải tầu biển, điều này cũng sẽ làm tăng giá cước và giá cho thuê tàu biển trên thị trường.
- Thị trường vận tải đường biển Việt Nam: + Các đội tàu biển Việt Nam: bao gồm:
o Công ty vận tải Biển Việt Nam (Vosco)
o Công ty vận tải và cho thuê tàu biển Việt Nam (Vitrancharts)
o Liên doanh vận tải tàu biển Việt Pháp (Germatrans) + Tuyến vận tải và sản phẩm vận tải
Hàng hoá chủ yếu được vận tải trên các tuyến: Việt Nam- Đông bắc Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản…) với các sản phẩm như than đá, gạo, phôi thép, sắt vụn, máy móc thiết bị. Hoặc tuyến Việt Nam- Trung Đông- châu Phi, đây là tuyến chở gạo từ Việt Nam cho các thị trường này và nhập khẩu phân bón, sắt thép về Việt Nam. Ngoài ra còn có tuyến cố định chở hàng container như Sài Gòn – Singapore; Hải Phòng- Sài Gòn, Sài Gòn- Băng cốc…
Như vậy, thị trường vận tải biển hàng khô, hàng rời tính đa dạng không cao, các sản phẩm vận tải đơn điệu, tập trung vào một số mặt hàng truyền thống của Việt Nam. Giá và hiệu quả tài chính của phương án cho thuê phụ thuộc rất lớn vào thị trường vận tải biển và thị trường cho thuê tàu biển quốc tế.
+ Sản lượng nhập khẩu một số sản phẩm lớn giai đoạn từ 1998- 2004 như sau:
Bảng 12a: Sản lượng nhập khẩu một số sản phẩm lớn
Đơn vị tính: 1.000 tấn
Loại hàng hoá Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004
Sắt, thép 2.845,0 3.870 4.946 4.574 5.055
Phân bón 3.971.3 3.288 3.820 4.119 4.041
Clinke 214,5 1.498 3.500 4.079 -
(Trích từ: Tờ trình thẩm định dự án đóng tàu 22.500DWT)
Tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn này của sắt thép là 120%/năm; phân bón là 103%; clinke là 234%/năm. Tốc độ trên đã chỉ rõ xu hướng nhập khẩu các loại hàng khô trong giai đoạn: nhu cầu nguyên vật liệu để sản xuất và phục vụ hoạt động xây dựng cơ bản rất lớn của Việt Nam trong khi khả năng của các nhà sản xuất trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế.
+ Sản lượng xuất khẩu một số mặt hàng khô, hàng rời lớn giai đoạn tử 2001-2005:
Bảng 12b: Sản lượng nhập khẩu một số mặt hàng khô, rời
(Đơn vị : 1000 tấn) Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Gạo 3.476 3.241 3.813 4.055 4.000
Cà phê 733 718,6 749 905 850
Than đá 3.251 4.290 7.246 10.637 12.000
(Trích từ: Tờ trình thẩm định dự án đóng tàu 22.500DWT)
Trong thời gian tời, nhu cầu xuất nhập khẩu hàng khô rời vẫn tiếp tục tập trung vào những mặt hàng có khối lượng xuất nhập khẩu lớn như : gạo, sắt thép, than đá, phân bón, clinke… hầu hết các sản phẩm này được vận chuyển bằng đường biển và đang được bảo hộ của Nhà nước trong việc ưu tiên vận chuyển hàng rời hàng khô phục vụ phát triển kinh tế xã hội.
Như vậy, có thể nhận thấy, thị trường vận tải hàng khô, hàng rời là có triển vọng.
1.4 - Khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào của dự án:
Có hai yếu tố đầu vào quan trọng nhất trong quá trình khai thác tàu là:
- Nhiên liệu, dầu nhờn, nước ngọt : các yếu tố này đều có thể mua khá dễ dàng trên thị trường.
- Sỹ quan, thuyền viên : Tổng công ty có thể tuyển khá dễ dàng từ trường đại học Hàng Hải và các trung tâm huấn luyện thuyền viên.
Các yếu tố đầu vào của dự án để dự án hoạt động khá thuận lợi, tuy nhiên nhiên liệu thường xuyên biến động về giá cả và ảnh hưởng rất lớn đến chi phí hoạt động của dự án này. Tổng công ty phải thường xuyên dự báo tình hình giá nhiên liệu để lựa chọn phương án khai thác tàu hợp lý.
1.5 – Các nội dung về phương diện kỹ thuật của dự án:
1.5.1- Các thông số cơ bản của tàu: - Trọng tải: 22.500DWT
- Dung tích đăng ký + GR : 12.560 tấn + NT : 6.058 tấn
- Nắp hầm hàng : kiểu kín nước, loại Mac Greegore
- Tốc độ khai thác: + Chạy đầy hàng: 13,5 Knots (85% MRC) + Chạy Balast : 14,5 Knots (85% MCR) - LOA : 153,2 M