ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XIN VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư xin vay vốn tại Ngân hàng TMCP Quân Đội.docx (Trang 61 - 66)

TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI.

3.1 - Những kết quả đạt được:

- Về phương pháp thẩm định:

Quá trình thẩm định tại Ngân hàng TMCP Quân Đội, các cán bộ thẩm định đã sử dụng nhiều phương pháp thẩm định cần thiết như : phương pháp trình tự, phương pháp so sánh, phương pháp dự báo… và có sự sử dụng kết hợp các phương pháp thẩm định với nhau. Các phương pháp mà cán bộ thẩm định của Ngân hàng TMCP Quân Đội sử dụng phần nào đã phản ánh được kết quả của công tác thẩm định.

- Về nội dung thẩm định:

Có thể nhận thấy rằng, các cán bộ thẩm định đã thẩm định trên nhiều nội dung theo đúng yêu cầu của công tác thẩm định. Và các nhận định mà các cán bộ rút ra từ các nội dung thẩm định đều có mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau trong việc ra quyết định đầu tư cuối cùng.

Trong các báo cáo thẩm định thì nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp và nội dung phân tích hiệu quả tài chính dự án được thẩm định rất kỹ. Vì các nhận xét rút ra từ những nội dung này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các quyết định cho vay và các điều kiện cho vay…

Cũng có thể nhận ra một điều nữa là các nội dung được phân tích trên nhiều khía cạnh; và Ngân hàng luôn đánh giá khách hàng trên quan điểm là người cho vay. Vậy nên Ngân hàng luôn chú trọng vào các khả năng tài chính của doanh nghiệp, khả năng sinh lời của dự án, khả năng hoàn trả vốn vay, thời gian trả nợ vốn vay.

- Về quy trình thẩm định:

Quy trình thẩm định mà các cán bộ thẩm định hiện đang áp dụng là quy trình do Ngân hàng thiết lập bằng văn bản hướng dẫn. Các cán bộ thẩm định dựa trên văn bản hướng dẫn này đã thực hiện đầy đủ các khâu của quy trình, từ khâu tiếp nhận hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính hợp lệ và tiền hành thẩm định.

Với những dự án có quy mô lớn, quan trọng thì không những chỉ có phân tích đánh giá một lần, mà sau lần thẩm định thứ nhất các cán bộ thẩm định trình báo cáo thẩm định lên ban giám đốc để xem xét và cho thực hiện tái thẩm định lại toàn bộ nội dung đã thẩm định trước đó trước khi ra quyết định.

Về mặt thời gian thẩm định, Ngân hàng luôn đạt được đúng yêu cầu, đảm bảo đúng thời hạn, nhanh chóng trả lời cho các khách hàng giúp cho các nhà đầu tư không bị bỏ lỡ cơ hội đầu tư của mình.

- Về nhân sự và trang thiết bị:

Đội ngũ nhân sự phục vụ cho công tác thẩm định hiện tại của Ngân hàng là một đội ngũ những cán bộ trẻ trung, nhanh nhẹn trong công việc. Họ hầu hết là những người vừa tốt nghiệp đại học, có tinh thần làm việc cao, năng động và sang tạo trong công việc. Hàng năm, các cán bộ thẩm định thường xuyên được tham gia vào những khoá học, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ thẩm định.

Với một Ngân hàng trẻ trung như Ngân hàng Quân đội, là một điểm đến hợp lý cho các khách hàng cần vay vốn để đầu tư. Các loại dự án mà Ngân hàng tiếp nhận thuộc rất nhiều lĩnh vực như: khách sạn du lịch, giao thông, đóng tàu vận tải biển, kho tang bến

bãi, cao ốc văn phòng… Do vậy để đáp ứng được công tác thẩm định có hiệu quả và đạt yêu cầu về thời gian, thì các cán bộ thẩm định được chia thành từng nhóm và chịu trách nhiệm một số lĩnh vực xác định. Việc chuyên môn hoá này đã cho thấy được hiệu quả trong công việc.

Với một đội ngũ nhân sự trẻ trung, năng động như vậy và được trạng bị các trang thiết bị khá đầy đủ và tiện lợi như: hệ thống máy tính được nối mạng internet riêng cho mỗi cán bộ để tiện lợi trong việc thu thập và tìm kiếm thông tin phục vụ cho công tác thẩm định; các phương tiện thông tin liên lạc để tiện lợi trong việc thông tin với khách hàng… Thêm vào đó là một môi trường làm việc thuận lợi, thoải mái làm cho hiệu quả công việc là rất cao.

3.2 - Những mặt tồn tại và nguyên nhân:3.2.1 - Những mặt tồn tại: 3.2.1 - Những mặt tồn tại:

Ngoài những ưu điểm nổi bật nêu trên, thì công tác thẩm định tại Ngân hàng TMCP Quân đội cũng còn những tồn tại hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới.

+ Về công tác thu thập thông tin:

Để công tác phân tích, thẩm định dự án đạt được hiệu quả và chính xác để đưa ra các quyết định đầu tư thì công tác thu thập thông tin là rất quan trọng. Tuy nhiên công tác này được thực hiện chưa thật tốt tại Ngân hàng. Việc thu thập thông tin của các cán bộ vẫn chủ yếu dựa trên các nguồn thông tin cơ bản mà khách hàng cung cấp. Nhưng một sự thật còn tồn tại là nguồn thông tin này thường chưa qua quá trình kiểm tra, kiểm toán của cơ quan có thẩm quyền; do vậy nó rất thiếu độ tin cậy. Những thông tin mà Ngân hàng thu thập được chỉ mới dừng lại ở việc xem xét doanh nghiệp và tìm kiếm trong sổ sách giao dịch hoặc ở trung tâm CIC của Ngân hàng Nhà nước. Do vậy nguồn thông tin về các nội dung như thị trường tiêu thụ, thị trường đầu vào, các tác động môi trường là thiếu hụt; dẫn đến việc đánh giá thị trường còn mang tính hình thức, thiếu cơ sở tin cậy.

Một nguồn thông tin khác mà các cán bộ cũng thường hay khai thác là khai thác thông tin trên mạng internet hoặc số liệu thống kê của các cơ quan bộ trung ương. Tuy nhiên những nguồn thông tin này vẫn còn tồn tại những hạn chế. thông tin mà cán bộ thu thập được trên internet đa phần là chưa có cơ quan nào đứng ra đánh giá, xác nhận là

chính xác, cho nên nó có độ tin cậy không cao, không chính xác. Còn nguồn số liệu thống kê về thị trường đầu vào và đầu ra của dự án thường là chưa được cập nhật nên tính hữu dụng là không cao.

+ Về nội dung, phương pháp, quy trình thẩm định:

Đây là ba vấn đề cơ bản và cốt lõi của công tác thẩm định. Giữa chúng có môi liên hệ mật thiết, ràng buộc với nhau. Việc sử dụng phương pháp thẩm định hợp lý, và tuân thủ theo một quy trình thẩm định chặt chẽ thì nội dung thẩm định dự án mới cho kết quả chính xác và có độ tin cậy cao.

Tuy vậy, việc áp dụng điều này tại Ngân hàng TMCP Quân đội còn tồn tại một số vấn để sau:

• Mặc dù các cán bộ thẩm định đã tuân thủ theo văn bản hướng dẫn quy trình thẩm định, tuy nhiên họ thường chú ý đến phần phân tích, đánh giá tài chính doanh nghiệp và hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư mà ít chú ý đến phần đánh giá kỹ thuật. Nội dung kỹ thuật là rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến kết qua vận hành dự án sau, kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sau này. Tuy nhiên cán bộ thẩm định chỉ dừng lại ở mức độ đánh giá các yếu tố kỹ thuật dựa trên cơ sở báo cáo do khách hàng cung cấp, và có tham khảo thêm ý kiến của một số chuyên gia. Nhưng như vậy vẫn là chưa đủ để có những đánh giá sâu sắc. Đây là một vấn đề khá nan giải đối với Ngân hàng, nó không thể khắc phục được trong một sớm một chiều.

• Phân tích độ nhạy là vấn đề hết sức quan trọng đối với phân tích dự án, nhằm xác định những biến cố có thể xảy ra đối với quá trình hoạt động của dự án sau này. Có lường trước được càng nhiều rủi ro có khả năng tác động tới dự án thì dự án mới có khả thi được. Nếu một dự án chưa thực hiện đầu đủ bước phân tích này thì các chỉ tiêu hiệu quả sẽ không phản ánh được hết các rủi ro xảy đến với dự án. Các cán bộ thẩm định tại Ngân hàng đã không để ý đến vấn đề này đối với một số dự án nhỏ, đơn giản. Phần phân tích này ít được các cán bộ quan tâm, và khi phân tích thường không xét hết các biến cố có thể xảy ra, ảnh hưởng đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính. Thực sự đây chính là một phương pháp rất khó để tính hết được các rủi ro có thể xảy ra, và cho dù có xét đến thì

cũng rất khó để lượng hoá chúng. Một vấn đề còn tồn tại không chỉ của riêng Ngân hàng Quân đội, mà là của cả hệ thống ngân hàng chúng ta.

• Việc thiếu các tiêu chuẩn định mức để so sánh nhiều lúc làm cho việc đánh giá các chỉ tiêu tài chính thiếu cơ sở tin cậy. Đối với những cán bọ có kinh nghiệm thì còn có thể đem so sánh với các dự án khác để đánh giá được là tốt hay xấu, độ tin cậy có thể chấp nhận được. Nhưng với những cán bộ ít kinh nghiệm thì là vấn đề rất khó khăn và đôi khi ảnh hưởng tới quyết định đầu tư. Do vậy, việc nghiên cứu đưa ra các chỉ tiêu, định mức tài chính là rất cần thiết cho công tác thẩm định của Ngân hàng.

• Do đặc điểm của Ngân hàng là kinh doanh tiền tệ, thế nên khi phân tích, đánh giá Ngân hàng phải đứng trên góc độ là người cho vay. Vì vậy, vấn đề quan tâm của Ngân hàng là đánh giá cao khả năng hoàn vốn nhanh, thời gian trả nợ là ngắn nhất. Với một số dự án, Ngân hàng chỉ thẩm định ở các năm có nghĩa vụ trả nợ, còn những năm còn lại thì không thẩm định kỹ càng. Tuy nhiên Ngân hàng nên cố gắng giúp đỡ các doanh nghiệp, hỗ trợ các doanh nghiệp bằng cách cho vay với lãi suất và thời gian phù hợp. Vì nếu doanh nghiệp làm ăn có lãi thì Ngân hàng cũng sẽ được hưởng lợi là giảm thiểu được rủi ro khi cho vay, đồng thời tạo lập được mối quan hệ tốt với các doanh nghiệp, tạo nên uy tín của Ngân hàng.

+ Về đội ngũ nhân sự :

Qua quá trình thực tế tại Ngân hàng TMCP Quân đội trong thời gian qua, tôi nhận thấy rằng đội ngũ nhân viên phục vụ công tác thẩm định có tuổi đời còn khá trẻ, họ rất năng động, sáng tạo, tận tình với công việc. Tuy nhiên, họ lại chưa có được nhiều kinh nghiệm trong một công tác khó khăn, phức tạp như công tác thẩm định dự án đầu tư. Do vậy, đôi khi các dự án mà họ phân tích, đánh giá chưa thực sự chính xác và hiệu quả.

Một vấn đề nữa là với tốc độ phát triển kinh tế như hiện nay, nhu cầu khách hàng vay vốn để đầu tư vào các dự án là rất lớn, số lượng dự án mà Ngân hàng tiếp nhận là rất nhiều.Thế nhưng đội ngũ nhân sự của phòng QLDA là khá mỏng, chỉ với một cán bộ trưởng phòng và 9 cán bộ thẩm định. Vậy nên, với số lượng dự án tiếp nhận càng ngày

càng lớn, để đáp ứng về yêu cầu tiến độ thì chất lượng, tính chính xác của những báo cáo thẩm định là không cao.

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, và trong xu hướng mà nền kinh tế nước ta đang tham gia một cách tích cực vào WTO thì các hoạt động kinh tế sẽ diễn ra một cách sôi động, đan xen lẫn nhau, ngày càng phức tạp hơn rất nhiều. Chính vì vậy, công tác thẩm định dự án đầu tư là rất khó khăn và đòi hỏi yêu cầu càng lúc càng cao. Những gì mà công tác thẩm định tại Ngân hàng TMCP Quân Đội đã đạt được trong thời gian qua là rất đáng ghi nhận và được đánh giá cao. Tuy nhiên, với những hạn chế đang tồn tại thì đòi hỏi Ngân hàng phải có những biện pháp khắc phục thật thiết thực và hiệu quả nhất. Điều này sẽ giúp Ngân hàng tồn tại và phát triển đi lên một cách vững vàng, an toàn và hiệu quả, trở thành một trong những Ngân hàng cổ phần lớn mạnh của nước ta cũng như vươn ra thị trường thế giới.

3.2.2 - Một số nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Quân đội. đầu tư tại Ngân hàng TMCP Quân đội.

Những hạn chế còn tồn tại trong công tác thẩm định tại Ngân hàng như đã phân tích ở trên được xuất phát từ những nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp khác nhau như : những nguyên nhân từ chính bản thân Ngân hàng, từ các nhân tố khách quan khác… Ngân hàng cần phải tìm hiểu cặn kẽ những nguyên nhân này để từ đó có những yêu sách hợp lý nhằm khắc phục những hạn chế nêu trên.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư xin vay vốn tại Ngân hàng TMCP Quân Đội.docx (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w